Loạt nguyên nhân khiến lũ lụt gây hậu quả thảm khốc ở Libya

Thanh Hà |

Ngoài nguyên nhân bão mạnh, thảm họa lũ lụt ở Libya còn trầm trọng hơn do sự kết hợp của nhiều yếu tố, gồm cơ sở hạ tầng cũ kỹ, xuống cấp, cảnh báo không đầy đủ và tác động của cuộc biến đổi khí hậu đang gia tăng.

Khoảng 3h sáng 11.9, khi cư dân ở Derna, Libya đang ngủ, một tiếng nổ lớn vang lên. Một con đập vỡ. Một làn sóng nước khổng lồ hướng về phía thành phố ven biển Libya, cướp đi sinh mạng hàng nghìn người trong khi toàn bộ khu dân cư bị cuốn ra biển.

Ít nhất 5.000 người ở Libya thiệt mạng vì lũ lụt trong tuần này, Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới thông tin.

Thành phố Derna ở phía đông Libya, tâm chấn của thảm họa, có dân số khoảng 100.000 người trước thảm kịch. Giới chức thông tin, ít nhất 10.000 người vẫn mất tích.

Theo Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC), các tòa nhà, nhà ở và cơ sở hạ tầng đã bị “xóa sổ” khi cơn sóng cao 7 mét ập vào thành phố.

Với hàng nghìn người thiệt mạng và nhiều người khác vẫn mất tích, theo CNN, câu hỏi đặt ra là vì sao cơn bão này cũng đổ bộ Hy Lạp và các nước khác nhưng không gây tàn phá nặng nề nhiều như ở Libya.

Các chuyên gia cho hay, ngoài bão mạnh, thảm họa ở Libya còn trầm trọng hơn do sự kết hợp của nhiều yếu tố, gồm cơ sở hạ tầng cũ kỹ, xuống cấp, cảnh báo không đầy đủ và tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu đang gia tăng.

Lượng mưa cực lớn trút xuống Libya ngày 10.9 là do hệ thống bão Daniel gây ra. Sau khi càn quét Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria, gây lũ lụt nghiêm trọng khiến hơn 20 người thiệt mạng, bão Daniel đã mạnh lên khi băng qua vùng nước nóng bất thường của Địa Trung Hải trước khi trút mưa xối xả xuống Libya ngày 10.9.

Bão Daniel gây mưa kỷ lục hơn 414 mm trong 24 giờ cho Al-Bayda, một thành phố phía tây Derna.

CNN cho hay, dù còn quá sớm để khẳng định cơn bão là do khủng hoảng khí hậu nhưng các nhà khoa học tin rằng biến đổi khí hậu đang làm tăng cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão.

Theo nghiên cứu do Đại học Sebha của Libya xuất bản năm ngoái, Derna dễ bị lũ lụt và các hồ chứa ở đây gây ra ít nhất 5 trận lũ lụt chết người kể từ năm 1942, với trận lũ mới nhất xảy ra năm 2011.

Hai đập bị vỡ ngày 11.9 được xây dựng cách đây khoảng nửa thế kỷ, từ năm 1973 đến năm 1977, do một công ty xây dựng Nam Tư thực hiện.

Đập Derna cao 75 mét với sức chứa 18 triệu mét khối. Đập thứ hai, Mansour, cao 45 mét, với dung tích 1,5 triệu mét khối.

Phó thị trưởng thành phố Ahmed Madroud thông tin với Al Jazeera rằng những con đập đó đã không được bảo trì kể từ năm 2002.

Derna từng bị tàn phá trong lịch sử và cơ sở hạ tầng của thành phố đã bị hư hỏng sau nhiều năm xung đột, từ chiến đấu với IS sau đó là các cuộc chiến của chỉ huy miền đông Khalifa Haftar và Quân đội Quốc gia Libya (LNA).

Petteri Taalas - người đứng đầu Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc - cho biết, những cảnh báo tốt hơn có thể tránh được phần lớn thương vong ở Derna.

Nếu có một dịch vụ khí tượng hoạt động bình thường, họ sẽ đưa ra cảnh báo và lực lượng quản lý khẩn cấp sẽ có thể sơ tán người dân, tránh được hầu hết thương vong về người, ông Taalas nói.

