Ấn Độ xây dựng lộ trình quốc tế hóa đồng rupee thay thế USD

Khánh Minh |

Ngân hàng trung ương Ấn Độ phác thảo các bước sử dụng đồng rupee trong các giao dịch quốc tế thay thế đồng USD.

Khi dòng vốn đầu tư và thương mại quốc tế của Ấn Độ tăng mạnh, New Delhi đang thực hiện các bước hướng tới việc biến đồng rupee (INR) thành một loại tiền tệ quốc tế mạnh có thể thay thế cho đồng USD.

Ngày 5.7, báo cáo mới của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) cho biết, đồng rupee có tiềm năng trở thành một loại tiền tệ quốc tế, vì Ấn Độ là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất và “đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kể ngay cả khi khi đối mặt với những cơn gió ngược lớn”.

Trong thập kỷ qua, dự trữ ngoại hối của Ấn Độ tăng từ 290,5 tỉ USD vào tháng 8.2012 lên 560,4 tỉ USD vào tháng 8.2022. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Ấn Độ cũng tăng gần gấp đôi từ 46,6 tỉ USD lên 84,8 tỉ USD.

Báo cáo dài 70 trang chỉ ra một số yếu tố tạo tiền đề cho nhiều loại tiền tệ, bao gồm cả đồng rupee, có khả năng sử dụng trong các giao dịch quốc tế.

Các yếu tố này bao gồm các mối liên kết ngày càng tăng của nền kinh tế Ấn Độ với phần còn lại của thế giới về thương mại và dòng vốn; hệ thống tài chính toàn cầu đang hướng tới đa cực “được phản ánh trong tỉ trọng USD trong dự trữ ngoại hối của các quốc gia giảm dần” và “diễn biến địa chính trị gần đây”.

Nhóm làm việc đã vạch ra lộ trình quốc tế hóa đồng rupee, chỉ ra rằng một số bước đã bắt đầu được thực hiện.

Ấn Độ xây dựng lộ trình quốc tế hóa đồng rupee. Ảnh: AFP
Ấn Độ xây dựng lộ trình quốc tế hóa đồng rupee. Ảnh: AFP

Báo cáo cũng lưu ý đến những thách thức đặt ra đối với sự ổn định của đồng nội tệ và chính sách tiền tệ chung của đất nước, cũng như các biện pháp để giải quyết vấn đề này.

Các biện pháp được đề xuất bao gồm áp dụng cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa để đưa đồng rupee vào thương mại song phương và đa phương, cho phép đồng rupee trở thành đồng tiền thanh toán bổ sung trong các cơ chế đa phương như Liên minh Thanh toán bù trừ châu Á (ACU), khuyến khích mở tài khoản bằng đồng rupee cho người không cư trú cả trong và ngoài nước; tích hợp các hệ thống thanh toán của Ấn Độ với các quốc gia khác cho các giao dịch xuyên biên giới.

Nhóm công tác khuyến nghị các nhà xuất khẩu Ấn Độ nên được cung cấp “các ưu đãi công bằng” để giao dịch thương mại bằng đồng rupee.

Trích dẫn sự gia tăng nổi bật của đồng nhân dân tệ Trung Quốc với tư cách là một loại tiền tệ quốc tế, báo cáo lưu ý, “khu vực sản xuất định hướng xuất khẩu của Trung Quốc tạo cơ sở cho quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Điều này được bổ sung bằng các thỏa thuận với các nước đối tác dưới hình thức hoán đổi tiền tệ song phương”.

Các cuộc tranh luận xung quanh việc quốc tế hóa đồng rupee đã diễn ra sôi nổi ở Ấn Độ trong hơn một thập kỷ, nhưng trở nên cấp bách hơn trong thời gian gần đây do cuộc khủng hoảng Ukraina và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga - đối tác thương mại chính của Ấn Độ về quốc phòng và năng lượng.

Tháng 7.2022, RBI đã công bố một cơ chế giao dịch thương mại quốc tế bằng đồng rupee. Hàng xuất khẩu và nhập khẩu theo thỏa thuận này có thể được định giá và lập hóa đơn bằng đồng rupee, trong khi tỉ giá hối đoái giữa các đồng tiền của hai quốc gia đối tác thương mại có thể do thị trường quyết định.

