LD15239

LD15239: Thương cậu bé 15 tuổi mưu sinh nuôi 3 em nhỏ ăn học

HUYÊN NGUYỄN |

Mới chỉ 15 tuổi, nhưng Hoàng Văn Anh dân tộc Mông tại Võ Nhai, Thái Nguyên đã phải một mình gồng gánh nuôi 3 em nhỏ đang tuổi ăn học. Cuộc sống với 4 anh em Hoàng Văn Anh đang vô cùng khó khăn.
Trở thành "trụ cột gia đình" ở tuổi 13

Vượt quãng đường gần 70km từ thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tìm được đến nhà em Hoàng Văn Anh (15 tuổi, dân tộc Mông trú tại xóm Tân Tiến, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), cậu bé nghèo được người dân cả vùng thương cảm bởi tuổi nhỏ nhưng đã phải gồng mình để nuôi 3 em ăn học.

Căn nhà rộng chưa đầy 16m2 nằm sâu trong bản, được dựng bởi những miếng gỗ ghép lại, mái ngói pờ-rô xi măng đã vỡ gần hết khi mùa đông tới gió rét thốc từng cơn vào nhà qua các kẽ hở tấm gốc, lúc mưa thì trong nhà lã chã nước chính là nơi trú ngụ của mấy anh em. Lúc chúng tôi đến nhà, mấy đứa trẻ con đang chạy nhảy tắm mưa ngoài trời, thấy người lạ chúng chạy ngay vào nép trong vòng tay anh trai cả.

 4 anh em Hoàng Văn Anh (Dân Tiến, Võ Nhai, Thái Nguyên) được các cô chú trong Đoàn khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên thăm hỏi, động viên và tặng quà trung thu

Trong gian bếp nhỏ hắt hiu ánh lửa, cậu bé Hoàng Văn Anh với dáng người thấp bé, nước da đen nhẻm vì cháy nắng và đôi mắt đượm buồn lễ phép mời mọi người vào nhà. Nhìn quanh, căn nhà sập xệ tối om không có nổi vật dụng trị giá một trăm nghìn khiến ai nấy cũng đều xót xa.

Được biết, Hoàng Văn Anh là con trai lớn nhất trong gia đình có 6 chị em. Cha mẹ bất đồng, mẹ bỏ đi biệt tích, quẫn trí cha em cũng qua đời để lại đàn đứa con thơ dại, côi cút bơ vơ. Lúc cha mất, chị gái cũng đã đi lấy chồng, cậu bé Hoàng Văn Anh chỉ mới 13 tuổi lĩnh trách nhiệm trụ cột gia đình.

Cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới thế mà bé Anh phải thay cả cha lẫn mẹ nuôi nấng, lo lắng cho các em. Cũng thời gian đó, em đã phải nghỉ học khi đang lớp 6, đi làm nương nuôi các em mình ăn học. Họ hàng cũng chẳng ai khá giả, cậu em giữa được ông cậu bên họ đón về nuôi giúp còn mình anh cả Hoàng Văn Anh phải chăm lo cho ba em là Hoàng Đức Mạnh (sinh năm 2004), Hoàng Văn Dũng (sinh năm 2006) và Hoàng Xuân Đạt (sinh năm 2008). Cứ thế, mấy anh em cố gắng kiếm cái ăn cho qua tháng, qua ngày.

Vì hoàn cảnh chẳng dám ước mơ

Những giọt nước mắt lăn dài trên gò má rám nắng, giọng nghẹn ngào, Hoàng Văn Anh cho biết, khi mẹ về thì cha đã mất, rồi vì hoàn cảnh khó khăn nên mẹ phải theo người ta sang Trung Quốc làm ăn. Lúc mới đi, mẹ còn điện thoại và gửi cho 3 triệu đồng nhưng đã mấy tháng nay không thấy mẹ liên lạc nữa. Cháu cũng thấy lo lắng vô cùng. “Các em cứ thi thoảng nhớ mẹ lại đòi mẹ và khóc suốt, nhất là cu Đạt (em út) luôn miệng hỏi mẹ đi đâu rồi, cháu chỉ biết ôm em vào lòng và an ủi mẹ đi làm kiếm tiền nuôi chúng mình”, bé Anh kể.

Chiếc giường cũng chính là nơi chứa đồ đạc trong nhà  

Cái ăn chưa đủ nên mấy anh em cũng chẳng ai nghĩ đến đi học, tưởng chừng những đứa trẻ đó phải dừng lại việc học thật may mắn được chính quyền địa phương, các cơ quan quan tâm, giúp đỡ nên 3 em nhỏ được tiếp tục đến trường. Cô Nông Thanh Lý, Hiệu trưởng trường Tiểu học Dân Tiến 2 cho biết chính quyền địa phương và nhà trường hết sức chia sẻ, quan tâm và động viên và giúp đỡ cho 3 cháu nhỏ được đến lớp.

"Ba em Hoàng Đức Mạnh, Hoàng Văn Dũng, Hoàng Văn Đạt đều được miễn giảm tiền học phí và các khoản đóng góp trong trường. Riêng sách vở, quần áo thì các thầy cô, bà con trong xóm giúp đỡ. Tuy nhiên, do là dân tộc thiểu số, gia đình lại khó khăn, nên các em còn rất rụt rè và tiếp thu kiến thức còn yếu", cô Lý cho biết thêm.

Các em được đến trường là niềm vui lớn nhất của anh cả Hoàng Văn Anh. Chính vì thế, hằng ngày, sau khi các em đã đến lớp, cậu bé Anh chăm chỉ cày cuốc và chăm sóc 2 sào ngô, đây cũng là nguồn thu nhập duy nhất của những đứa trẻ này. Được ngô, mấy anh em đem đổi gạo ăn dần.

 

Lo ăn qua ngày đã khó, nhưng vất vả nhất phải kể đến khi các em ốm, đau. Hoàng Văn Anh kể nhiều khi em ốm mà cháu không xoay được tiền để mua thuốc nên cũng chỉ để các em nằm nghỉ rồi đến khi nào khỏi thì khỏi, trừ khi ốm nặng lắm cháu mới đưa em lên trạm y tế nhờ các cô chú giúp đỡ. Cũng vì phải tự trông nhau, nên các cháu bé hết ngã toác đầu khâu chục mũi là ngã biêu trán, xây xát hết chân tay.

Khi được hỏi, có muốn đi học nữa không, cậu anh cả rụt rè đáp “Có” rồi lại thốt lên day dứt: “Cháu cũng muốn đi học nhưng không có cách nào, cũng chẳng dám ước mơ chỉ biết cố gắng chăm lo cho các em khỏi đói, rét”.

Hiện hoàn cảnh của các cháu rất đáng thương, rất mong bạn đọc xa gần chung tay giúp đỡ gia đình cháu Hoàng Văn Anh. Mọi sự chia sẻ xin gửi về Quỹ Tấm Lòng vàng Lao Động, địa chỉ: 51 Hàng Bồ, Hà Nội; ĐT: 04.39232748/0983.971.279; hộp thư: tlvlaodong@gmail.com; hoặc chuyển về Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng, tài khoản: 102010000013374, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VN, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội; ủng hộ miễn phí qua tài khoản trực tuyến tại VietinBank, STK: 177010000023405; ủng hộ miễn phí tại Vietcombank, STK: 0021000303088 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN, chi nhánh Hà Nội; tham gia ủng hộ trực tuyến tại website: tamlongvang.laodong.com.vn. