Phong tục "kì lạ" ngày Tết trên thảo nguyên Mông Cổ

CUNG HUYỀN (T/H) |

Người Mông Cổ vô cùng coi trọng màu trắng, vì vậy màu sắc chủ đạo này không thiếu trong các trang phục cổ truyền ngày Tết Nguyên đán. Đây là một trong những phong tục đặc biệt tại nơi này.

Tết cổ truyền của người Mông Cổ còn được gọi là tết Tsagaan Sar, hoặc tết Tháng Trắng. Đây là một trong những dịp trọng đại đất nước này. Thời điểm diễn ra Tết cổ truyền của người Mông Cổ trùng vào dịp tết Nguyên Đán của người Việt.

Tuy nhiên, do sự giao thoa văn hóa giữa hai quốc gia Trung Quốc và Nga nên Tết Nguyên đán của Mông Cổ không hoàn toàn giống với phong tục tập quán của phần lớn các nước Châu Á khác.

Tôn sùng màu trắng

Tsagaan Sar được dịch từ tiếng Mông Cổ sang tiếng Việt có nghĩa là tháng trắng. Nguồn gốc của tên gọi này có thể bắt nguồn từ màu trắng của mùa đông hay từ màu trắng của thực phẩm.

Tuyết phủ kín khắp mọi nơi trên đất nước Mông Cổ khi bước vào mùa đông. Ảnh minh họa.
Tuyết phủ kín khắp mọi nơi trên đất nước Mông Cổ khi bước vào mùa đông. Ảnh minh họa.

Thời điểm bắt đầu lễ Tsagaan Sar báo hiệu rằng mùa đông lạnh lẽo tại đây sắp chấm dứt, mùa xuân sắp tới, đây cũng là dịp các gia đình quần quần sum họp. Có lẽ vì lí do này, người dân Mông Cổ đặc biệt yêu thích màu trắng.

Người dân Mông Cổ tặng nhau những vật dụng màu trắng trong ngày Tết để cầu chúc những điều may mắn hạnh phúc sẽ đến với gia chủ.
Người dân Mông Cổ tặng nhau những vật dụng màu trắng trong ngày Tết để cầu chúc những điều may mắn hạnh phúc sẽ đến với gia chủ.

Người Mông Cổ coi màu trắng là biểu tượng của sự thuần khiết, đem lại sự cát tường, may mắn. Trong những ngày đầu năm mới, họ thường mặc đồ trắng hay tặng nhau những đồ vật có màu trắng.

Quỳ gối uống rượu

Nghi thức uống rượu tại đây hết sức cầu kì, đặc biệt trong những ngày tết còn diễn ra hết sức phức tạp. Vào ngày mùng 1, khi tới nhà người khác, việc đầu tiên phải làm là cúi đầu trước Phật đường, sau đó hành lễ với bậc trưởng bối trong nhà.

Người trẻ trong nhà phải phải có trách nhiệm thực hiện công việc này, tiền bối khi nhận rượu cũng phải quỳ gối tỏ lòng cảm kích. Đàn ông sẽ quỳ hai gối, cúi đầu xuống thấp, cung kính đưa hai tay về phía trước.

Con gái chưa gả chồng cũng hành lễ như vậy. Phụ nữ đã xuất giá chỉ cần quỳ một gối, tay phải đưa lên để mời rượu. Tân nương mới lấy chồng trong lúc kính rượu lại cần ca hát.

Uống trà khi Giao thừa

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, người Mông Cổ duy trì tập tục uống trà. Chén bát sẽ được rửa sạch bằng sữa ngựa.

 
Ảnh minh họa

Chủ nhà rót ra một chén trà đầu tiên, đem ra sân trước vẩy khắp 4 hướng. Chén trà thứ hai dành cho người chủ gia đình, các chén sau đó mời những thành viên còn lại.

Những phong tục bắt nguồn từ gia súc

Các cao niên tại Mông Cổ chuộng mốt mặc đồ như những người chăn dê: Khoác áo lông thú, đội mũ da, tay cầm một chiếc roi, liên tiếp quất vào không trung.

Thanh niên Mông Cổ thể hiện tài cưỡi ngựa của bản thân.
Thanh niên Mông Cổ thể hiện tài cưỡi ngựa của bản thân.

Hành động này xuất phát từ suy nghĩ trừ tà, bảo vệ dân làng và đàn gia súc. Cũng dịp này nam thanh nữ tú sẽ chọn một con ngựa tốt để thể hiện tại năng và đi dạo chơi thăm thú.

CUNG HUYỀN (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Ngày tết nói chuyện chữ

Nguyễn Văn |

Cùng với tiến trình sáng tạo văn minh của loài người, việc có chữ viết là một giá trị vĩ đại, nhưng chữ cũng bị “hàm oan” khi bị lạm dụng.

Sao Việt xúng xính diện áo dài du xuân Tết Nguyên Đán

Nguyên Linh |

Hoa hậu H'hen Niê, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, Tăng Thanh Hà... và một loạt các mỹ nhân Việt đều ưu ái lựa chọn tà áo dài để du xuân đầu năm. 

Người Châu Á thường ăn gì trong ngày Tết Nguyên Đán?

Nguyên Linh (T/H) |

Nếu Việt Nam thường ăn bánh chưng, Trung Quốc sẽ có há cảo, Singapore có gỏi Yusheng...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Ngày tết nói chuyện chữ

Nguyễn Văn |

Cùng với tiến trình sáng tạo văn minh của loài người, việc có chữ viết là một giá trị vĩ đại, nhưng chữ cũng bị “hàm oan” khi bị lạm dụng.

Sao Việt xúng xính diện áo dài du xuân Tết Nguyên Đán

Nguyên Linh |

Hoa hậu H'hen Niê, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, Tăng Thanh Hà... và một loạt các mỹ nhân Việt đều ưu ái lựa chọn tà áo dài để du xuân đầu năm. 

Người Châu Á thường ăn gì trong ngày Tết Nguyên Đán?

Nguyên Linh (T/H) |

Nếu Việt Nam thường ăn bánh chưng, Trung Quốc sẽ có há cảo, Singapore có gỏi Yusheng...