Tại sao chúng ta không thể đặt một trạm vũ trụ trên Mặt trăng?

Nguyễn Hạnh |

Nếu chúng ta thực sự có thể xây dựng một trạm vũ trụ trên Mặt trăng, thì sẽ rất tuyệt vời. Nó sẽ là một điểm dừng chân cho các sứ mệnh không gian trong tương lai, giúp con người vươn xa hơn ra Hệ Mặt trời hoặc thậm chí là Dải Ngân hà.

Space.com dẫn lời Ian Whittaker - giảng viên cao cấp của Đại học Nottingham Trent (Anh) - cho hay, một lý do mà chúng ta không xây dựng trạm vũ trụ trên Mặt trăng là vì chúng ta không thường xuyên cử người đến đó. Cho đến nay, các phi hành gia chỉ mới lên Mặt trăng 6 lần. Những cuộc đổ bộ lên Mặt trăng này diễn ra trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 1969-1972 và là một phần của sứ mệnh Apollo.

Loại tên lửa được sử dụng để đưa các phi hành gia lên Mặt trăng là một loại cực kỳ mạnh được gọi là Saturn V, hiện không còn được sản xuất nữa. Điều này có nghĩa là hiện tại, chúng ta không có một tên lửa đủ mạnh để đưa con người lên Mặt trăng chứ chưa nói đến việc xây dựng một trạm vũ trụ ở đó.

Các nhà khoa học đang bắt đầu chế tạo những tên lửa mạnh trở lại. SpaceX đang tạo ra những tên lửa mới hơn và lớn hơn, có khả năng đưa các phi hành gia cùng hàng hóa lên Mặt trăng. NASA cũng đang lên kế hoạch cho các sứ mệnh mới để đưa các phi hành gia lên Mặt trăng.

Tuy nhiên, việc xây dựng một trạm vũ trụ trên Mặt trăng có sự khác biệt rất lớn so với một chuyến đi ngắn, nó khó khăn hơn rất nhiều. Một cách để làm điều đó là xây dựng từng mảnh trên Trái đất, đưa các mảnh đó lên Mặt trăng và lắp ráp chúng ở đó.

Giống như cách Trạm Vũ trụ Quốc tế được xây dựng: Các mảnh được đưa vào không gian và sau đó được các phi hành gia ghép lại với nhau trên tàu con thoi.

Tuy nhiên, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chỉ cách bề mặt Trái đất 400km, trong khi khoảng cách trung bình giữa Mặt trăng và Trái đất là 384.000km. Mỗi chuyến đi đến Mặt trăng sẽ mất khoảng 3 ngày và sẽ cần một lượng nhiên liệu cực khủng, có khả năng gây ra các vấn đề khí hậu trên Trái đất.

Một ý tưởng tốt hơn sẽ là xây dựng càng nhiều căn cứ càng tốt từ các vật liệu tìm thấy trên Mặt trăng. Bê tông Mặt trăng đang được thử nghiệm trên Trái đất như một vật liệu xây dựng khả thi.

Trên Trái đất, bạn sẽ làm bê tông từ sỏi hoặc cát, xi măng và nước. Trên Mặt trăng không có những thứ đó, nhưng có bụi Mặt trăng và lưu huỳnh. Chúng ta có thể nung chảy và trộn chúng lại với nhau. Khi hỗn hợp này nguội đi sẽ tạo ra một vật liệu rắn chắc hơn nhiều vật liệu chúng ta sử dụng trên Trái đất.

Thức ăn và năng lượng

Chúng ta cũng cần suy nghĩ xem các phi hành gia ở trạm vũ trụ sẽ cần những gì. Những thứ quan trọng nhất sẽ là nguồn cung cấp thực phẩm và điện để cung cấp năng lượng cho các thiết bị, việc sản xuất thực phẩm và lọc khí.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu cách trồng thực phẩm trong không gian. Trên ISS, các phi hành gia thực hiện thí nghiệm trồng rau bằng cách sử dụng "gối" đất. Một lựa chọn khác là trồng cây bằng phương pháp thủy canh, nghĩa là cây phát triển trong nước chứ không phải đất.

Để có được năng lượng trên Mặt trăng cũng sẽ rất phức tạp. Cách tốt nhất là sử dụng năng lượng Mặt trời. Tuy nhiên, Mặt trăng quay quanh Trái đất trong 28 ngày. Nghĩa là một trạm vũ trụ ở một vị trí cố định trên Mặt trăng sẽ ở dưới ánh nắng mặt trời trong 14 ngày và sau đó chìm trong bóng tối trong 14 ngày. Và nếu không có ánh sáng, thiết bị sử dụng năng lượng Mặt trời sẽ không hoạt động nếu không có cải tiến lớn về khả năng lưu trữ pin.

Một cách để giải quyết vấn đề này là xây dựng trạm vũ trụ ở cực bắc hoặc cực nam của Mặt trăng và nâng các tấm pin mặt trời lên trên bề mặt. Các tấm pin sẽ nhận được ánh sáng Mặt trời liên tục vì chúng có thể xoay và không bị thứ gì cản trở.

Chúng ta thậm chí không cần đặt căn cứ trên bề mặt Mặt trăng. NASA đang có kế hoạch chế tạo một vệ tinh quay quanh Mặt trăng. Tên lửa phóng từ bề mặt Mặt trăng phải sử dụng nhiều nhiên liệu hơn để thoát khỏi lực hấp dẫn của Mặt trăng, nhưng điều này sẽ không quá khó đối với vệ tinh. Nghĩa là một vệ tinh thậm chí còn tốt hơn một căn cứ trên Mặt trăng. Nó có thể đóng vai trò là một cửa ngõ cho các sứ mệnh khám phá Hệ Mặt trời.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Năm 2021 đánh dấu cột mốc hoành tráng cho việc khám phá sao Hỏa

Nguyễn Hạnh |

Hoạt động thăm dò sao Hỏa đã có một số bước tiến lớn trong năm 2021.

Những phi hành gia động vật mở đường cho con người bay vào vũ trụ

Nguyễn Hạnh |

Từ côn trùng đến các loài linh trưởng, từ chó và mèo đến bò sát máu lạnh, động vật đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khám không gian kể từ khi những con ruồi giấm đầu tiên được phóng lên thượng tầng khí quyển của Trái đất vào năm 1947.

Căn cứ của con người trên sao Hỏa sẽ trông thế nào?

Nguyễn Hạnh |

Một số công ty từ các quốc gia trên thế giới đã chia sẻ các thiết kế về căn cứ của con người trên sao Hỏa.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Năm 2021 đánh dấu cột mốc hoành tráng cho việc khám phá sao Hỏa

Nguyễn Hạnh |

Hoạt động thăm dò sao Hỏa đã có một số bước tiến lớn trong năm 2021.

Những phi hành gia động vật mở đường cho con người bay vào vũ trụ

Nguyễn Hạnh |

Từ côn trùng đến các loài linh trưởng, từ chó và mèo đến bò sát máu lạnh, động vật đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khám không gian kể từ khi những con ruồi giấm đầu tiên được phóng lên thượng tầng khí quyển của Trái đất vào năm 1947.

Căn cứ của con người trên sao Hỏa sẽ trông thế nào?

Nguyễn Hạnh |

Một số công ty từ các quốc gia trên thế giới đã chia sẻ các thiết kế về căn cứ của con người trên sao Hỏa.