Thượng đỉnh Mỹ - Triều ngoại truyện

NGẠC NGƯ |

Trong những ngày này, trên thế giới nổi bật và sôi động nhất là chuyện Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thoả thuận sẽ gặp nhau trong tháng 5 tới và chuyện ông Donald Trump thực thi những biện pháp chính sách bảo hộ thương mại mới.

Những biện pháp bảo hộ thương mại đã được ban hành và là chuyện ván đã đóng thuyền. Nhưng cuộc thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên đầu tiên trong lịch sử thì hiện vẫn mới chỉ là dự định, vẫn chưa thể được coi là chắc chắn cho dù nhiều khả năng sẽ được tiến hành.

Chặng đường chông gai

Nếu như nó không được tiến hành nữa thì thật đáng tiếc, chứ thực ra cũng không có gì lạ. Đáng tiếc vì chưa khi nào trong lịch sử từ trước đến nay thấy có được cơ hội thuận tiện như thế cho cuộc gặp gỡ, và chưa khi nào 2 nước cũng như thế giới bên ngoài cần có cuộc gặp gỡ này như hiện tại. Không có gì lạ bởi, giữa Mỹ và Triều Tiên xưa nay luôn thù địch và không tin cậy lẫn nhau, bởi cả ông Donald Trump ở phía Mỹ lẫn ông Kim Jong-un ở phía Triều Tiên đều thuộc diện luôn có thể thay đổi quan điểm bất thình lình và không thể liệu đoán trước được, và bởi lịch sử mối quan hệ song phương này cho tới nay đưa lại toàn những chuyện bất lợi cho gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao 2 nước.

Cho tới nay, chưa có 1 tổng thống đương nhiệm nào của Mỹ điện đàm thôi, chứ chưa nói tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo Triều Tiên. Nếu cuộc cấp cao Mỹ - Triều tới đây được tiến hành thì ông Donald Trump sẽ là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên.

Những người tiền nhiệm của ông Donald Trump ở Nhà Trắng từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước đến nay là Bill Clinton, George W.Bush và Barack Obama đều kiên quyết cự tuyệt ý định gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo Triều Tiên. Họ đều cho rằng, Triều Tiên muốn có cấp cao Mỹ - Triều để được chứng tỏ là “bằng vai phải lứa” với Mỹ. Vì thế, họ đều đòi Triều Tiên phải chấp nhận nhượng bộ rất nhiều, rất cơ bản và rất đau đớn trước khi được “ngồi cùng chiếu, ăn cùng mâm” với Mỹ.

Năm 1994, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đi Triều Tiên, bất chấp sự không đồng tình của Bill Clinton, sau khi tình báo Mỹ đưa ra những đánh giá và bằng chứng đầu tiên là Triều Tiên theo đuổi chương trình tên lửa và hạt nhân riêng. Ông Carter gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành. Ông Kim Nhật Thành qua đời chỉ 3 tuần sau đó. Dù vậy, Mỹ và Triều Tiên khởi động được tiến trình dẫn đến ký kết 1 Thoả thuận khung với nội dung chính là, Mỹ có trả giá để Triều Tiên ngừng chương trình kia. Quốc hội Mỹ gây khó nên ông Clinton không thực thi được thoả thuận này.

Năm 2000, ông Kim Jong-il - con trai ông Kim Nhật Thành và cha của ông Kim Jong-un-mời ông Clinton sang thăm Triều Tiên. Ông Clinton không đi, hoặc cũng có thể chưa đi, mà cử Ngoại trưởng Madeline Albright. Bà Albright chủ ý mở rộng Thoả thuận khung nói trên áp dụng cho cả tên lửa của Triều Tiên. Hai bên chưa kịp kết thúc quá trình đàm phán thì Mỹ đã thay đổi tổng thống. Ông Bush xếp Triều Tiên vào cái gọi là trục ma quỷ. Năm 2006, Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên. Năm 2009, ông Clinton đi Triều Tiên, nhưng để thuyết phục Triều Tiên trả tự do cho 3 công dân Mỹ. Ông Obama thực thi sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhưng coi trọng “sự kiên nhẫn chiến lược” hơn là đối thoại trực tiếp với Triều Tiên để giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Tự quyết

Trong chuyện này, ông Donald Trump hành xử không theo truyền thống ngoại giao của Mỹ. Thông thường, cuộc gặp cấp cao không chỉ ở sau cùng mà còn là kết quả của quá trình đàm phán, nhượng bộ và dàn xếp trước đó. Bây giờ, ông Donald Trump làm ngược lại. Thông thường, phía Mỹ tham vấn các đồng minh và tổng thống Mỹ thảo luận với các cộng sự trước đó.

