Những phi hành gia động vật mở đường cho con người bay vào vũ trụ

Nguyễn Hạnh |

Từ côn trùng đến các loài linh trưởng, từ chó và mèo đến bò sát máu lạnh, động vật đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khám không gian kể từ khi những con ruồi giấm đầu tiên được phóng lên thượng tầng khí quyển của Trái đất vào năm 1947.

Theo Space.com, động vật là những "phi hành gia" đầu tiên bay vào vũ trụ. Các cơ quan vũ trụ quốc tế dựa vào nhiều loài động vật để kiểm tra khả năng sống sót, cũng như tác động của vi trọng lực đối với các quá trình sinh học của con người.

Ngay sau khi phóng ruồi giấm, các nhà nghiên cứu Mỹ đã cho khỉ và chuột bay trên các chuyến bay dưới quỹ đạo từ năm 1948-1951, trong khi Liên Xô cho hàng chục con chó hoang du hành không gian dưới quỹ đạo - trước khi nhà du hành vũ trụ người Nga Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên du hành vũ trụ vào ngày 12.4.1961.

Space.com đã cùng Stephen Walker - tác giả cuốn “Câu chuyện kinh ngạc về người đầu tiên rời hành tinh du hành vũ trụ” - thảo luận về vai trò quan trọng của động vật trong việc mở đường cho việc bay vào vũ trụ của con người và cách tất cả bắt đầu gần 75 năm trước.

Những loài động đã được đưa lên vũ trụ

Walker rất kinh ngạc trước sự đa dạng của những loài động vật đã được đưa lên không gian. Ông đề cập đến chó, mèo, khỉ, tinh tinh, ruồi giấm, gián, sứa, ếch, bướm đêm, nhện, dế, rùa, sâu, ong mật, chuột nhắt, chuột cống, ốc sên, kiến, mực và chuột lang.

Tardigrade là sinh vật nhỏ bé, sống trong nước, thuộc nhóm các động vật có kích thước hiển vi có 8 chân. Dưới kính hiển vi, Tardigrade trông hơi giống những con gấu nhỏ - do đó có biệt danh là “gấu nước“. Ảnh: NASA
Tardigrade là sinh vật nhỏ bé, sống trong nước, thuộc nhóm các động vật có kích thước hiển vi có 8 chân. Dưới kính hiển vi, Tardigrade trông hơi giống những con gấu nhỏ - do đó có biệt danh là “gấu nước“. Ảnh: NASA

Có một sinh vật mà Walker đặc biệt yêu thích, đó là tardigrade hay còn gọi là gấu nước. Chúng là những sinh vật nhỏ bé, có thể sống sót ở bất cứ đâu. Năm 2007, một sứ mệnh của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã đặt 3.000 con gấu nước bên ngoài một tên lửa, khiến chúng phải đối mặt với mọi hiểm họa của không gian - bức xạ, không có ôxy, nhiệt độ cực kỳ thấp. Chúng không được bảo vệ bởi bất cứ thứ gì và khoảng 68% trong số chúng sống sót sau 12 ngày. Điều này thực sự phi thường.

Lý do động vật được đưa lên vũ trụ

Walker thông tin, năm 1947, chiến tranh lạnh bắt đầu xảy ra và tại thời điểm này, người ta nhận thấy rất rõ ràng rằng biên giới tiếp theo là không gian. Đây cũng chính là trận địa tiếp theo giữa Liên Xô và Mỹ. Tuy nhiên, có rất nhiều điều mà họ chưa biết về không gian hay cách cơ thể con người phản ứng khi lên quỹ đạo Trái đất.

Để tìm hiểu, những gì họ làm là gửi động vật lên thượng tầng khí quyển. Họ bắt đầu với những con ruồi giấm vào năm 1947 và sau đó là khỉ. Năm 1948, họ bắt đầu Dự án Albert - một khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử du hành vũ trụ. Dự án bao gồm 6 chuyến bay riêng biệt, mỗi chuyến bay có 1 có khỉ.

Dựa vào đâu các loài động vật khác nhau được chọn cho các thí nghiệm bay vào vũ trụ vào thời điểm đó?

Theo Walker, việc lựa chọn động vật để thử nghiệm phản ánh văn hóa tư tưởng của xã hội đó.

Khi người Nga bắt đầu đưa động vật lên vũ trụ vào năm 1951, họ chọn chó đầu tiên, vì chó ngoan ngoãn và dễ huấn luyện. Họ đã tập hợp những con chó hoang trên đường phố Mátxcơva. Họ tìm kiếm những loại chó rất cụ thể: Chó cái vì chúng dễ đi vệ sinh hơn chó đực, chó nhỏ để phù hợp với không gian bên trong tàu vũ trụ, chó có màu sáng để dễ dàng quan sát hơn trên camera của tàu vũ trụ, chó lai vì chúng có ý chí cứng rắn hơn. Những con chó sau đó được huấn luyện bí mật tại Mátxcơva. Laika là chú chó đầu tiên lên không gian và đã trở thành một biểu tượng nổi tiếng của Liên Xô.

Chú chó Laika trong tàu Sputnik 2 trước khi phóng vào năm 1957. Ảnh: Sovfoto/Universal Images Group
Chú chó Laika trong tàu Sputnik 2 trước khi phóng vào năm 1957. Ảnh: Sovfoto/Universal Images Group

Người Mỹ đã chọn tinh tinh, một phần vì loài động vật này có những điểm tương đồng rõ ràng với con người. Các phi hành gia tinh tinh sẽ có nhiều quyền kiểm soát tàu vũ trụ hơn các phi hành gia chó. Những con tinh tinh được giao một số nhiệm vụ như kéo cần gạt,... để xác minh rằng con người cũng có thể làm điều này trong không gian.

Có thể thấy người Liên Xô thiên về sự phục tùng còn người Mỹ thiên về sự tự chủ và hành động độc lập.

Vai trò của động vật thay đổi như thế nào khi chương trình không gian phát triển?

Trong các sứ mệnh có động vật sau này, các nhà khoa học nghiên cứu những thứ bệnh như teo cơ và liệu động vật và con người có thể sống sót trong thời gian dài trên không gian hay không.

Ví dụ, một nhiệm vụ năm 1998 có tên là Neurolab đã tập trung vào tác động của vi trọng lực lên hệ thần kinh. Đây là nhiệm vụ có số lượng động vật lớn nhất đi cùng với con người. 7 thành viên phi hành đoàn trên tàu con thoi Columbia đã lên không gian cùng 10.000 con dế, 12 lồng chuột và rất nhiều con vật khác.

Một trong những điều thú vị mà họ khám phá được là nhiều chuột mẹ đã ngừng chăm sóc con của chúng trong tình trạng không trọng lực. Kết quả là một nửa số chuột con đã chết trong vài ngày đầu tiên, khi không được cho ăn, ủ ấm và chăm sóc.

Việc đưa động vật lên vũ trụ đã giúp mở đường cho con người bay vào vũ trụ như thế nào?

Enos trước khi bay lên quỹ đạo. Ảnh chụp màn hình/Bettman
Enos trước khi bay lên quỹ đạo. Ảnh chụp màn hình/Bettman

60 năm trước, Enos trở thành con tinh tinh đầu tiên bay quanh Trái đất vào ngày 29.11.1961. Chuyến bay của Enos là một buổi diễn tập hoàn chỉnh cho chuyến bay quỹ đạo của John Glenn - người Mỹ đầu tiên bay quanh Trái đất - diễn ra vào tháng 2.1962.

Mọi thứ trong chuyến bay của Enos đều được thiết kế để thử nghiệm cho chuyến bay vào quỹ đạo sắp tới của con người. Enos là con tinh tinh thông minh nhất trong số những con tinh tinh được huấn luyện.

Để xác định liệu con người có thể lái tàu vũ trụ hay không, họ đã kiểm tra khả năng di chuyển đòn bẩy của tinh tinh khi phản ứng với các tín hiệu ánh sáng nhất định, bằng cách sử dụng một thiết bị đặc biệt. Nếu con vật nhầm lẫn, chúng sẽ bị điện giật ở chân.

Enos đã không mắc một sai lầm nào. Trong một bài kiểm tra, những con tinh tinh được yêu cầu kéo chính xác 50 lần một trong các đòn bẩy để nhận được chuối. Ở lần kéo thứ 49, Enos đã chìa tay ra để sẵn sàng nhận chuối.

Khi Enos ra mắt vào tháng 11.1961, thiết bị đặc biệt kể trên đã bị lỗi và Enos bị giật điện 35 lần dù làm đúng. Một điều khó tin đã xảy ra. Theo các báo cáo ban đầu của NASA, Enos đã nhận ra có điều gì đó không ổn và cố gắng điều khiển hệ thống bằng cách kéo các đòn bẩy khác nhau để thay đổi tình hình.

Những con vật đã mở đường cho các chuyến bay vào vũ trụ của con người. Sẽ có nhiều người chết hơn nếu không có chúng. Chúng cũng sẽ mở đường cho các sứ mệnh hạ cánh trên sao Hỏa của con người và thậm chí xa hơn nữa. Những con vật đã hy sinh rất nhiều và chúng ta cần ghi nhớ điều đó.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Du lịch vũ trụ có bước nhảy vọt: 9 cột mốc quan trọng năm 2021

Nguyễn Hạnh (theo Space.com) |

Năm 2021 là màn khởi động hoành tráng của ngành hàng không vũ trụ khi một loạt các chuyến du hành không gian đầu tiên diễn ra thành công.

Những sự cố vũ trụ thót tim năm 2021

Thanh Hà |

Với trạm vũ trụ lộn vòng, tên lửa rơi ngoài tầm kiểm soát, rác vũ trụ đe dọa gây thảm họa... năm 2021 sẽ là một trong những năm đáng nhớ nhất trong không gian.

Đường đua chinh phục vũ trụ hứa hẹn những dấu mốc bước ngoặt năm 2022

Thanh Hà |

Những sự kiện chinh phục vũ trụ tiềm năng năm 2022 bao gồm lần phóng lên quỹ đạo đầu tiên của siêu tên lửa SpaceX và một số sứ mệnh đáng chú ý trên Mặt trăng.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Du lịch vũ trụ có bước nhảy vọt: 9 cột mốc quan trọng năm 2021

Nguyễn Hạnh (theo Space.com) |

Năm 2021 là màn khởi động hoành tráng của ngành hàng không vũ trụ khi một loạt các chuyến du hành không gian đầu tiên diễn ra thành công.

Những sự cố vũ trụ thót tim năm 2021

Thanh Hà |

Với trạm vũ trụ lộn vòng, tên lửa rơi ngoài tầm kiểm soát, rác vũ trụ đe dọa gây thảm họa... năm 2021 sẽ là một trong những năm đáng nhớ nhất trong không gian.

Đường đua chinh phục vũ trụ hứa hẹn những dấu mốc bước ngoặt năm 2022

Thanh Hà |

Những sự kiện chinh phục vũ trụ tiềm năng năm 2022 bao gồm lần phóng lên quỹ đạo đầu tiên của siêu tên lửa SpaceX và một số sứ mệnh đáng chú ý trên Mặt trăng.