Thêm một ngành năng lượng quan trọng của Nga đối mặt trừng phạt

Song Minh |

G7 tìm cách loại Nga ra khỏi thị trường năng lượng hạt nhân bất chấp việc này có thể sẽ làm “rung chuyển” thị trường.

Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản và Pháp đã công bố một thỏa thuận nhằm giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng hạt nhân của Nga - RT đưa tin.

Năm thành viên của nhóm G7 đã thành lập một liên minh nhằm loại Nga khỏi thị trường năng lượng hạt nhân quốc tế. Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản và Pháp đã đạt được thỏa thuận bên lề cuộc họp G7 tại Sapporo, Nhật Bản - theo tuyên bố chung được Chính phủ Anh chia sẻ hôm 16.4.

Theo thỏa thuận, các quốc gia đồng minh cam kết sử dụng những nguồn lực và khả năng tương ứng của các ngành năng lượng hạt nhân dân sự ở mỗi quốc gia để “đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu uranium an toàn thông qua việc phát triển các chuỗi cung ứng chung không có Nga”.

Tài liệu cũng nêu rõ, năm quốc gia đã “xác định các lĩnh vực hợp tác tiềm năng về nhiên liệu hạt nhân để hỗ trợ cung cấp nhiên liệu ổn định cho các lò phản ứng hạt nhân đang vận hành hiện nay, cho phép phát triển và triển khai nhiên liệu cho các lò phản ứng tiên tiến trong tương lai, đồng thời đạt được mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Nga”.

Chính phủ Anh cho biết trong một thông cáo báo chí: “Các cam kết của G7 hôm nay giáng một đòn mạnh vào Nga, thể hiện quyết tâm quốc tế nhằm cô lập Nga hơn nữa trên phạm vi quốc tế”.

Bộ trưởng An ninh Năng lượng Anh Grant Shapps tuyên bố, Vương quốc Anh là "trung tâm của những nỗ lực toàn cầu để hỗ trợ Ukraina" và "đánh bại Nga", nói thêm rằng thỏa thuận mới nhất là "bước quan trọng tiếp theo, đoàn kết với các nước khác để cho thấy nước Nga không còn được chào đón nữa”.

Quốc kỳ Nga và những lá cờ có logo của Rosatom tung bay tại công trường xây dựng tháp giải nhiệt tại nhà máy điện hạt nhân Kursk II gần làng Makarovka bên ngoài Kurchatov, vùng Kursk, Nga. Ảnh: Sputnik/Rosatom
Quốc kỳ Nga và những lá cờ có logo của Rosatom ở công trường xây dựng tháp làm mát nhà máy điện hạt nhân Kursk II, tỉnh Kursk, Nga. Ảnh: Sputnik/Rosatom

Trong một động thái tương tự, Bộ Kinh tế Đức cho biết đã yêu cầu Ủy ban châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ngành năng lượng hạt nhân của Nga. EU cho đến nay vẫn kiềm chế không đưa nhiên liệu hạt nhân vào các gói trừng phạt Nga.

“Chính phủ liên bang đã thảo luận với Ủy ban châu Âu và ủng hộ việc đưa lĩnh vực hạt nhân dân sự vào gói trừng phạt tiếp theo của EU" - Bộ Kinh tế Đức cho biết trong một tuyên bố, đồng thời nói thêm rằng EU không nên “né tránh hành động quyết đoán trong lĩnh vực này”.

Đức đã đóng cửa ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng hôm 15.4, bất chấp những lời kêu gọi mở rộng hoạt động trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao.

Động thái này được đưa ra sau khi có thông tin tiết lộ vào tuần trước rằng một số quốc gia EU cũng đang lên kế hoạch cắt giảm sự phụ thuộc vào uranium của Nga bằng cách chuyển sang mua của Kazakhstan, theo Bloomberg.

Nga là một trong những nhà sản xuất uranium lớn nhất thế giới và cung cấp cho EU khoảng 20% ​​lượng uranium nhập khẩu vào năm 2020. Trong khi đó, Kazakhstan chiếm 23% và Niger 24%, theo dữ liệu do tổ chức môi trường Friends of the Earth của Đức tổng hợp.

Cả EU và Mỹ đều không trừng phạt lĩnh vực hạt nhân dân sự của Nga kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina vào tháng 2 năm ngoái. Tuy nhiên, một số quốc gia đã tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga. Trong số này có Mỹ, nước tiêu thụ uranium lớn nhất thế giới.

Mặc dù Washington đã đưa ra một số hạn chế đối với nhập khẩu năng lượng của Nga, song các biện pháp trừng phạt vẫn chưa nhắm mục tiêu vào uranium, bất chấp sức ép từ các thượng nghị sĩ Mỹ yêu cầu áp đặt lệnh cấm nhập khẩu.

EU đã áp đặt mười gói trừng phạt kinh tế, bao gồm cả những gói nhắm vào dầu khí của Nga, nhưng việc thông qua gói trừng phạt 11 có thể khó khăn bởi Hungary tuyên bố sẽ phản đối.

