Động thái đáng ngại của các ngân hàng lớn nhất thế giới

Song Minh |

Các ngân hàng lớn nhất thế giới vẫn đổ tiền vào nhiên liệu hóa thạch dù đã cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển xanh.

CNN cho hay, các ngân hàng đã cam kết thực hiện các mục tiêu xanh, nhưng năm ngoái vẫn đổ hàng tỉ USD vào việc mở rộng khả năng sản xuất nhiên liệu hóa thạch bất chấp khủng hoảng khí hậu đang gia tăng.

Các ngân hàng đã cung cấp 673 tỉ USD để tài trợ cho ngành nhiên liệu hóa thạch vào năm ngoái, ngay cả khi các công ty dầu khí kiếm được 4 nghìn tỉ USD lợi nhuận - theo báo cáo thường niên Banking on Climate Chaos (Báo cáo Ngân hàng về hỗn loạn khí hậu) của nhóm các tổ chức phi lợi nhuận bao gồm The Rainforest Action Network và Sierra Club.

Trong khi các ngân hàng Canada cho vay ngày càng tăng cho mục đích này thì các ngân hàng ở Mỹ vẫn thống trị thị trường và chiếm 28% tổng nguồn tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch vào năm 2022.

Đứng đầu danh sách là JPMorgan Chase - nhà tài trợ lớn nhất cho nhiên liệu hóa thạch kể từ khi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký kết vào năm 2016.

Báo cáo cho thấy Citi Bank, Wells Fargo và Bank of America cũng nằm trong số năm nhà tài chính hóa thạch hàng đầu kể từ năm 2016.

Adele Shraiman - đại diện cấp cao Chiến dịch tài chính không hóa thạch của Câu lạc bộ Sierra - cho biết: “Các ngân hàng lớn của Mỹ đã đình trệ kế hoạch net-zero (phát thải ròng bằng 0) và không áp dụng các hạn chế tài chính mạnh mẽ hơn đối với các công ty đang thúc đẩy việc mở rộng nhiên liệu hóa thạch không bền vững”.

Các công ty dầu khí tăng trưởng chóng mặt khi cuộc khủng hoảng năng lượng do cuộc chiến của Nga ở Ukraina gây ra đã khiến giá cả tăng vọt, thách thức chất lượng cuộc sống và sự ổn định tài chính của người dân.

Lợi nhuận của ngành dầu khí toàn cầu đã tăng lên 4 nghìn tỉ USD vào năm 2022, từ mức trung bình 1,5 nghìn tỉ USD trong những năm gần đây - Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol cho biết vào tháng Hai.

Giá cao đã làm tăng lợi nhuận của các công ty năng lượng, khiến họ rủng rỉnh tiền mặt. Trong khi đó, các cổ đông cảm thấy may mắn nhờ các chương trình mua lại cổ phiếu khổng lồ.

Lợi nhuận kỉ lục đạt được sau khi 60 ngân hàng tư nhân lớn nhất thế giới cung cấp khoản tài chính trị giá 5,5 nghìn tỉ USD cho nhiên liệu hóa thạch trong bảy năm qua, theo báo cáo.

Citi Bank là một trong số năm nhà tài chính hóa thạch hàng đầu kể từ năm 2016. Ảnh: Xinhua
Citi Bank là một trong số năm nhà tài chính hóa thạch hàng đầu kể từ năm 2016. Ảnh: Xinhua

JPMorgan Chase, Citi Bank, Wells Fargo và Bank of America đều là thành viên của Liên minh Ngân hàng Net-Zero của Liên Hợp Quốc - nhóm các ngân hàng cam kết đạt được mức trung hòa carbon trong hoạt động của họ vào năm 2050.

“Bằng cách quay lưng lại với các cam kết về khí hậu và tăng gấp đôi sự hỗ trợ của họ đối với ngành nhiên liệu hóa thạch, các ngân hàng Phố Wall đang làm tăng khả năng xảy ra rủi ro hệ thống đối với nền kinh tế, bao gồm sự sụp đổ giá trị tài sản ven biển, sự cố bong bóng carbon và thị trường bảo hiểm hỗn loạn” - Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse, Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện, cho biết trong một tuyên bố.

Người phát ngôn của Liên minh Ngân hàng Net-Zero trước đây đã nói với CNN rằng các kế hoạch chuyển đổi toàn diện “sẽ cần nhiều năm để lập kế hoạch và thực hiện”.

