Giải mã vòng tròn băng khổng lồ bí ẩn ở Siberia

Phương Linh |

Những vòng tròn băng khổng lồ, bí ẩn hình thành trên mặt hồ Baikal ở Siberia đã gây hoang mang cho các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ qua, nhưng giờ đây bí ẩn đã được giải đáp.

Câu trả lời được đưa ra là các vòng tròn băng được tạo ra bởi dòng nước ấm, chuyển động theo hình tròn dưới lớp băng, được gọi là xoáy nước .

Dòng chảy mạnh của xoáy nước làm tan chảy lớp băng ở ngoài rìa, nhưng những dòng chảy yếu hơn giữ cho trung tâm vòng tròn đóng băng.

"Kết quả khảo sát thực địa của chúng tôi cho thấy có những xoáy nước ấm chảy theo chiều kim đồng hồ bên dưới lớp băng", ông Alexei Kouraev, nhà thủy văn học tại Đại học Toulouse, cho biết trong một tuyên bố của NASA .

"Ở trung tâm vòng xoáy, băng không tan mặc dù nước ấm, bởi vì dòng chảy yếu. Nhưng ở ranh giới vòng xoáy, dòng chảy mạnh hơn và nước ấm hơn dẫn đến tan băng", ông Alexei Kouraev cho biết.

Trong quá trình làm việc tại hiện trường, ông Kouraev và các đồng nghiệp của mình đã khoan các lỗ gần các vòng tròn băng và triển khai các cảm biến có khả năng đo nhiệt độ và độ mặn của nước tới độ sâu 213 m. Nước trong các xoáy nước ấm hơn từ -15 đến -16 độ C so với khu vực nước xung quanh.

Hầu hết các vòng băng xuất hiện trong tháng 3 hoặc tháng 4 và có đường kính khoảng 4,8 - 6,4 km - quá lớn để nhận ra từ mặt đất nhưng lại dễ dàng quan sát được từ vệ tinh. 1 số vòng tròn băng tồn tại rất ngắn ngủi chỉ trong 1 hoặc 2 ngày. 1 số khác kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng.

Nhiều nhà khoa học từng cho rằng các vòng tròn băng khổng lồ được hình thành từ khí thải khí metal ở đáy hồ, nhưng nghiên cứu mới đã chỉ ra kết quả khác.

Vòng tròn băng khổng lồ trên hồ Baikal quan sát từ vệ tinh. Ảnh: NASA
Vòng tròn băng khổng lồ trên hồ Baikal quan sát từ vệ tinh. Ảnh: NASA

Các giả thuyết khác về nguyên nhân của vòng tròn băng cũng đã được đưa ra, như các hiệu ứng khí quyển hoặc sinh học, các trò lừa bịp tinh vi và thậm chí được cho là do người ngoài hành tinh, ông Gizmodo cho biết.

Hồ Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất và sâu nhất thế giới - nơi sinh sống của nhiều loại cá không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới, bao gồm cả quần thể hải cẩu nước ngọt.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân gây ra các xoáy nước ở Baikal và cho rằng có thể do các kiểu gió, dòng sông chảy vào hồ và hình dạng của hồ.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Giải mã những hình ảnh kỳ bí trên trái đất được chụp từ vệ tinh

Khánh Minh |

Các nhà khoa học phát hiện thêm hàng trăm hình ảnh kỳ bí trên trái đất được chụp từ vệ tinh, được gọi là các geoglyph.

Google Earth giúp giải mã bí ẩn vụ mất tích hàng thập kỷ

Khánh Minh |

Google Earth đã giúp tìm ra một người đàn ông mất tích bí ẩn suốt 22 năm qua.

Giải mã hồ nước màu hồng bí ẩn

THEO JAIMEN HUDSON |

Hồ Hillier của Quần đảo Recherche, Úc mang sắc hồng bởi một loài tảo màu đỏ phát triển mạnh. 

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.