Đài tưởng niệm các anh hùng Do Thái Yad Vashem

đỗ trung lai |

Gọi là "Đài tưởng niệm các anh hùng Do Thái Yad Vashem" (sau đây sẽ gọi tắt là "Đài tưởng niệm"), nhưng thực chất, đây là một bảo tàng lịch sử về thân phận cả dân tộc Do Thái trong Chiến tranh thế giới lần thứ I và thứ II.

1. Cuối những năm 40 của thế kỷ hai mươi, ngay sau khi tuyên bố thành lập Nhà nước Do Thái (nửa đêm 15.5.1948), các nhà lãnh đạo Do Thái đã quyết định xây dựng "Đài tưởng niệm" này, để tưởng nhớ những người Do Thái bị chết trong 2 cuộc chiến toàn cầu ấy.

"Cây phả hệ" của người Do Thái ở "Đài tưởng niệm" còn cho người ta thấy rõ, trong Chiến tranh thế giới lần thứ I, rất nhiều người Do Thái ở Đức đã gia nhập quân đội Đức, nhiều người đã thành sĩ quan trong đội quân này, nhiều người đã được nhận huân, huy chương các loại của nhà nước Đức thời ấy. Con số thống kê (chắc là chưa đầy đủ) cũng cho biết, có tới 12.000 người Do Thái đã chết trong Thế chiến I.

Ấy thế mà, chỉ tính từ khi tư tưởng bài Do Thái xuất hiện ở Châu Âu hiện đại, đặc biệt là ở Đức, cho đến khi Thế chiến II kết thúc, theo thống kê của chính người Do Thái, 18 triệu người trong số họ đã chết, nhiều gấp 15 lần số người Do Thái chết trong Thế chiến I! "6 triệu người của chúng tôi đã chết trong Thế chiến II chỉ là con số do các nhà báo, nhà sử học ngoài Do Thái đưa ra. 18 triệu mới là con số thực"- người hướng dẫn viên già, vốn đã tình nguyện làm hướng dẫn viên ở đây trên 30 năm, bảo tôi như vậy.

Trong "Đài tưởng niệm" cũng phóng to một bức vẽ lấy trong một cuốn sách mà A. Hitler viết từ năm 1924: Một con kền kền đang ấp 3 quả trứng. Một quả đề: "Do Thái", một quả đề: "Cộng sản" và một quả đề: "Thế giới ngầm!". Thế là, từ trước khi lên cầm quyền ở Đức nhiều năm, tức là từ khi còn trẻ, A.Hitler đã coi "họa" Do Thái ngang với "họa" Cộng sản, "họa" Xã hội đen và cho đó là "3 con kền kền" của tương lai, cần phải tiêu diệt từ trong trứng! Lên cầm quyền, A. Hiler đã hành xử như thế nào, chúng ta đều đã biết.

Trong "Đài tưởng niệm", luôn phát đi phát lại những thước phim tư liệu, do những người Do Thái còn sống hoặc những người thương Do Thái ở Châu Âu thời ấy quay được và tặng lại. Ở đó, người ta còn thấy, sau Thế chiến I, người Do Thái sống bình thường ở Ba Lan, ở Hungaria, ở Estonia. Người Do Thái ở nông thôn, ở thành thị, trẻ con Do Thái đi học và nhảy các điệu nhảy truyền thống Ba Lan...

Rồi tới trước Thế chiến II, đã thấy cảnh người Ba Lan, người Hungaria tuần hành nhân ngày Quốc tế Lao động 1.5. Họ hát Quốc tế ca và rước biểu ngữ, hô khẩu hiệu đoàn kết với người Do Thái, phản đối kỳ thị chủng tộc.

2. Nhưng với A. Hiler thì khác hẳn. Khi tôi hỏi người hướng dẫn già, rằng làm sao mà chỉ sau ít năm cầm quyền (từ 1933), A. Hiler lại có thể thổi bùng lên ngọn lửa bài Do Thái khốc liệt như thế, người tình nguyện viên già thong thả nói rằng, A. Hiler đã lợi dụng tất cả, từ chính trị đến tôn giáo, để chuẩn bị cho cuộc tàn sát người Do Thái của hắn. Lợi dụng sự thù địch của Thiên chúa giáo (và theo đó là của Chính thống giáo nhiều nước) với Do Thái giáo, hắn tuyên truyền tư tưởng bài Do Thái dày đặc, cấp tốc, quyết liệt trong các nhà thờ Thiên chúa giáo. Ở những nơi đó, người Do Thái không vào và không được vào, cho nên việc của hắn càng dễ.

Từ khi lên cầm quyền, bài Do Thái đã thành một quốc sách của hắn - để dòng giống Arien thành ra "thượng đẳng"; để người Đức, vốn theo Thiên chúa giáo, càng tin vào "sứ mệnh" của "Đức Quốc trưởng". "Nhưng anh thấy đấy, người Do Thái thì cũng có người thông minh giỏi giang, có người rất đỗi bình thường. Chúng tôi đâu có thông minh "thượng đẳng" mà người Arien phải tranh đoạt!" - ông nói.

