Báo chí quốc tế nêu bật triển vọng kinh tế Việt Nam

hà liên |

Bài viết trên Modern Diplomacy - trang mạng chuyên phân tích, bình luận các vấn đề quốc tế, mới đây chỉ ra: Việt Nam vừa chứng kiến ​​sự chuyển giao ban lãnh đạo mới; các nhà lãnh đạo nêu bật ủng hộ cải cách để nền kinh tế có những bước phát triển nhảy vọt, nhưng vẫn mang những dấu ấn đặc trưng của Việt Nam.

Tác giả bài viết lưu ý, Việt Nam hiện tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam được thúc đẩy cùng với Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu được phê chuẩn tháng 8.2020 đã "mở ra con đường mới" cho thúc đẩy thương mại và đầu tư với các nền kinh tế này.

Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 bất chấp khó khăn do đại dịch COVID-19. Các tổ chức tài chính toàn cầu như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng bày tỏ tin tưởng Việt Nam đang tiếp tục hướng tới một nền kinh tế mở và cạnh tranh hơn, đồng thời ngày càng đa dạng hóa mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.

Theo báo cáo của IMF, năm 2021, Việt Nam dự kiến tăng trưởng với tốc độ gần 7% và thu nhập bình quân đầu người dự kiến tăng hơn 3.750 USD trong vài năm tới.

Theo Modern Diplomacy, ưu tiên cho ban lãnh đạo mới của Việt Nam là tập trung nhiều hơn vào kinh tế. Nỗ lực được thực hiện ở tất cả các cấp nhằm tự do hóa nền kinh tế Việt Nam và cải thiện thương mại với các nước như Mỹ và EU... Ban lãnh đạo mới đang tập trung vào việc có đội ngũ doanh nhân thông thạo tiếng Anh, nới lỏng các thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các địa phương.

Trong quý đầu tiên của năm nay, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 4,5%, trong đó thương mại ngày càng tăng với Mỹ. Ngoài ra, ban lãnh đạo mới của Việt Nam đã cam kết xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật cung cấp cả vốn và lao động có kỹ năng - những điều kiện tiên quyết để một mạng lưới như vậy phát triển.

Một báo cáo của WB đánh giá, việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Sự chuyển đổi cũng tạo điều kiện cho Việt Nam được công nhận là quốc gia mới nổi năng động nhất trong khu vực Đông Nam Á. Dự kiến, tầng lớp trung lưu đang gia tăng ở Việt Nam sẽ chiếm 26% dân số vào năm 2026.

Với đô thị hóa gia tăng và các nền tảng kinh tế mạnh mẽ, ban lãnh đạo mới của Việt Nam đang chuẩn bị giải quyết các thách thức như quản lý chất thải và hỗ trợ các công nghệ xanh để giải quyết vấn đề ô nhiễm. Trong báo cáo khác, IMF cho rằng, Việt Nam đã thực hiện các bước quyết định để hạn chế cả tác động của COVID-19 đến y tế và kinh tế. IMF cũng lưu ý Việt Nam sẽ nổi lên như một trong những trung tâm chính của xuất khẩu điện tử công nghệ cao.

Ban lãnh đạo mới của Việt Nam đã tìm ra những yếu tố cơ bản mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng suất. Có những dự báo rằng các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ hỗ trợ thị trường lao động sôi động, cung cấp đào tạo việc làm cũng như cơ cấu mạng lưới an sinh xã hội để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Các kế hoạch đang được thực hiện nhằm tạo ra những con đường tốt hơn cho tăng trưởng và sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân trong việc xây dựng Việt Nam trở thành một nền kinh tế vững mạnh của khu vực, theo Modern Diplomacy.

hà liên
TIN LIÊN QUAN

Nhiều đà tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thanh Hà |

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ các gói kích thích lớn và nhu cầu bị dồn nén do đại dịch COVID-19 sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu ở Châu Á, trong đó lớn nhất là Việt Nam. Thêm vào đó, trên đà phát triển như một trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi, Việt Nam có thể chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025.

