ASEAN thúc đẩy kết nối thanh toán ở tất cả các nước thành viên

Song Minh |

Indonesia, nước chủ tịch ASEAN, đang thúc đẩy kết nối thanh toán xuyên biên giới ở tất cả các quốc gia thành viên của khối nhằm tăng cường phục hồi kinh tế.

Kết nối thanh toán xuyên biên giới trong ASEAN

Tháng 11 năm ngoái, ngân hàng trung ương của 5 quốc gia thành viên ASEAN - gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan - đã ký thỏa thuận về kết nối thanh toán xuyên biên giới. Nhưng Chủ tịch ASEAN năm nay là Indonesia muốn mở rộng sự hợp tác này với tất cả thành viên còn lại của ASEAN.

“Chúng ta cần thúc đẩy hơn nữa khả năng kết nối thanh toán trong khu vực” - tờ Jakarta Globe dẫn lời Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia Perry Warjiyo cho biết tại một hội thảo cấp cao của ASEAN ở Bali, Indonesia ngày 28.3, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ nhất năm 2023 và các hội nghị liên quan.

Ông Perry cho biết, thỏa thuận mà ASEAN-5 đã ký vào tháng 11 năm ngoái bao gồm thanh toán xuyên biên giới, thanh toán tức thì, giao dịch bằng nội tệ, thanh toán gộp theo thời gian thực và các giao dịch khác.

"Chúng tôi kêu gọi và mời các quốc gia thành viên ASEAN tham gia kết nối thanh toán khu vực. Điều này không chỉ giới hạn ở việc tích hợp hệ thống thanh toán xuyên biên giới ASEAN, mà còn hợp tác về cách chúng ta có thể thúc đẩy hỗ trợ phục hồi kinh tế, tài chính toàn diện, và trung tâm toàn cầu của chúng ta” - ông Perry nói.

Tuần trước, 5 ngân hàng trung ương của ASEAN-5 thông báo sẽ kết nối các hệ thống thanh toán tức thì trong nước thông qua dự án Nexus của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS). Nexus đã liên kết thành công các hệ thống thanh toán của Eurosystem, Malaysia và Singapore. Các cuộc thử nghiệm có sự tham gia của các ngân hàng trung ương ở Italy, Malaysia và Singapore. Nexus cho phép các khoản thanh toán được gửi qua ba khu vực pháp lý nói trên chỉ bằng cách sử dụng số điện thoại di động. Giai đoạn tiếp theo của Nexus là liên kết các hệ thống thanh toán ASEAN-5, tạo điều kiện giao dịch xuyên biên giới cho khoảng 500 triệu người trong khu vực.

Nhận xét về dự án Nexus, ông Perry cho biết, "hệ thống này có thể phát triển từ ASEAN-5 đến toàn bộ khối ASEAN và kết nối thanh toán xuyên biên giới toàn cầu. ASEAN sẽ dẫn đường và làm gương”.

Năm ngoái, nền kinh tế của ASEAN-5 tăng trưởng 5,3% - một trong những mức tăng trưởng cao nhất trên toàn cầu. Tăng trưởng của ASEAN-5 được dự báo ở mức từ 4,6%-4,7% trong năm nay và sau đó dự kiến tăng 5,6% vào năm 2024. Theo ông Perry, ASEAN là tâm điểm của tăng trưởng.

Cùng ngày 28.3, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Philippines (BSP), ông Felipe M. Medalla cho biết, khả năng kết nối thanh toán qua biên giới có thể được triển khai trong hai hoặc ba năm tới tại Philippines.

Tháng 11.2022, BSP đã ký biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Trung ương Malaysia, Cơ quan tiền tệ Singapore và Ngân hàng Thái Lan nhằm tăng cường hợp tác về kết nối thanh toán.

Thống đốc BSP cho hay, trong bối cảnh ở Philippines, việc phát triển cơ sở hạ tầng và nền tảng kỹ thuật số là rất quan trọng để giải quyết các vấn đề kết nối Internet ở nước này. Bằng cách đó, khả năng tiếp cận của các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ đối với các dịch vụ tài chính số có thể tăng lên. Khoảng 22 triệu người Philippines đã có quyền truy cập vào các tài khoản tài chính chính thức từ năm 2019 đến năm 2021, nhưng 34,3 triệu người trưởng thành vẫn chưa có tài khoản ngân hàng. Tỉ lệ dân số có tài khoản ngân hàng của Philippines tăng từ mức chỉ 29% vào năm 2019 lên khoảng 56% tổng số người trưởng thành vào năm 2021.

Thách thức

Theo bà Leang Seakleng - nhà nghiên cứu của Diễn đàn Tương lai Campuchia, phó trưởng phòng nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Campuchia - phát triển một hệ thống thanh toán là quan trọng nhưng có một hệ thống thanh toán minh bạch và an toàn là điều quan trọng hơn nhiều. Bà Leang Seakleng đề xuất một số tiêu chí để các nước ASEAN xem xét áp dụng thành công hệ thống thanh toán số đáng tin cậy cho người dân trong khu vực.

