Mỹ đang đẩy Nhật Bản và Trung Quốc xích lại gần nhau

VÂN ANH |

Mối lo ngại chung về chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Donald Trump được xem là một trong những yếu tố mở đường cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm 3 ngày đến Trung Quốc của nhà lãnh đạo Nhật Bản từ 25 - 27.10.

Giới chức Tokyo cho biết, chuyến thăm Trung Quốc của ông Abe sẽ đưa quan hệ song phương vào “quỹ đạo mới” trong bối cảnh hai bên kỷ niệm 40 năm ngày ký hiệp ước hoà bình và hữu nghị.

Thúc đẩy thương mại

Về mặt lịch sử, Trung Quốc và Nhật Bản có những mối quan hệ rất khác với Mỹ, một bên là đối thủ, một bên là đồng minh thân cận, nhưng giờ đây cả hai nước đều đối mặt với những phàn nàn từ chính quyền Tổng thống Donald Trump. Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng trong cuộc chiến thương mại, hai bên đánh thuế vào hàng trăm tỉ USD hàng hoá của nhau. Gần đây, căng thẳng Mỹ - Trung còn lan rộng ra cả lĩnh vực quân sự và chính trị, với những cáo buộc không bằng chứng của Washington rằng Bắc Kinh can thiệp bầu cử Mỹ.

Đối với Nhật Bản, xung đột với Mỹ phức tạp và bất ngờ hơn, bởi Washington là đồng minh quân sự và ngoại giao thân thiết của Tokyo hơn 70 năm qua. Thủ tướng Abe là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên gặp Tổng thống Trump sau cuộc bầu cử 2016. Mặc dù hai bên có nhiều cuộc gặp, song Nhật Bản dường như bị Mỹ “bỏ rơi” trong một số nỗ lực quốc tế, chẳng hạn như trong vấn đề Triều Tiên trong năm nay. Ngoài ra, không giống như những đồng minh khác của Mỹ như Australia, Nhật Bản không những không được ông Donald Trump miễn thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu, mà còn bị chỉ trích khắc nghiệt về thặng dư thương mại 70 tỉ USD với Mỹ.

“Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Abe diễn ra vào thời điểm cả Bắc Kinh và Tokyo có mối quan ngại chung về Washington, đặc biệt là về các chính sách của Tổng thống Donald Trump. Điều đó thúc đẩy Trung Quốc và Nhật Bản cải thiện quan hệ bất chấp những bất đồng về lịch sử và địa chính trị” - CNBC dẫn lời ông Victor Teo, phó giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Nhật Bản của Đại học Hong Kong.

“Việc Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh chính sách Nước Mỹ trên hết và phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc khiến Bắc Kinh có động lực gần gũi hơn với Tokyo. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng cảm thấy phần nào bị Mỹ bỏ rơi khi ông Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP” - ông Glen Fukushima, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ nói và bổ sung rằng, cả Nhật Bản và Trung Quốc đều nhìn thấy lợi ích kinh tế của việc tăng cường quan hệ.

Tháp tùng ông Abe trong chuyến thăm là phái đoàn 500 doanh nghiệp với hy vọng tiếp cận được tầng lớp tiêu dùng trung lưu đang phát triển nhanh ở Trung Quốc - ông Rory Green, nhà kinh tế Châu Á tại TS Lombard nói. Còn theo tờ SCMP, trong chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc của một Thủ tướng Nhật Bản trong 11 năm, hai bên dự kiến công bố 30 dự án về hạ tầng cơ sở.

Giải quyết khác biệt

Mặc dù mối quan ngại với Mỹ khiến Nhật Bản và Trung Quốc xích lại gần nhau, song lịch sử khó khăn giữa hai bên khiến cho việc thiết lập lại cách tiếp cận lâu dài trở nên khó khăn hơn. Giới phân tích nhận định rằng, chuyến thăm của ông Abe dường như không dẫn đến một đột phá ngoại giao nào đáng kể.

Tiến trình “bình thường hoá” quan hệ gặp trở ngại vào năm 2012 sau khi mối quan hệ sóng gió có lịch sử từ thời kết thúc Chiến tranh Lạnh lại bị “bồi” thêm bởi việc Nhật Bản quốc hữu hoá một số hòn đảo trong chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Vài năm sau, mối quan hệ dần ấm lên khi ông Abe trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật Bản trong 15 năm dự kỷ niệm quốc khánh tại Đại sứ quán Trung Quốc vào năm 2017.

Bên cạnh đó, vừa mới tuần này, Tokyo thông báo chấm dứt viện trợ ODA cho Bắc Kinh sau khi đã cấp hơn 32 tỉ USD trong hơn 40 năm qua. Giới chức Tokyo nói rằng, viện trợ kinh tế đã “hoàn thành vai trò” trong việc chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc.

VÂN ANH
TIN LIÊN QUAN

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.