Ông Talaas nói thêm, bất ổn chính trị ở Libya ảnh hưởng đến nỗ lực của WMO trong hợp tác với chính phủ Libya để cải thiện các hệ thống cảnh báo.

Tuy nhiên, ngay cả những hệ thống cảnh báo sớm mạnh mẽ cũng không đảm bảo rằng mọi sinh mạng đều có thể được cứu, Hannah Cloke - giáo sư thủy văn tại Đại học Reading ở Anh - lưu ý.

Bà chỉ ra, việc vỡ đập rất khó dự đoán, diễn ra nhanh và dữ dội. "Có một lượng nước khổng lồ đang nuốt chửng toàn bộ thành phố. “Đây là một trong những loại lũ lụt tồi tệ nhất từng xảy ra” - bà nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Hong Kong hứng đợt mưa bão nghiêm trọng thứ 3 trong 2 tuần

Thanh Hà |

Hong Kong (Trung Quốc) đóng cửa trường học trong ngày 14.9 sau khi mưa lớn khiến cơ quan thời tiết nâng cao cảnh báo mưa bão lên mức cao thứ hai.

5.300 người nghi thiệt mạng trong lũ lụt thảm khốc ở Libya

Thanh Hà |

5.300 người nghi đã chết và 10.000 người mất tích sau khi mưa lớn ở phía đông bắc Libya làm 2 con đập bị vỡ, khiến nước dồn về những khu vực vốn ngập lụt.

Bão lũ thảm khốc chưa từng có, hàng nghìn người thiệt mạng ở Libya

Khánh Minh |

Cơn bão Daniel gây lũ lụt thảm khốc khiến hơn 2.000 người thiệt mạng, khoảng 5.000 - 6.000 người vẫn mất tích ở Libya.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể từ bỏ quy trình gia nhập EU

Song Minh |

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích báo cáo gần đây của Nghị viện EU cáo buộc Ankara từ bỏ “các giá trị” của khối.

Giữa những ồn ào

Minh Bằng |

“10% cuộc sống được tạo nên từ những chuyện xảy ra với chính bạn, 90% còn lại được quyết định bởi cách bạn phản ứng với những điều đó”.

Người dân Anh chuộng dùng tiền mặt để thắt chặt chi tiêu

Thanh Vân (Theo The Guardian) |

Sau một thập kỷ suy giảm, số lượng thanh toán sử dụng tiền xu và tiền giấy tại Vương quốc Anh mới đây được thống kê đã tăng 7% so với năm ngoái.

Vụ cháy chung cư mini: Người vi phạm phải bồi thường thế nào?

Quỳnh Trang |

Vụ cháy chung cư mini (CCMN) ở phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội làm 56 người tử vong đã gây băn khoăn, lo lắng về công tác phòng cháy chữa cháy và cấp phép xây dựng. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Luật sư Chu Quang Minh - Giám đốc Công ty Luật FBLAW Nghệ An về vấn đề này.

Dự báo thời tiết hôm nay 17.9: Bắc Bộ giảm mưa, Nam Bộ có mưa lớn

Minh Hà |

Dự báo thời tiết hôm nay 17.9, Bắc Bộ có mây, mưa rào và dông. Nam Trung Bộ, Nam Bộ có mưa to.

Hong Kong hứng đợt mưa bão nghiêm trọng thứ 3 trong 2 tuần

Thanh Hà |

Hong Kong (Trung Quốc) đóng cửa trường học trong ngày 14.9 sau khi mưa lớn khiến cơ quan thời tiết nâng cao cảnh báo mưa bão lên mức cao thứ hai.

5.300 người nghi thiệt mạng trong lũ lụt thảm khốc ở Libya

Thanh Hà |

5.300 người nghi đã chết và 10.000 người mất tích sau khi mưa lớn ở phía đông bắc Libya làm 2 con đập bị vỡ, khiến nước dồn về những khu vực vốn ngập lụt.

Bão lũ thảm khốc chưa từng có, hàng nghìn người thiệt mạng ở Libya

Khánh Minh |

Cơn bão Daniel gây lũ lụt thảm khốc khiến hơn 2.000 người thiệt mạng, khoảng 5.000 - 6.000 người vẫn mất tích ở Libya.