Người phát ngôn cho biết thêm, việc thoái vốn ngay lập tức khỏi các dự án sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiện có có thể dẫn đến “những cú sốc thị trường cực độ”, có thể “tác động sâu sắc đến những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới”.

“Chúng tôi cung cấp tài chính cho toàn ngành năng lượng: hỗ trợ an ninh năng lượng, giúp khách hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi carbon thấp và tăng tài chính cho năng lượng sạch với mục tiêu 1 nghìn tỉ USD cho các sáng kiến ​​xanh vào năm 2030” - Charlotte Powell, người đứng đầu bộ phận truyền thông bền vững tại JPMorgan nói với CNN.

Báo cáo Ngân hàng về Hỗn loạn Khí hậu đã được xuất bản trong 14 năm. Báo cáo xem xét việc tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch của 60 ngân hàng lớn nhất trên thế giới.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Nga công bố trữ lượng khí đốt lớn chưa từng có

Ngọc Vân |

Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom cho biết Nga có đủ khí đốt trong một thế kỷ và mỗi năm lại phát hiện thêm trữ lượng mới.

Thêm một ngành năng lượng quan trọng của Nga đối mặt trừng phạt

Song Minh |

G7 tìm cách loại Nga ra khỏi thị trường năng lượng hạt nhân bất chấp việc này có thể sẽ làm “rung chuyển” thị trường.

Khủng hoảng ngân hàng Mỹ có thể cản trở châu Á chuyển đổi năng lượng

Duy Phương |

Sự sụp đổ của các ngân hàng Mỹ có thể ảnh hưởng tới các mục tiêu về khí hậu và quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch của châu Á khi các ngân hàng và quốc gia thắt chặt cho vay.

Bị mẹ gạn hỏi vì sao trong túi có tiền, nữ sinh lớp 9 thắt cổ tự tử

HẢI ĐĂNG |

Bị mẹ gạn hỏi vì sao trong túi có tiền, nữ sinh H.T.T.A, trường THCS Nghi Long (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) đã treo cổ tự tử.

Chứng khoán: Thanh khoản yếu, xu hướng thị trường chưa rõ ràng

Gia Miêu |

Thanh khoản ở các phiên tăng thấp hơn các phiên giảm trong nhịp điều chỉnh ngắn hạn cho thấy xu hướng giảm còn có thể tiếp diễn với thị trường chứng khoán.

Giới chuyên gia dự báo bất ngờ khi giá vàng vấp phải "cơn gió ngược"

Hải Danh |

Sau một tuần lao dốc, giá vàng được cho là đang đối diện nhiều áp lực. Kim loại quý trên thị trường thế giới có thể giảm sâu trong tuần này (24-29.4.2023).

Hoa hậu H'Hen Niê: Ban đầu mọi người nghĩ tôi trồng rừng để làm hình ảnh

Nhóm PV |

Thời gian gần đây, Hoa hậu H'Hen Niê liên tục xuất hiện với những dự án cộng đồng trong đó có việc trồng 5ha rừng, góp phần lan tỏa những điều tích cực về thông điệp bảo vệ môi trường. Trong số Podcast ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng trò chuyện với Hoa hậu H’Hen Nie để nghe cô kể về hành trình trồng rừng cũng như các hoạt động cộng đồng nhiều ý nghĩa trong thời gian qua.

Thêm sản phẩm du lịch lịch sử mới lạ, Nhà tù Hỏa Lò thu hút 2.000 khách/ngày

Thu Hiền |

Bằng nhiều hình thức vừa mang tính thời sự, lại bắt kịp xu hướng đang thịnh hành trên mạng xã hội, di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò đã trở thành địa điểm vô cùng "hot" đối với du khách trong và ngoài nước, thu về hơn 2.000 lượt khách/ngày.

Nga công bố trữ lượng khí đốt lớn chưa từng có

Ngọc Vân |

Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom cho biết Nga có đủ khí đốt trong một thế kỷ và mỗi năm lại phát hiện thêm trữ lượng mới.

Thêm một ngành năng lượng quan trọng của Nga đối mặt trừng phạt

Song Minh |

G7 tìm cách loại Nga ra khỏi thị trường năng lượng hạt nhân bất chấp việc này có thể sẽ làm “rung chuyển” thị trường.

Khủng hoảng ngân hàng Mỹ có thể cản trở châu Á chuyển đổi năng lượng

Duy Phương |

Sự sụp đổ của các ngân hàng Mỹ có thể ảnh hưởng tới các mục tiêu về khí hậu và quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch của châu Á khi các ngân hàng và quốc gia thắt chặt cho vay.