Top 10 hiện tượng thiên văn kỳ thú năm 2021

Nguyễn Hạnh |

Cùng điểm qua những hiện tượng thiên văn nổi bật nhất diễn ra trên bầu trời Trái đất trong năm 2021.

1. Siêu trăng hồng tháng 4

Siêu trăng mọc sau ngọn đồi Glastonbury Tor, Anh. Ảnh: AFP
Siêu trăng mọc sau ngọn đồi Glastonbury Tor, Anh. Ảnh: AFP

Theo niên giám Old Farmer’s Almanac, siêu trăng hồng tháng 4.2021 diễn ra vào ngày 26 - thời điểm khi Mặt trăng và Trái đất có khoảng cách gần hơn bình thường. Đây là siêu trăng đầu tiên của năm 2021 và cũng là một trong những siêu trăng to nhất, sáng nhất năm nay.

2. Nhật thực hình khuyên

Nhật thực chụp từ Đồi Capitol Mỹ ngày 10.6.2021. Ảnh: NASA
Nhật thực chụp từ Đồi Capitol Mỹ ngày 10.6.2021. Ảnh: NASA

Nhật thực vòng lửa hay còn gọi là nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất cùng thẳng hàng tại thời điểm Mặt Trăng nằm ở vị trí cách xa Trái đất nhất trên quỹ đạo của nó. Do ở quá xa, Mặt trăng không thể che khuất hoàn toàn ánh sáng từ Mặt trời, để lại một ''vòng tròn lửa'' xung quanh một quả cầu tối.

Hiện tượng hiếm gặp này đã xảy ra vào ngày 10.6 năm nay.

3. Trăng Dâu tây

Mặt trăng Dâu tây năm 2021 được nhìn thấy ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP
Trăng Dâu tây năm 2021 được nhìn thấy ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP

Trăng Dâu tây thắp sáng bầu trời ngày 24.6.2021 đã đánh dấu kỳ siêu trăng cuối cùng của năm 2021.

Theo sách Farmer's Almanac ở Mỹ, trăng tròn tháng 6 thường được gọi là trăng Dâu tây, do các bộ lạc thổ dân Châu Mỹ thường thu hoạch những quả dâu tây ở các vùng của Bắc Mỹ vào thời gian này trong năm.

Trăng Dâu tây thường đánh dấu lần trăng tròn cuối cùng của mùa xuân hoặc trăng tròn đầu tiên của mùa hè. Nó còn được gọi là trăng ngô xanh hay trăng mật.

4. Sao Hỏa "hôn" sao Kim trước khi chia tay

Sao Hỏa và sao Kim sát nhau nhất vào ngày 12.7. Ảnh: Duluth News Tribune/NASA
Sao Hỏa và sao Kim sát nhau nhất vào ngày 12.7. Ảnh: Duluth News Tribune/NASA

Vào ngày 7.7.2021, sao Hỏa cách sao Kim khoảng 6 lần đường kính Mặt trăng tròn. Cả hai đã xích lại gần nhau mỗi ngày khi sao Hỏa leo gần chân trời phía tây và sao Kim trượt về phía đông để gặp nó. Cặp đôi sát gần nhau nhất vào ngày 12.7 - chỉ một đường kính Mặt trăng (3.474km). Thật không may là sao Hỏa đã quá mờ để có thể quan sát bằng mắt thường. Kể cả dùng ống nhòm, sao Hỏa mờ nhạt hơn nhiều so với sao Kim, chỉ như một tia lửa so với một ngọn lửa.

5. Mưa sao băng Perseid cực đại đẹp nhất trong năm

Mưa sao băng Perseid cực đại diễn ra vào ngày 11.8 đến 13.8 hàng năm. Ảnh: AFP
Mưa sao băng Perseid. Ảnh: AFP

Màn trình diễn mưa sao băng Perseid tuyệt đẹp năm 2021 đã diễn ra từ đêm 14.7 và kéo dài đến giữa tháng 8. Nó đại cực đại từ ngày 11-13.8, thời điểm có tới 100 sao băng mỗi giờ.

Theo NASA, mưa sao băng Perseid là một trong những trận mưa sao băng rực rỡ nhất, được biết đến nhiều nhất khi bầu trời đêm bừng sáng với những thiên thạch bốc cháy lúc Trái đất đi qua đuôi bụi của sao chổi Swift-Tuttle.

Mưa sao băng Perseid được đặt tên theo chòm sao Perseus, nơi các vệt sáng của nó dường như lao ra từ chòm sao này và có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

6. Hai trận mưa sao băng lớn đạt cực đại trong cùng 1 đêm

Theo Hiệp hội Sao băng Mỹ (AMS), mưa sao băng Nam Delta Aquariids đã đạt cực đại cùng với mưa sao băng Alpha Capricornids trong đêm 28.7.

Mưa sao băng Nam Delta Aquariids xuất hiện từ ngày 12.7 đến ngày 23.8 năm nay trong khi mưa sao băng Alpha Capricornids diễn ra từ ngày 3.7 đến ngày 15.8. Cả 2 trận mưa sao băng tiếp tục kéo dài nhiều tuần sau khi đạt cực đại.

