Mỹ quyết "dứt áo ra đi" khỏi UNESCO nhằm bênh vực đồng minh Israel

Hà Liên |

Mỹ và Israel ngày 12.10 tuyên bố rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO), sau khi Washington cáo buộc tổ chức này có thái độ thành kiến với Israel.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho hay: "Quyết định này phản ánh mối quan ngại của Mỹ với những khoản nợ quá hạn của UNESCO, sự cần thiết phải cải cách cơ bản trong tổ chức và sự thành kiến với Israel đang tiếp diễn trong tổ chức". 

Vài giờ sau, Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố, Israel cũng sẽ rút khỏi tổ chức UNESCO đồng thời gọi quyết định của Mỹ "dũng cảm và có đạo đức".

Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova bày tỏ sự thất vọng với thông tin trên: "Vào thời điểm các cuộc xung đột đang phá hủy sự bình yên của các xã hội trên toàn thế giới, thật đáng tiếc khi Mỹ rút khỏi tổ chức của Liên Hợp Quốc nhằm thúc đẩy giáo dục vì hòa bình và bảo vệ các nền văn hóa".

"Đây là một tổn thất đối với đại gia đình Liên Hợp Quốc và là tổn thất lớn đối với chủ nghĩa đa phương", bà Irina Bokova nhấn mạnh. 

Washington từng từ chối tài trợ cho UNESCO từ năm 2011, khi tổ chức này thừa nhận Palestine là thành viên chính thức. Khoản nợ đóng góp theo cam kết 80 triệu USD mỗi năm của Washington cho tổ chức này kể từ đó đã vượt quá 500 triệu USD.

Mỹ và Israel góp mặt trong nhóm 14/194 thành viên UNESCO bỏ phiếu chống lại việc thừa nhận người Palestine. 

Theo các quy tắc của UNESCO, việc Mỹ rút khỏi tổ chức sẽ chính thức có hiệu lực vào cuối tháng 12.2018. Theo Reuters, việc nhà tài trợ lớn thứ 5 tuyên bố rút khỏi UNESCO là một cú sốc lớn cho tổ chức có trụ sở ở Paris. UNESCO được thành lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 nhằm giúp bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên trên khắp thế giới.

Hà Liên
TIN LIÊN QUAN

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Trung Quốc mở cửa và lãi suất chi phối thị trường hàng hóa 2023

Song Minh |

Lãi suất của Fed và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là những biến số chính trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm nay, sau khi nhiều mặt hàng thiết lập mức cao lịch sử vào năm 2022 do lạm phát và chiến sự Ukraina.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Những giải pháp nào vực dậy thị trường bất động sản năm 2023?

Bảo Chương |

Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.

Dòng vốn khối ngoại không còn lạc nhịp với thị trường

Gia Miêu |

Đà mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại được giới chuyên gia đánh giá là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh tâm lý thị trường giao dịch thận trọng, từ đó tạo lực nâng đỡ cho thị trường trong thời gian tới.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.