Cơ chế này cho phép giải quyết các khoản thanh toán xuất nhập khẩu thông qua các tài khoản Rupee Vostro đặc biệt. Tài khoản Vostro là tài khoản mà một ngân hàng (ngân hàng gốc) mở tại một ngân hàng khác (ngân hàng correspondent) trong nước hoặc ở nước ngoài.

Vào tháng 3 năm nay, Chính phủ Ấn Độ thông báo, các ngân hàng từ 18 quốc gia đã được RBI cho phép mở các tài khoản Vostro để thanh toán bằng đồng rupee.

Danh sách này bao gồm Nga và Iran - cả hai đều bị loại khỏi hệ thống tài chính toàn cầu - và một số quốc gia châu Phi, Sri Lanka, Myanmar, Israel, New Zealand và Vương quốc Anh.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Tiết lộ tiến trình phi USD trong thương mại Nga - Trung Quốc

Ngọc Vân |

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ quá trình phi USD hóa giữa Nga và Trung Quốc, cho biết hơn 80% giao dịch giữa hai nước là bằng đồng rúp và nhân dân tệ.

Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới bỏ USD trong giao dịch với Nga

Khánh Minh |

Ấn Độ, nhà nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, thay USD bằng nhân dân tệ để mua dầu của Nga.

Thêm quốc gia muốn từ bỏ đồng USD trong giao dịch với Nga

Thanh Hà |

Một quốc gia ở Trung Mỹ - Nicaragua - muốn thanh toán bằng đồng rúp hoặc đồng cordoba trong giao dịch lúa mì với Nga.

Chủ tịch TPHCM nói về kế hoạch triển khai cao tốc gần 21.000 tỉ đồng đi Tây Ninh

MINH QUÂN |

Dự án cao tốc TPHCM – Mộc Bài (Tây Ninh) dài 50km, tổng vốn gần 21.000 tỉ đồng sẽ trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 7 năm nay. Dự án giải phóng mặt bằng năm 2024 để khởi công năm 2025.

Ngân hàng Nhà nước nói gì khi doanh nghiệp SMEs kêu khó tiếp cận tín dụng

Tuyết Lan |

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhận định lãi suất và khả năng tiếp cận tín dụng là hai vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Hiện mặt bằng lãi suất bình quân giảm khoảng 1% so với cuối năm 2022. Do chính sách có độ trễ nên có thể các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Trạm bơm quy mô nghìn tỉ đồng bị Chủ tịch HĐND TP Hà Nội đánh giá "chậm quá"

THIỆN NHÂN - NGỌC THÙY |

Dự án trạm bơm Yên Nghĩa có tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng, sau khi đưa vào sử dụng được kỳ vọng sẽ tiêu thoát nước cho 6.300 ha của các quận, huyện phía Tây thành phố Hà Nội, bảo đảm an toàn đê sông Nhuệ. Tuy nhiên mới đây, vì tiến độ ì ạch của dự án này đã khiến Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phải cảm thán là "chậm quá".

Cường Kobe cầm đầu băng nhóm bảo kê, tranh giành đất đai ở Phú Quốc bị bắt

NGUYÊN ANH |

Cường Kobe cầm đầu băng nhóm tội phạm chuyên hoạt động bảo kê, lấn chiếm đất đai, gây ra nhiều vụ án, hành vi vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa bàn TP Phú Quốc (Kiên Giang).

Khởi tố, tạm giam 3 cựu công an bắn chết dê của dân

Quang Việt |

Ba cựu công an thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Hà Nội bị cáo buộc "Trộm cắp tài sản" khi bắn chết dê của người dân.

Tiết lộ tiến trình phi USD trong thương mại Nga - Trung Quốc

Ngọc Vân |

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ quá trình phi USD hóa giữa Nga và Trung Quốc, cho biết hơn 80% giao dịch giữa hai nước là bằng đồng rúp và nhân dân tệ.

Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới bỏ USD trong giao dịch với Nga

Khánh Minh |

Ấn Độ, nhà nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, thay USD bằng nhân dân tệ để mua dầu của Nga.

Thêm quốc gia muốn từ bỏ đồng USD trong giao dịch với Nga

Thanh Hà |

Một quốc gia ở Trung Mỹ - Nicaragua - muốn thanh toán bằng đồng rúp hoặc đồng cordoba trong giao dịch lúa mì với Nga.