Lần này, ông Donald Trump không chỉ tự quyết mà còn quyết ngay lập tức. Giữa Mỹ và Triều Tiên, giữa ông Donald Trump và ông Kim Jong-un không có kênh liên hệ trực tiếp và không có trao đổi văn bản gì mà đều chỉ tuyên bố miệng và lại còn thông qua Hàn Quốc. Cứ theo lời ông Donald Trump thì phía Triều Tiên thật sự thiện chí và đã chấp nhận nhượng bộ rất cơ bản. Phía Mỹ và đồng minh cho rằng, Triều Tiên phải như vậy vì đối sách của họ đối với Triều Tiên rất đắc dụng. Trong khi đó, Triều Tiên lại tỏ ra là thế và lực hiện tại đủ để Triều Tiên có thể điều chỉnh chính sách đối với Mỹ và Hàn Quốc.

Cả Mỹ và Triều Tiên cho rằng, chỉ có thể thắng chứ không thể thua trong canh bạc này. Cuộc gặp thành công thì không cần nói thêm gì. Nhưng nếu nó thất bại, Mỹ sẽ tuyên bố là đã thiện chí, đã đối thoại nhưng Triều Tiên không chịu, nêu nếu có tiến hành chiến tranh thì trách nhiệm thuộc về Triều Tiên, còn Triều Tiên sẽ viện dẫn đúng những lập luận ấy để tiếp tục chương trình tên lửa và hạt nhân.

NGẠC NGƯ
TIN LIÊN QUAN

Những dấu mốc dẫn tới cuộc gặp lịch sử giữa ông Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên

Thanh Hà |

Sputnik điểm các sự kiện dẫn tới đàm phán giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong-un: Không phải "ván bài giải trí"

K.M |

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng chấp nhận đề nghị của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về một cuộc gặp thượng đỉnh mà không đôi co điều kiện tiên quyết, khiến giới quan sát không khỏi bất ngờ. Có gì được mất, khi mỗi bên tự nhún mình một chút để tiến bước dài hơn?

Trung Quốc nói có công đưa tới cuộc hội đàm lịch sử Mỹ - Triều

K.M |

Bắc Kinh đã góp phần giúp giải tỏa đáng kể căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Dòng xe nối nhau trở về Hà Nội, cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ ùn tắc kéo dài

Phương Anh |

Từ chiều đến khuya mùng 4 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, do lượng lớn các phương tiện đổ dồn về thủ đô sau kỳ nghỉ Tết khiến cho giao thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ liên tục ùn tắc kéo dài hàng cây số.

Thiên đường của loài mèo

Thanh Hà |

Trong thành phố cổ từng do các sultan và hoàng đế cai trị, đế vương thực sự là những con mèo khiêm nhường đang lang thang khắp mọi hang cùng, ngõ hẻm.

Quảng Ninh: Khởi đầu cho mục tiêu 12,5 triệu khách du lịch năm 2023

Đoàn Hưng |

Dịp Tết Nguyên đán năm nay, nhờ dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát và thời tiết thuận lợi, các điểm đến của Quảng Ninh tiếp tục ghi nhận lượng khách tăng mạnh.

Áp lực lạm phát đè nặng trong năm 2023

Hương Nguyễn |

Bài toán lạm phát tiếp tục là câu chuyện khó đối với những nhà điều hành chính sách tiền tệ. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà nhận định gì về lạm phát trong năm 2023.

Chưa hết Tết, giao thông cửa ngõ Thủ đô đã căng thẳng

Nhóm PV |

Ngày 25.1 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán), dù chưa hết kỳ nghỉ Tết nhưng lượng người đổ về trung tâm Hà Nội tăng đột biến khiến các cửa ngõ nhiều điểm ùn tắc cục bộ.

Những dấu mốc dẫn tới cuộc gặp lịch sử giữa ông Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên

Thanh Hà |

Sputnik điểm các sự kiện dẫn tới đàm phán giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong-un: Không phải "ván bài giải trí"

K.M |

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng chấp nhận đề nghị của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về một cuộc gặp thượng đỉnh mà không đôi co điều kiện tiên quyết, khiến giới quan sát không khỏi bất ngờ. Có gì được mất, khi mỗi bên tự nhún mình một chút để tiến bước dài hơn?

Trung Quốc nói có công đưa tới cuộc hội đàm lịch sử Mỹ - Triều

K.M |

Bắc Kinh đã góp phần giúp giải tỏa đáng kể căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.