Việt Nam nêu ba yếu tố cân bằng trong phát triển ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Khánh Minh |

Tham dự Diễn đàn Bộ trưởng giữa Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Stockholm, Thụy Điển, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh ba yếu tố “cân bằng” cần được bảo đảm, từ kinh nghiệm phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Hợp tác, phối hợp và kết nối

Phát biểu tại diễn đàn được tổ chức cuối tuần qua, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhận định, kinh tế toàn cầu đang ở thời điểm chuyển đổi then chốt, từ tăng trưởng dựa trên số lượng sang tăng trưởng chất lượng, từ nền kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên sang nền kinh tế tri thức.

Trong quá trình hợp tác chuyển đổi và cùng đối phó với các thách thức toàn cầu, với ba từ khóa “Hợp tác, Phối hợp và Kết nối”, các nước cần có cách tiếp cận phù hợp nhằm vượt qua khác biệt, đáp ứng nhu cầu của các bên, tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế của Việt Nam, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh ba yếu tố “cân bằng” cần được bảo đảm.

Thứ nhất, cân bằng giữa nghĩa vụ và năng lực; theo đó, mục tiêu chung chỉ có thể đạt được khi các biện pháp thực thi được điều chỉnh phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của các quốc gia.

Thứ hai, cân bằng giữa tự chủ, tự cường và mở cửa, hội nhập, liên kết kinh tế. Các chính sách công nghiệp trong nước không được gia tăng bảo hộ và đóng cửa thị trường, mà cần tạo thêm cơ hội tái cấu trúc, đổi mới chuỗi cung ứng khu vực.

Thứ ba, cân bằng giữa chuyển đổi và ổn định. Quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số phải bảo đảm bền vững về tài chính và ổn định xã hội, an ninh năng lượng và an ninh lương thực. Các tiêu chuẩn môi trường không được trở thành rào cản thương mại và tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Điều kiện tiên quyết để chuyển đổi xanh thành công là cơ hội tiếp cận tài chính, công nghệ xanh, hiện đại và hỗ trợ kĩ thuật. Thứ trưởng khẳng định, Việt Nam đánh giá cao cam kết tài chính của các đối tác châu Âu về biến đổi khí hậu và mong châu Âu tiếp tục ủng hộ nỗ lực của Việt Nam đạt mục tiêu giảm phát thải.

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng tiếp tục khẳng định cam kết của Việt Nam đối với Quan hệ đối tác Á - Âu và đề nghị các quốc gia cùng phối hợp khôi phục các hoạt động của Diễn đàn Á - Âu (ASEM) vì hoà bình, hợp tác và phát triển.

Thúc đẩy thịnh vượng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Ba chủ đề chính được thảo luận tại diễn đàn năm nay bao gồm thúc đẩy thịnh vượng bền vững và bao trùm; nắm bắt cơ hội phát triển xanh và vượt qua các thách thức toàn cầu; cục diện an ninh đang thay đổi ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Phó Chủ tịch, Đại diện cấp cao chính sách đối ngoại và an ninh của Ủy ban châu Âu Josep Borrell khẳng định hoà bình, ổn định, thịnh vượng và an ninh của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ảnh hưởng mật thiết đến lợi ích của châu Âu, do đó EU mong muốn tăng cường hiện diện, củng cố quan hệ đối tác với các quốc gia trong khu vực, cam kết đem lại các thành tựu hợp tác thực chất.

EU tích cực thúc đẩy liên kết kinh tế với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua việc đàm phán thêm các hiệp định thương mại tự do và quan hệ đối tác kinh tế số mới và triển khai các sáng kiến, khuôn khổ kết nối liên khu vực như Cửa ngõ toàn cầu và Hiệp định Vận tải hàng không Toàn diện ASEAN - EU.

Diễn đàn cũng đã trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm thích ứng biến đổi khí hậu, bảo đảm quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh diễn ra một cách bền vững, bao trùm và công bằng; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, giảm rác thải nhựa; thúc đẩy chuyển đổi năng lượng sạch đồng thời đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng.