7. Thiên thạch xanh kỳ lạ rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ

Thiên thạch xanh kỳ lạ rơi xuống Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh chụp màn hình
Thiên thạch xanh kỳ lạ rơi xuống Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh chụp màn hình

Một thiên thạch có màu xanh lục đã được phát hiện gần thành phố Izmir của Thổ Nhĩ Kỳ. Nó rơi xuống Trái đất vào sáng sớm 31.7 (theo giờ địa phương) kèm theo tiếng nổ lớn.

Theo phó giám đốc Đài quan sát Đại học Aegean, Tiến sĩ Hasan Ali Dal, vật thể này là một phần của trận mưa sao băng đang diễn ra trên Trái đất vào thời điểm đó.

Màu xanh lục của sao băng ở Izmir có thể bắt nguồn từ thành phần hóa học của nó, báo hiệu rằng nó có chứa một lượng lớn niken.

8. Bộ 3 ngôi sao tạo ra hiện tượng thiên văn kỳ thú trên bầu trời đêm

Mặt trăng, sao Kim và ngôi sao sáng Spica tạo thành hình tam giác đều trên bầu trời tối 9.9. Ảnh: SkySafari
Mặt trăng, sao Kim và ngôi sao sáng Spica tạo thành hình tam giác đều trên bầu trời tối 9.9. Ảnh: SkySafari

Space.com đưa tin, vào tối 9.9, Mặt trăng lưỡi liềm cùng với hai ngôi sao sáng nhất là sao Kim và sao Spica đã tạo thành một hình tam giác đều thú vị trên bầu trời đêm.

Khoảng 45 phút sau khi Mặt trời lặn, sao Kim đã xuất hiện phía trên đường chân trời phía tây - tây nam, lơ lửng gần Mặt trăng lưỡi liềm ở ngay phía trên bên phải. Chếch xuống bên dưới là sao Spica, thuộc chòm sao Xử Nữ. Sao Kim lúc này có độ sáng hơn gấp 11 lần so với sao Sirius - ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm của Trái đất. Trong khi Mặt trăng mới trải qua ngày thứ 3 trong chu kỳ nên chiếu sáng ở mức khoảng 11%.

9. Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ 21

Mọi người ngắm nguyệt thực một phần ở Shibuya, Tokyo. Ảnh: AFP
Mọi người ngắm nguyệt thực một phần ở Shibuya, Tokyo. Ảnh: AFP

Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ 21 - được gọi là Beaver Moon - đã diễn ra vào ngày 19.11 và kéo dài 6 giờ 2 phút, theo Space. Mặt trăng bị bóng của Trái đất che phủ 97% vào lúc 14h02' giờ Việt Nam.

Hàng triệu người từ khắp nơi trên khắp Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ, cũng như một phần của Australia, Châu Âu và Châu Á đã có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú này.

Mặc dù nó không phải là trăng máu thực thụ hay nguyệt thực toàn phần, nhưng Mặt trăng vẫn "trốn" khá sâu trong bóng tối của Trái đất và chuyển sang màu đỏ do khúc xạ ánh sáng trong bầu khí quyển của hành tinh.

10. Nguyệt thực toàn phần

Nam Cực chìm trong bóng tối khi diễn ra nhật thực toàn phần ngày 4.12. Ảnh: AFP
Nam Cực chìm trong bóng tối khi diễn ra nhật thực toàn phần ngày 4.12. Ảnh: AFP

Nguyệt thực toàn phần năm 2021 đã diễn ra vào ngày 4.12 và chỉ có thể nhìn thấy ở Nam Cực và Nam Đại Dương.

Giống hầu hết các lần nguyệt thực, nguyệt thực toàn phần ngày 4.12 diễn ra tương đối ngắn. Tổng cộng thời gian nguyệt thực chỉ có thể nhìn thấy trong 1 phút 54 giây ở Nam Cực.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Khám phá bí ẩn đằng sau ánh sáng xanh tuyệt đẹp của sao chổi

Nguyễn Hạnh |

Các nhà thiên văn từ Đại học New South Wales (UNSW) ở Australia đã chứng minh một lý thuyết lâu đời về màu sắc của sao chổi.

Ngắm 3 hành tinh bằng mắt thường và "Trăng lạnh" vào rằm ngày mai

Ngọc Vân |

Người yêu thích hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có thể ngắm "Trăng lạnh" và 3 hành tinh khác thẳng hàng bằng mắt thường vào ngày rằm 18.12.

Ngắm mưa sao băng Geminid đẹp "nghẹt thở" rực trời đêm khắp thế giới

Khánh Minh |

Những hình ảnh về mưa sao băng Geminid đã được chia sẻ từ khắp nơi trên thế giới sau đêm cực điểm 14.12.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Khám phá bí ẩn đằng sau ánh sáng xanh tuyệt đẹp của sao chổi

Nguyễn Hạnh |

Các nhà thiên văn từ Đại học New South Wales (UNSW) ở Australia đã chứng minh một lý thuyết lâu đời về màu sắc của sao chổi.

Ngắm 3 hành tinh bằng mắt thường và "Trăng lạnh" vào rằm ngày mai

Ngọc Vân |

Người yêu thích hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có thể ngắm "Trăng lạnh" và 3 hành tinh khác thẳng hàng bằng mắt thường vào ngày rằm 18.12.

Ngắm mưa sao băng Geminid đẹp "nghẹt thở" rực trời đêm khắp thế giới

Khánh Minh |

Những hình ảnh về mưa sao băng Geminid đã được chia sẻ từ khắp nơi trên thế giới sau đêm cực điểm 14.12.