Moody’s nâng triển vọng kinh tế Việt Nam lên tích cực: Đáng mừng nhưng vẫn còn vấn đề cần giải quyết

Cao Nguyên - Hương Ánh |

Moody’s vừa giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 và nâng triển vọng từ tiêu cực lên tích cực. Theo giới chuyên gia, việc đánh giá nâng 2 bậc triển vọng đối với Việt Nam là chưa từng có tiền lệ trong xếp hạng tín nhiệm của tổ chức này trên toàn cầu kể từ đại dịch COVID-19. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận đối với Việt Nam. Nhưng giới chuyên gia cũng như Moody’s lưu ý về yếu tố môi trường, xã hội, vấn đề ô nhiễm khí hậu, thời tiết cực đoan, cân bằng nhân khẩu học…

Thủ tướng tiếp Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN

THEO CHINHPHU.VN |

Chiều 18.3, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN (VASEAN), Thủ tướng cho rằng, khi làm ăn không chỉ chú trọng lợi nhuận mà còn phải coi trọng cả vào mục tiêu đóng góp vào xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước ASEAN.

Diễn biến nền kinh tế Việt Nam trong nhóm ASEAN 6 có gì mới?

Thế Lâm |

Thống kê vừa được cập nhật từ ASEAN Urbanist, tổng kết năm 2020 trong số 6 nền kinh tế hàng đầu khu vực ASEAN, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cán bộ không đi lễ hội trong giờ hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Không khí lạnh gây mưa giảm nhiệt sâu từ đêm nay

AN AN |

Do tác động của không khí lạnh, từ đêm nay 13.2 Bắc Bộ, Thanh Hoá - Nghệ An trời chuyển rét kèm mưa rào và dông.

Vụ sai phạm tại Sở Y tế TP Cần Thơ: Bị hại xin giảm án cho các bị cáo

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 13.2, tại phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ, đại diện Sở Y tế Cần Thơ (bị hại của vụ án) đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ trách nhiệm cho bị cáo nguyên là lãnh đạo và chuyên viên.

Nhiều đà tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thanh Hà |

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ các gói kích thích lớn và nhu cầu bị dồn nén do đại dịch COVID-19 sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu ở Châu Á, trong đó lớn nhất là Việt Nam. Thêm vào đó, trên đà phát triển như một trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi, Việt Nam có thể chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025.

Moody’s nâng triển vọng kinh tế Việt Nam lên tích cực: Đáng mừng nhưng vẫn còn vấn đề cần giải quyết

Cao Nguyên - Hương Ánh |

Moody’s vừa giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 và nâng triển vọng từ tiêu cực lên tích cực. Theo giới chuyên gia, việc đánh giá nâng 2 bậc triển vọng đối với Việt Nam là chưa từng có tiền lệ trong xếp hạng tín nhiệm của tổ chức này trên toàn cầu kể từ đại dịch COVID-19. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận đối với Việt Nam. Nhưng giới chuyên gia cũng như Moody’s lưu ý về yếu tố môi trường, xã hội, vấn đề ô nhiễm khí hậu, thời tiết cực đoan, cân bằng nhân khẩu học…

Thủ tướng tiếp Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN

THEO CHINHPHU.VN |

Chiều 18.3, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN (VASEAN), Thủ tướng cho rằng, khi làm ăn không chỉ chú trọng lợi nhuận mà còn phải coi trọng cả vào mục tiêu đóng góp vào xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước ASEAN.

Diễn biến nền kinh tế Việt Nam trong nhóm ASEAN 6 có gì mới?

Thế Lâm |

Thống kê vừa được cập nhật từ ASEAN Urbanist, tổng kết năm 2020 trong số 6 nền kinh tế hàng đầu khu vực ASEAN, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất.