Sự cần thiết của sàn giao dịch tín chỉ carbon

Anh Vũ |

Thị trường carbon thế giới đã được khởi động từ năm 1997. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.

Một thị trường mang lại nhiều lợi ích

Hiện nay, trên thế giới có 58 quốc gia phát triển thị trường carbon, 27 quốc gia áp dụng thuế carbon và một số quốc gia áp dụng cả hai. Các quốc gia này đã xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon và đã có nhiều giao dịch, mang lại nguồn thu rất lớn, tạo xu hướng cho các nước chưa tham gia thị trường carbon.

Lợi ích của giao dịch carbon không chỉ dừng lại ở việc giảm phát thải khí nhà kính mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho cộng đồng địa phương nơi các dự án được thực hiện. Thị trường carbon giúp kênh tài chính hỗ trợ các hoạt động giảm hoặc loại bỏ phát thải trên toàn cầu, mà nếu không có sẽ không được thực hiện do thiếu chính sách và các yếu tố kinh tế khuyến khích.

Điều này thúc đẩy hành động khí hậu và nâng cao tham vọng khí hậu toàn cầu bằng cách mở ra các hoạt động giảm thiểu chi phí hiệu quả để thực hiện mục tiêu của Thỏa thuận Paris.

Các tín chỉ carbon cũng cung cấp nhiều lợi ích đồng thời cho cộng đồng địa phương như phát triển bền vững thông qua việc tạo ra việc làm xanh, năng lượng bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, cũng như thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu.

Xu hướng trên khắp thế giới

Đầu tiên, phải kể đến thị trường châu Âu với sàn giao dịch EU Emissions Trading System (EU ETS). Sàn giao dịch này giúp các nước thành viên EU hạn chế hoặc giảm thiểu lượng khí thải nhà kính bằng cách cho phép người tham gia mua hoặc bán hạn ngạch khí thải.

Từ tháng 10.2023, 27 nước thành viên EU đã bắt đầu đánh thuế carbon với sáu loại hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài có nguy cơ ô nhiễm cao là sắt thép, ximăng, phân bón, nhôm, điện và hydro. Các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu, nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của EU thì sẽ phải mua “tín chỉ carbon” theo mức giá carbon hiện nay tại EU.

Tại Mỹ, sàn giao dịch California Cap-and-Trade Program là một phần của Western Climate Initiative, bao gồm cả một số tỉnh của Canada. Đây là một ví dụ tiêu biểu của việc áp dụng thị trường carbon để quản lý và giảm phát thải khí nhà kính.

Ở châu Á, Nhật Bản cũng đã khai trương sàn giao dịch tín chỉ carbon "J-credits" vào ngày 11.10.2023 trên sàn chứng khoán Tokyo. Ban đầu, có 188 công ty và tổ chức Nhật Bản tham gia mua bán tín chỉ carbon được Chính phủ xác thực thông qua việc sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý rừng. Trung Quốc cũng đã bắt đầu thử nghiệm hệ thống giao dịch tín chỉ carbon quốc gia của mình vào năm 2021, với kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai.

Điều này cho thấy, sự nghiêm túc của Trung Quốc trong việc kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Kazakhstan cũng thành lập hệ thống giao dịch khí thải quốc gia của mình vào năm 2013. Trong khi đó, New Zealand đã bắt đầu hoạt động hệ thống giao dịch tín chỉ carbon quốc gia từ năm 2008.

Tại nhiều nước Đông Nam Á cũng có sàn giao dịch carbon. Sàn giao dịch chứng khoán Singapore được thành lập vào tháng 5.2021, với sự tham gia của quỹ đầu tư Temasek thuộc Chính phủ Singapore, ngân hàng DBS và Standard Chartered. Họ đã công bố thành lập thị trường carbon tự nguyện CIX, tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán tín chỉ carbon chất lượng cao từ các khu rừng lâu năm, có tác động tích cực đến chất lượng không khí thông qua các hợp đồng tiêu chuẩn hóa. Trong ngày đầu tiên CIX khai trương, đã có 12.000 tấn CO2 được mua/bán với giá trung bình 5,36USD mỗi tấn.

