Làn sóng dịch chuyển các công ty từ Trung Quốc sang Đông Nam Á

VÂN ANH |

Các công ty ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong đang có kế hoạch thuê thêm nhân công ở các thị trường rẻ hơn ở Châu Á trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng khiến nhiều công ty phải dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ và Bangladesh.

Điểm đến mới

Theo công ty tuyển dụng lãnh đạo DHR International có trụ sở ở Chicago (Mỹ), việc tìm kiếm để đa dạng hoá sản xuất từ Trung Quốc là một trong những động lực chính đằng sau việc tìm kiếm tài năng. “Trung Quốc đại lục vẫn là thị trường sản xuất quan trọng đối với nhiều công ty. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao ở các nước Đông Nam Á, nhiều nhà máy đang mở rộng sản xuất bên ngoài đại lục để chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại” - tờ SCMP dẫn lời Chủ tịch DHR Christine Greybe nói.

Còn ông David Nagy, đối tác quản lý khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của DHR cho biết, các nhà sản xuất cũng đang mở rộng sang những khu vực khác vì chi phí lao động ở đại lục tăng trong những năm gần đây. Theo ông Nagy, các điểm đến ưa thích bao gồm Thái Lan, Việt Nam và Malaysia.

“Kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu từ mùa hè này, chúng tôi nhận được nhiều yêu cầu từ các công ty muốn biết về quy chế tuyển dụng và các vấn đề khác ở Malaysia, Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, bởi họ đang xem xét chuyển một phần hoạt động từ Trung Quốc đại lục sang các nước này” - Jerry Chang, giám đốc điều hành công ty săn đầu người quốc tế Barons & Company nói. Ông cho biết, các công ty này chưa dịch chuyển ngay lập tức vì cần có thời gian để thành lập nhà máy ở thị trường Đông Nam Á, nhưng họ đang trong quá trình tiếp nhận thêm thông tin về nhu cầu tuyển dụng. Ông Chang tin tưởng xu hướng này sẽ tiếp tục, do chí phí hoạt động ngày càng gia tăng ở Trung Quốc đại lục.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào căng thẳng thương mại kể từ đầu tháng 7 đến nay, mỗi bên áp thuế 25% đối với 50 tỉ USD hàng hoá nhập khẩu của nhau. Căng thẳng có khả năng leo thang trong tuần này, khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump thông báo “trong vài ngày tới” sẽ áp dụng mức thuế mới với 200 tỉ USD hàng hoá Trung Quốc.

Nguy cơ chìm xuồng đàm phán thương mại

Tờ The Wall Street Journal dẫn lời 2 quan chức Nhà Trắng cho biết, mức thuế 10% (thay vì 25% như ban đầu) sẽ áp dụng đối với hơn 1.000 sản phẩm, gồm điện thoại thông minh, tivi, đồ chơi và một loạt sản phẩm khác.

Triển vọng về các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung dự kiến vào cuối tháng 9 dường như lu mờ trước động thái mới nhất này. Tờ The Wall Street đưa tin, Bắc Kinh có thể sẽ từ chối đề nghị mới của Washington tiến hành đàm phán thương mại, mặc dù không từ bỏ hoàn toàn. “Trung Quốc chưa bao giờ nói không muốn đàm phán với Mỹ” - ông Yang Weimin, cựu cố vấn chính sách kinh tế và ngoại giao của Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu hôm 16.9. “Tuy nhiên, Washington trước tiên nên thể hiện sự chân thành trong mong muốn giải quyết tranh chấp thương mại. Bắc Kinh không muốn đàm phán trong bối cảnh Washington gây sức ép”.

Trung Quốc đã tuyên bố sẽ đáp trả nếu Mỹ áp đặt thêm thuế. Hiện có thông tin rằng Bắc Kinh có thể hạn chế bán nguyên vật liệu, thiết bị và phụ tùng cho các công ty Mỹ như một cách trả đũa. “Trung Quốc có thể áp đặt hạn chế xuất khẩu ngoài việc đánh thuế” - cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vỹ cho biết tại một hội nghị của các học giả và giám đốc điều hành Mỹ - Trung. Những hạn chế này có thể đặc biệt ảnh hưởng đến Apple Inc, tập đoàn đặt dây chuyền lắp ráp iPhone tại Trung Quốc.

Giới chức Mỹ và Trung Quốc đã có các cuộc đàm phán thương mại căng thẳng hồi cuối tháng 8 trong một nỗ lực nhằm giải quyết những khác biệt đang tồn tại. Tuy nhiên, cuộc đàm phán đó không mang lại kết quả nào. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sau đó đã đề nghị Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tiếp tục đàm phán vào cuối tháng này.

VÂN ANH
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.