"Từ nhà thờ Thiên chúa giáo, hắn tiến ra đường phố rồi tiến vào chốn tụng đình, để bài Do Thái. Những cuộc đốt sách do người Do Thái viết, kể cả sách của Karl Marx lẫn sách của A. Enstein, là những ví dụ. Hắn đốt cả nhật ký, cả thư gửi bạn gái của người Do Thái. Vụ án Drayfus lại là một ví dụ nữa" - ông nói tiếp.

Quả nhiên, ở "Đài tưởng niệm", có rất nhiều cuốn sách Do Thái, từ triết học, khoa học trở đi, bị đốt dở ngày ấy, giờ được đưa về trưng bày. Còn vụ án Drayfus thì văn hào E. Dola của Pháp, thi hào H. Haine của chính nước Đức đều đã lên tiếng. H. Haine viết: "Đầu tiên người ta đốt sách Do Thái rồi người ta giết người Do Thái"! Cuộc bài xích và tàn sát người Do Thái sau đó, cho thấy E. Dola và H. Haine đã đúng, đúng một cách đau đớn! Đau đớn tiếp theo, cuộc bài xích và tàn sát ấy lan dần ra Châu Âu, đặc biệt là ở những nước đồng minh của Đức, những nước bị Đức chiếm đóng và những nước nằm dưới cái ô đen tối của Đức quốc xã trong Thế chiến II!

Lịch sử nhiều khi rất kỳ cục. Đôi khi, nó đả lại người đã "viết" ra nó. Người Do Thái đi lính cho Đức trong Thế chiến I để rồi bị Đức quốc xã giết trong Thế chiến II. Đức gây ra cả hai cuộc thế chiến, để rồi bị lịch sử quay giáo, làm cho đau đớn bao năm! Đúng là không bao giờ nên "đùa" với lịch sử. "Đùa" quá trớn với một mình mình, mà còn ốm, nữa là!

3. Bây giờ, trong "Đài tưởng niệm", người Do Thái có cả một "Trường học quốc tế", để con em họ từ khắp thế giới có thể về đây học thuộc lòng lịch sử dân tộc họ. Rất rõ ràng và thấm thía, những bài học lịch sử ấy! Vì ngoài chữ nghĩa và hình ảnh, họ còn có thể xem tận mắt, sờ tận tay, những hiện vật được đưa về từ Châu Âu.

Đó là một toa tàu (được cưa dọc lấy một nửa trưng bày cho dễ quan sát "bố cục") chở người Do Thái vào trại tập trung phát xít. Đó là hàng nghìn bộ áo quần, giày dép mà những tù nhân Do Thái của Đức quốc xã trút lại trước khi vào lò thiêu, sau khi bị đánh thuốc độc, sau khi bị hành hình.

Đó là những dụng cụ lao động khổ sai mà người Do Thái đã phải dùng trong các trại tù ở khắp Châu Âu... Thật chẳng khác gì ở Côn Đảo, Phú Quốc, Phú Lợi ở Việt Nam những năm chúng ta làm cách mạng dân tộc dân chủ và chiến tranh giải phóng. Thật chẳng khác gì với Tuol Sleng ở Khơ Me thời Khơ Me đỏ!

Và đúng là người Do Thái không quên cái gì. Trong khuôn viên mênh mông của "Đài tưởng niệm", họ trồng rất nhiều cây. Mỗi cái cây đều mang tên một người trong số những ân nhân đã ra tay cứu giúp họ trong những tháng năm đen tối ấy, trong đó có cả tên những người Đức.

Người hướng dẫn viên già bảo: "Để mọi thế hệ Do Thái đều nhớ rằng, họ được sống, được như ngày nay, không chỉ do người Do Thái biết tự cứu mình, mà còn vì hàng nghìn người, trong đó có cả những người đứng trong hàng ngũ Đức phát xít, vì mang trái tim người, đã bất chấp hiểm nguy để cứu chúng tôi".

Khi ở "Đài tưởng niệm", chúng tôi thấy trong hàng chục đoàn khách tham quan, có một đoàn khách mặc đồng phục quân đội Đức. Hỏi ra thì đó là một số sĩ quan và học sinh sĩ quan Đức. Họ nghiêm cẩn xem và lắng nghe tất cả. Một học sinh sĩ quan trẻ măng còn nhanh nhảu cầm cả ba, bốn chiếc máy ảnh du lịch của đoàn nhà văn Việt Nam để chụp hộ chúng tôi những bức ảnh kỷ niệm của mình.

Những người Đức thế hệ 7x, 8x, thậm chí là 9X kia của nước Đức ngày nay, trong một Châu Âu đang cố gắng "nhất thể hóa", chắc sẽ chẳng bao giờ để cho lịch sử "lặp lại" những trang kinh hoàng của nó!

Câu cuối cùng của người hướng dẫn viên già khi chia tay chúng tôi: "Họ (người Đức) đến đây luôn. Chỉ có A. Hiler là kẻ hạ đẳng!".

đỗ trung lai
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.