Hãng hàng không Singapore Airlines (SIA) cũng đã thử nghiệm chương trình cấp chứng chỉ carbon bằng cách sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững vào năm 2022. Lượng khí thải sẽ được chia nhỏ ra, và các doanh nghiệp bay với SIA sẽ được cấp chứng nhận về nỗ lực giảm phát thải để có thể công bố với nhà đầu tư.

Sàn giao dịch tín chỉ carbon BCX thuộc sàn giao dịch chứng khoán Malaysia Bursa Malaysia đã khai trương vào năm 2022. Sàn giao dịch chứng khoán Indonesia IDX cũng ra mắt sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2023, trong bối cảnh Indonesia là quốc gia phụ thuộc vào than đá đang nỗ lực tìm cách huy động các nguồn lực để giảm khí phát thải.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Cần cấp bách đào tạo nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon

NGUYỄN LY |

Với mục tiêu phát triển kinh tế xanh, nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực giảm phát thải carbon đang ngày càng cấp bách.

Nguồn lợi từ việc bán tín chỉ carbon rừng và thảm cỏ biển

TIẾN NHẤT |

2 năm trở lại, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện thí điểm, chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ carbon). Số tiền thu được từ việc bán tín chỉ carbon chưa lớn, nhưng nhiều tiềm năng về rừng, thảm cỏ biển chưa được khai phá, hứa hẹn sẽ thu được nhiều giá trị trong tương lai.

Đà Nẵng xin bán tín chỉ carbon để tăng thu nhập cho dân

Nguyễn Linh |

Đà Nẵng xin bổ sung vào Chương trình giảm phát thải để giúp nâng cao thu nhập cho người dân và nâng cao độ che phủ rừng trên địa bàn TP.

Người dân xóm Phao chằng chống nhà, căng mình trước bão số 3

CAO THƠM - HOÀNG LỘC |

Với sức mạnh của cơn bão số 3 Yagi, hàng chục hộ dân xóm Phao, phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội lo sợ nhà cửa tạm bợ bị cuốn trôi.

Áp thấp mới hình thành gần Biển Đông

Thanh Hà |

Tin bão, áp thấp mới nhất cho biết, áp thấp gần Biển Đông mới xuất hiện cùng với gió mùa tây nam đang ảnh hưởng tới thời tiết Philippines.

Cháu bé bị đạp nhiều lần vào lưng, bụng khi ăn dẫn đến tử vong

THANH TUẤN |

Gia Lai – Cháu K bị người cho ăn bạo hành, đạp vào lưng, bụng sau đó nhập viện và tử vong…

Công ty 42.000 công nhân ở Đồng Nai bắt đầu du lịch Đà Lạt

HÀ ANH CHIẾN |

724 công nhân đầu tiên của Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam (Đồng Nai) trong tổng số hơn 42.000 lao động đã xuất phát đi du lịch Đà Lạt.

VNG bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc mới

NGUYỄN ĐĂNG |

Ông Kelly Wong vừa được bổ nhiệm làm Quyền Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần VNG.

Cần cấp bách đào tạo nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon

NGUYỄN LY |

Với mục tiêu phát triển kinh tế xanh, nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực giảm phát thải carbon đang ngày càng cấp bách.

Nguồn lợi từ việc bán tín chỉ carbon rừng và thảm cỏ biển

TIẾN NHẤT |

2 năm trở lại, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện thí điểm, chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ carbon). Số tiền thu được từ việc bán tín chỉ carbon chưa lớn, nhưng nhiều tiềm năng về rừng, thảm cỏ biển chưa được khai phá, hứa hẹn sẽ thu được nhiều giá trị trong tương lai.

Đà Nẵng xin bán tín chỉ carbon để tăng thu nhập cho dân

Nguyễn Linh |

Đà Nẵng xin bổ sung vào Chương trình giảm phát thải để giúp nâng cao thu nhập cho người dân và nâng cao độ che phủ rừng trên địa bàn TP.