Nhìn lại thế giới 2022: Nhiều biến động nhưng không hỗn loạn

Ngạc Ngư |

Trong năm 2022, diễn biến bất ngờ nhất và tác động mạnh mẽ, sâu rộng nhất trên nhiều phương diện là cuộc xung đột ở Ukraina giữa Nga và Ukraina.

Cuộc xung đột này, bất kể rồi đây sẽ kết thúc như thế nào, làm cho thế giới thay đổi. Những tác động rất đa dạng và mạnh mẽ của nó khiến cho thế giới trong năm 2022 có nhiều bất an và bất ổn hơn những năm trước. Cuộc xung đột này không chỉ đơn thuần là chuyện riêng giữa Nga và Ukraina mà còn tác động đến quan hệ giữa Nga với phe các nước Phương Tây ở Châu Âu.

Vì thế, không những chỉ có an ninh và ổn định, chính trị và kinh tế hiện tại và trong tương lai của cả Châu Âu bị ảnh hưởng mà cả quan hệ quốc tế và chính trị thế giới nữa. Rất nhiều mối quan hệ chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại quốc tế bị ảnh hưởng bởi đột biến nổi bật nhất của năm 2022 này không chỉ có ở trong năm 2022 và còn ở cả những năm sắp tới.

Năm 2022 chứng kiến sự phân bè chia phái rõ rệt giữa Mỹ và các nước Phương Tây với Nga và Trung Quốc. Điều này đẩy tất cả các đối tác khác trên thế giới vào tình thế khó xử về chính trị đối ngoại và khó khăn về kinh tế và thương mại. Cân bằng quan hệ để bảo tồn và thực hiện được tốt nhất lợi ích cơ bản là bài toán nan giải nhất đặt ra cho các đối tác này trong năm 2022. Các mối quan hệ chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại quốc tế vì thế bị xáo trộn rất mạnh.

Điểm sáng trong bức tranh chung về thế giới năm 2022 là dịch bệnh cơ bản đã bị kiềm chế và kiểm soát trên phạm vi rất rộng của thế giới. Cả thế giới đã có được những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc phòng ngừa và ứng phó dịch bệnh và có được sự chuẩn bị đối phó hiệu quả hơn và kịp thời hơn cho tương lai.

Những tác động và hiệu ứng tích cực của điều này lại bị hạn chế đáng kể bởi cuộc chiến ở Ukraina và hệ lụy trực tiếp của nó thể hiện cụ thể nhất ở các biện pháp chính sách nhằm vào nhau và trả đũa lẫn nhau giữa Mỹ, EU, Nato, G7 và đồng minh với Nga. Chẳng hạn như việc phe này cấm vận Nga xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, áp giá trần đối với xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga đã can thiệp trực tiếp vào chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu, gây ra tình trạng khủng hoảng năng lượng và tăng giá tiêu dùng về năng lượng ở nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, nguy cơ bùng phát khủng hoảng lương thực ở nhiều quốc gia do chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu bị gián đoạn cũng đặc biệt nổi cộm.

Diễn biến và bối cảnh tình hình chính trị an ninh thế giới và quan hệ quốc tế như trên làm cho kinh tế và thương mại thế giới không thể khôi phục lại được nhịp độ và đà tăng trưởng như đã có ở thời trước khi bùng phát dịch bệnh. Kinh tế thế giới tuy không sa vào suy thoái nhưng chỉ tăng trưởng được ở mức độ thấp. Thương mại thế giới tuy không ngưng trệ nhưng vẫn còn rất trì trệ. Tình trạng này chỉ có triển vọng được cải thiện rất ít trong năm 2023 sắp tới.

Cả thế giới bị cuốn hút vào những đột biến và diễn biến mới nên gần như mọi vấn đề đặt ra và cần được giải quyết lâu nay đều không có được tiền đề, điều kiện và cơ hội thuận lợi cần thiết để có được giải pháp hoặc tiến triển khai thông đột phá hướng tới giải pháp dứt điểm và ổn thỏa lâu bền. Các cuộc xung đột khu vực, vấn đề hạt nhân của Iran và Triều Tiên, tranh chấp và xung khắc thương mại, bất hòa song phương giữa một số quốc gia và vùng lãnh thổ.... đều vẫn còn dai dẳng khi thế giới để lại năm 2022 ở phía sau để bước vào năm 2023. Ở một trong những vấn đề nổi cộm nhất là chống biến đổi khí hậu Trái đất, tiến triển tích cực duy nhất là thỏa thuận của các thành viên tham dự hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc lần thứ 27 về khí hậu Trái đất (COP 27) về thành lập quỹ tài chính bồi thường tổn hại cho các nước nghèo và đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nhất bởi biến đổi khí hậu Trái đất.

Thế giới năm 2022 như thế đấy. Nhiều biến động dữ dội nhưng thế giới năm 2022 không bị đảo lộn hoàn toàn và hỗn loạn. Điều bất ngờ luôn có thể xảy ra gây rung chuyển cả thế giới nhưng không phải vì thế mà hủy hoại được tất cả những thành quả mà thế giới đã đạt được cho đến nay làm nền tảng và trụ cột cho thế giới loài người tiếp tục tồn tại và phát triển.

Ngạc Ngư
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Quốc phòng Nga thị sát thực địa chiến sự Ukraina

Thanh Hà |

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu có cuộc thị sát trên không các vị trí của các lực lượng Nga và trao đổi với các chỉ huy, binh sĩ.

EU chịu hậu quả vì xung đột Nga - Ukraina nghiêm trọng hơn Mỹ

Khánh Minh |

Tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraina đối với EU nghiêm trọng hơn so với Mỹ, theo Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel.

EU cho rằng Mỹ đang trục lợi từ xung đột Nga - Ukraina

Song Minh |

Mỹ đang trục lợi từ xung đột Nga - Ukraina, theo các quan chức cấp cao Liên minh Châu Âu.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga thị sát thực địa chiến sự Ukraina

Thanh Hà |

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu có cuộc thị sát trên không các vị trí của các lực lượng Nga và trao đổi với các chỉ huy, binh sĩ.

EU chịu hậu quả vì xung đột Nga - Ukraina nghiêm trọng hơn Mỹ

Khánh Minh |

Tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraina đối với EU nghiêm trọng hơn so với Mỹ, theo Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel.

EU cho rằng Mỹ đang trục lợi từ xung đột Nga - Ukraina

Song Minh |

Mỹ đang trục lợi từ xung đột Nga - Ukraina, theo các quan chức cấp cao Liên minh Châu Âu.