Đánh giá về cục diện an ninh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, các trưởng đoàn chia sẻ những thách an ninh phức tạp và đa chiều tác động tới EU và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đồng thời khẳng định cam kết đối với trật tự quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế, tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc; nhất trí tăng cường hợp tác ứng phó với các thách thức chung nhằm bảo đảm an ninh khu vực, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển.

Các đại biểu nêu cao tầm quan trọng của hợp tác an ninh hàng hải, bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không phù hợp Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 trên các vùng biển tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong đó có Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Ngoại trưởng G7 họp bàn về an ninh châu Âu, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Khánh Minh |

Hội nghị Ngoại trưởng nhóm các nước công nghiệp và phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra từ ngày 16-18.4 ở Karuizawa, Nagano, Nhật Bản, sẽ tập trung bàn thảo về an ninh của cả châu Âu và Ấn Độ Dương.

Nhật Bản củng cố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Thanh Hà |

Chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio không chỉ nhằm "sửa chữa" khúc mắc ngoại giao mà được kỳ vọng là cuộc thảo luận chi tiết giữa lãnh đạo của G20 và G7 để mở đường cho khả năng đạt được tuyên bố chung của G20.

Canada công bố Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Thanh Hà |

Canada công bố Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào ngày 27.11 để hỗ trợ tăng trưởng dài hạn, thịnh vượng và an ninh cho người dân nước này. Chiến lược dài 26 trang của Canada bao gồm 5 mục tiêu chiến lược, trong đó có thúc đẩy hòa bình, khả năng phục hồi và an ninh.

Lúng túng giải pháp đánh thuế để tránh hiện tượng đầu cơ bất động sản

Duy My |

Tại một số quốc gia trên thế giới, việc đánh thuế nhà, đất thứ hai đã được áp dụng từ lâu nhưng ở Việt Nam việc có nên đánh thuế hay không vẫn gây ra nhiều tranh cãi.

Nhà dân 4 tầng bốc cháy vào sáng sớm ở Hà Nội

Tô Thế |

Hà Nội - Căn nhà dân 4 tầng trên phố Vĩnh Phúc (quận Ba Đình) bất ngờ bốc cháy vào sáng sớm nay (17.5).

Gấp rút chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT an toàn, chất lượng

TƯỜNG VÂN |

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ diễn ra vào cuối tháng 6, sớm hơn so với mọi năm. Thời điểm này được xem là giai đoạn nước rút để thầy trò trên cả nước ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp tới.

Ngắm bình minh đẹp nao lòng ở đầm Lập An

Linh Boo |

Trong hành trình khám phá Thừa Thiên Huế, du khách hãy dậy thật sớm để đón bình minh trên đầm Lập An - vụng nước lợ mênh mông bên bờ vịnh Lăng Cô.

Tái diễn bẫy lừa xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc

Đỗ Hạnh |

Lợi dụng nhu cầu đi xuất khẩu lao động của người dân, nhiều đối tượng đã lừa đảo khiến nhiều người dân nghèo tiền mất và rơi hoàn cảnh nợ nần khiến nghèo càng nghèo hơn. Đại diện Cục quản lí Lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) khuyến cáo chương trình E8 làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc chỉ thông qua các Sở LĐTBXH.

Ngoại trưởng G7 họp bàn về an ninh châu Âu, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Khánh Minh |

Hội nghị Ngoại trưởng nhóm các nước công nghiệp và phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra từ ngày 16-18.4 ở Karuizawa, Nagano, Nhật Bản, sẽ tập trung bàn thảo về an ninh của cả châu Âu và Ấn Độ Dương.

Nhật Bản củng cố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Thanh Hà |

Chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio không chỉ nhằm "sửa chữa" khúc mắc ngoại giao mà được kỳ vọng là cuộc thảo luận chi tiết giữa lãnh đạo của G20 và G7 để mở đường cho khả năng đạt được tuyên bố chung của G20.

Canada công bố Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Thanh Hà |

Canada công bố Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào ngày 27.11 để hỗ trợ tăng trưởng dài hạn, thịnh vượng và an ninh cho người dân nước này. Chiến lược dài 26 trang của Canada bao gồm 5 mục tiêu chiến lược, trong đó có thúc đẩy hòa bình, khả năng phục hồi và an ninh.