Nước soán ngôi Nga thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho EU

Song Minh |

Na Uy và Mỹ lần lượt trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ nhất và thứ hai cho EU.

Na Uy đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho EU sau khi nguồn cung từ Nga sụt giảm mạnh - RT đưa tin.

Các dòng khí đốt của Na Uy được vận chuyển hàng ngày qua đường ống từ thềm lục địa Na Uy đến các nhà ga tiếp nhận ở Bỉ, Pháp, Vương quốc Anh và Đức.

Na Uy nằm trong số 10 quốc gia sản xuất khí đốt hàng đầu trên thế giới và luôn là nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên quan trọng cho Liên minh Châu Âu.

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina vào cuối tháng 2 năm nay dẫn đến việc xuất khẩu khí đốt sang EU giảm đáng kể, đặc biệt là bắt đầu từ tháng 6, làm tăng tầm quan trọng của Na Uy như một nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho khu vực.

Na Uy không phải là thành viên của EU, nhưng là một đối tác thương mại quan trọng và là thành viên của Khu vực Kinh tế Châu Âu. Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), vào tháng 3 năm nay, chính phủ Na Uy đã cho phép tăng sản lượng khí đốt tự nhiên khoảng 0,14 tỉ feet khối mỗi ngày đến cuối năm 2022, chủ yếu từ hai mỏ hiện có. Năm 2021, Na Uy sản xuất 11,1 tỉ feet khối mỗi ngày.

Năm 1990, Na Uy xuất khẩu gần như toàn bộ (92%) trong số 2,7 tỉ feet khối mỗi ngày mà nước này sản xuất. Trong 40 năm kể từ đó, tỉ lệ này vẫn khá ổn định: Na Uy xuất khẩu trung bình 94% sản lượng hàng năm.

Năm 2021, Na Uy là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ ba trên thế giới sau Nga và Mỹ.

Hầu hết lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Na Uy được vận chuyển qua hệ thống đường ống dẫn khí rộng lớn của nước này, và khối lượng nhỏ hơn được xuất khẩu dưới dạng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Vào tháng 6.2022, Na Uy mở lại cơ sở LNG ở Hammerfest, có thể cho phép tăng xuất khẩu khí đốt tự nhiên khoảng 0,7 tỉ feet khối/ngày.

Hammerfest xử lý khí tự nhiên từ mỏ Snøhvit gần đó ở biển Barents. Năm 2019 - năm cuối cùng cơ sở hóa lỏng hoạt động hoàn toàn - 5% lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Na Uy được vận chuyển dưới dạng LNG.

Năm 2021, Na Uy đầu tư gần 4% GDP, tương đương 18 tỉ USD, vào khai thác dầu thô, khí đốt tự nhiên và vận chuyển bằng đường ống.

Sau Na Uy, Mỹ trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai của EU - Phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu Valdis Dombrovskis cho biết hôm 3.11 tại một hội nghị kinh tế ở Latvia.

Mỹ trở thành nhà cung cấp LNG lớn thứ hai cho EU. Ảnh: Getty
Mỹ trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho EU, chủ yếu là LNG. Ảnh: Getty

“Chúng tôi đã xây dựng lại hoàn toàn cấu trúc các nhà cung cấp cho EU. Na Uy hiện là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất, tiếp theo là Mỹ, quốc gia cung cấp LNG cho chúng tôi” - TASS dẫn lời ông Dombrovskis nói.

Trước năm nay, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho EU, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của khu vực. Tuy nhiên, sau khi Mátxcơva bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraina và phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt tiếp theo, nguồn cung của Nga giảm xuống chỉ còn 9% hàng nhập khẩu của EU.

Mỹ đã trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba của EU vào năm ngoái, vượt qua Algeria. Vào năm 2022, các lô hàng LNG của Mỹ đã được đẩy mạnh hơn nữa và hiện chiếm gần một nửa tổng lượng LNG mua của khối.

Tuy nhiên, một số người chỉ trích Washington lợi dụng cuộc khủng hoảng năng lượng trong khu vực, vì giá LNG của Mỹ cao hơn gấp 4 lần so với khí đốt của Nga.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Thế giới khó có cách nào thoát phụ thuộc khí đốt Nga

Khánh Minh |

Nỗ lực của thế giới thoát khỏi phụ thuộc khí đốt Nga dường như bế tắc khi xuất khẩu của Nga tiếp tục tăng cao.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan mới của EU về khí đốt

Ngọc Vân |

EU đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan mới về khí đốt khi nhiều công ty bị lỗ và chỉ 10% lượng khí dự trữ của Châu Âu được coi là dự trữ quốc gia.

Nga tính bước tiếp theo sau công bố kết quả điều tra vụ Nord Stream

Ngọc Vân |

Nga đang tính bước tiếp theo sau khi kết quả điều tra vụ Nord Stream cho thấy đường ống dẫn khí bị hư hại do "hành động khủng bố".

Khởi tố, bắt tạm giam thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (22.2) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Đỗ Hữu Ca – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Khởi tố, bắt giam kẻ dùng tuýp sắt dài hơn một mét đánh shipper gãy 2 tay

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Chỉ vì phí ship 30.000 đồng dẫn đến tranh cãi mà một cặp vợ chồng ở Quảng Ngãi đã dùng tuýp sắt, ghế inox đánh một nam shipper gãy 2 tay.

Chưa có đường tránh phục vụ mở rộng Sân bay Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Một tuyến đường dân sinh có hàng nghìn phương tiện lưu thông mỗi ngày sẽ bị đóng để làm Sân bay Điện Biên. Tuy nhiên, hiện đường tránh vẫn chưa được xây dựng.

Đàm phán giá thành công 64 biệt dược, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng

Thùy Linh |

Ngày 22.2, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã đàm phán giá với 69 thuốc biệt dược, thuốc gốc có giá trị sử dụng lớn. 64 loại biệt dược đã được đàm phán giá thành công, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng.

Thực nghiệm hiện trường vụ mẹ ruột tiếp tay cho người tình xâm hại con gái

L.N |

Tuyên Quang - Cơ quan công an đánh giá vụ án bé gái 10 tuổi bị xâm hại tình dục đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận, cần phải xử lý nghiêm.

Thế giới khó có cách nào thoát phụ thuộc khí đốt Nga

Khánh Minh |

Nỗ lực của thế giới thoát khỏi phụ thuộc khí đốt Nga dường như bế tắc khi xuất khẩu của Nga tiếp tục tăng cao.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan mới của EU về khí đốt

Ngọc Vân |

EU đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan mới về khí đốt khi nhiều công ty bị lỗ và chỉ 10% lượng khí dự trữ của Châu Âu được coi là dự trữ quốc gia.

Nga tính bước tiếp theo sau công bố kết quả điều tra vụ Nord Stream

Ngọc Vân |

Nga đang tính bước tiếp theo sau khi kết quả điều tra vụ Nord Stream cho thấy đường ống dẫn khí bị hư hại do "hành động khủng bố".