Hungary mua uranium từ Nga và các cơ quan năng lượng Hungary đang làm việc với công ty năng lượng hạt nhân nhà nước Nga Rosatom để mở rộng nhà máy điện hạt nhân duy nhất của đất nước.

Budapest nhiều lần lập luận, các biện pháp trừng phạt trước đây không làm suy yếu Nga đúng nghĩa và gây tổn hại cho nền kinh tế châu Âu. Chính phủ của Thủ tướng Viktor Orban khẳng định rằng nhiên liệu hạt nhân của Nga rất quan trọng đối với an ninh năng lượng của Hungary.

Trong khi đó, các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân cũng cảnh báo, bất kỳ sự gián đoạn nào trong việc cung cấp uranium của Nga sẽ làm rung chuyển thị trường và gây áp lực tăng giá.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Ukraina thông tin bất ngờ về các công ty phương Tây ở Nga

Song Minh |

Theo dữ liệu của Ukraina, cho đến nay, khoảng 200 công ty nước ngoài đã rời khỏi thị trường Nga trong bối cảnh Mátxcơva bị phương Tây trừng phạt vì chiến dịch quân sự ở Ukraina, chiếm chưa đến 10% thương hiệu quốc tế kinh doanh tại nước này.

Vận hành lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu bù năng lượng Nga

Song Minh |

Lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Phần Lan bắt đầu hoạt động sau 18 năm, bù đắp cho phần năng lượng bị Nga cắt.

Phần Lan kiện gã khổng lồ toàn cầu về tuabin cho Nga

Ngọc Vân |

Công ty Phần Lan kiện gã khổng lồ Đan Mạch vì chấm dứt hợp đồng cung cấp khoảng 50 tuabin gió cho Nga.

Chứng khoán: Cổ phiếu bất động sản hồi sinh, thị trường giữ đà tăng điểm

Gia Miêu |

Với việc thị trường chứng khoán tiếp diễn phục hồi và đóng cửa ở phía trên hỗ trợ kênh tăng giá hôm qua, chỉ số dự báo sẽ tiếp diễn đà hồi phục trong phiên tới và sẽ kiểm tra lại ngưỡng kháng cự 1.065 điểm.

Lã Thanh Huyền: Bạn bè nghệ sĩ của tôi có người hưởng lương vài triệu/tháng

Mi Lan - Huyền Chi |

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động về thu nhập của nghệ sĩ, diễn viên Lã Thanh Huyền khẳng định, “Có rất nhiều ngành nghề thu nhập cao hơn nghệ sĩ. Nhiều nghệ sĩ vẫn đang vất vả mưu sinh. Ở showbiz, có sự phân cấp về thu nhập giữa số đông nghệ sĩ và các ngôi sao”.

Hà Nội: Tiểu thương "lộng hành", chiếm dụng cầu bộ hành để kinh doanh

Việt Dũng |

Hiện nay, TP Hà Nội có khoảng 70 cầu đi bộ và 23 hầm đi bộ ở các nút giao cắt và khu vực gần bệnh viện, trường học, nơi có mật độ giao thông đông đúc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cầu vượt bộ hành và hầm đi bộ đã trở thành những điểm kinh doanh, bán hàng.

Bí mật trong mã QR code trên các tuyến đường, phố, di tích ở Lạng Sơn

Trần Tuấn |

Chỉ cần giơ camera điện thoại quét mã QR code trên bảng tên đường, phố, di tích ở Lạng Sơn là hiển thị ngay những thông tin hữu ích về ý nghĩa, đặc điểm tuyến đường, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử liên quan.

Vụ nữ sinh lớp 10 tự tử và sự thảm khốc của bạo lực học đường trên phim

Bình An |

Bộ phim “The Glory” gây sốc về vấn nạn bạo lực học đường. Phim mang đến thành công vang dội cho dàn diễn viên, trở thành phim được xem nhiều nhất trên các nền tảng số, nhưng đề tài này gần như bị bỏ quên trên màn ảnh Việt.

Ukraina thông tin bất ngờ về các công ty phương Tây ở Nga

Song Minh |

Theo dữ liệu của Ukraina, cho đến nay, khoảng 200 công ty nước ngoài đã rời khỏi thị trường Nga trong bối cảnh Mátxcơva bị phương Tây trừng phạt vì chiến dịch quân sự ở Ukraina, chiếm chưa đến 10% thương hiệu quốc tế kinh doanh tại nước này.

Vận hành lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu bù năng lượng Nga

Song Minh |

Lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Phần Lan bắt đầu hoạt động sau 18 năm, bù đắp cho phần năng lượng bị Nga cắt.

Phần Lan kiện gã khổng lồ toàn cầu về tuabin cho Nga

Ngọc Vân |

Công ty Phần Lan kiện gã khổng lồ Đan Mạch vì chấm dứt hợp đồng cung cấp khoảng 50 tuabin gió cho Nga.