Đầu tiên, ASEAN cần thành lập một cơ quan chịu trách nhiệm về hệ thống thanh toán, một loại ngân hàng trung ương ASEAN. Cơ quan này phải độc lập, minh bạch, đáng tin cậy với một hệ thống sao lưu sẵn có để có thể cung cấp dịch vụ kịp thời.

Thứ hai, một hệ thống thanh toán số phải được thiết kế theo tiêu chuẩn bảo mật cao. Có rất nhiều công nghệ mà ASEAN có thể áp dụng để thiết kế một hệ thống thanh toán số và phải chọn công nghệ vừa đáp ứng nhu cầu của người dùng vừa đủ an toàn để ngăn chặn vi phạm dữ liệu.

Thứ ba, hệ thống thanh toán phải được thiết kế để phục vụ mọi tầng lớp nhân dân, nghĩa là phải thân thiện và toàn diện, dễ sử dụng và linh hoạt để mọi cư dân ở mỗi quốc gia có thể thích nghi nhanh chóng.

Điều này sẽ khuyến khích nhiều người dùng hơn tham gia vào hệ thống và đảm bảo rằng, khu vực thu được những lợi ích tối đa về tài chính toàn diện và kết nối kinh tế.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Nền kinh tế lớn nhất ASEAN kêu gọi bỏ hệ thống thanh toán phương Tây

Ngọc Vân |

Tổng thống Joko Widodo kêu gọi người dân Indonesia từ bỏ hệ thống thanh toán phương Tây.

ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy tiến trình đàm phán COC trong 2023

Thanh Hà |

ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy tiến trình đàm phán COC trong năm 2023 là minh chứng cho quyết tâm của các bên xây dựng lòng tin, hướng tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình và hợp tác.

6/10 nước ASEAN đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Thùy Linh |

Năm 2012, chỉ có khoảng 15 quốc gia, nhưng đến năm 2021 có ít nhất 50 quốc gia thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Trong ASEAN, có 6/10 nước đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt  đối với đồ uống có đường.

Đưa Hoàng Sa, Trường Sa đến gần hơn với giới trẻ

Hoàng Bin |

Triển lãm ảnh “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, UBND huyện Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng) tổ chức đã mang Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

Xưởng sửa chữa ôtô ở Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt, khói bao trùm cả một vùng

Tô Thế |

Một xưởng sửa chữa ôtô trên địa bàn quận Nam Từ Liêm bốc cháy ngùn ngụt vào chiều tối 5.6.

Tin 20h: Một số điều kiện cần có nếu muốn nghỉ hưu trước tuổi

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 5.6: Muốn nghỉ hưu trước tuổi, cần những điều kiện gì?; Khó kiểm soát hoạt động cho thuê chứng chỉ hành nghề y dược; Thuốc lá điện tử và những chiêu nguỵ trang để phân phối tại trường học; Cô giáo bật mí bí kíp ẵm điểm 9, 10 môn tiếng Anh; Mưa lớn tại Nam Bộ sẽ còn kéo dài tới khi nào?...

Kỷ luật khiển trách Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk

Long Du |

Đắk Lắk -  Liên quan đến những vi phạm xảy ra ở Sở Y tế Đắk Lắk trong việc thực hiện một số gói thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế trong năm 2020 và 2021 chưa đúng quy định... ông Nay Phi La - Giám đốc Sở Y tế vừa bị Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk thi hành kỷ luật.

Triệu tập 3 đương sự trong vụ chặn đường đập xe cấp cứu ở Trà Vinh

HOÀNG LỘC |

Liên quan đến vụ cản trở, dùng gạch đập xe cấp cứu, xảy ra vào chiều ngày 31.5 tại phường 7, thành phố Trà Vinh, ngày 5.6, Công an thành phố Trà Vinh đã tiến hành triệu tập, lấy lời khai 3 đương sự có liên quan đến vụ việc trên.

Nền kinh tế lớn nhất ASEAN kêu gọi bỏ hệ thống thanh toán phương Tây

Ngọc Vân |

Tổng thống Joko Widodo kêu gọi người dân Indonesia từ bỏ hệ thống thanh toán phương Tây.

ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy tiến trình đàm phán COC trong 2023

Thanh Hà |

ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy tiến trình đàm phán COC trong năm 2023 là minh chứng cho quyết tâm của các bên xây dựng lòng tin, hướng tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình và hợp tác.

6/10 nước ASEAN đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Thùy Linh |

Năm 2012, chỉ có khoảng 15 quốc gia, nhưng đến năm 2021 có ít nhất 50 quốc gia thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Trong ASEAN, có 6/10 nước đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt  đối với đồ uống có đường.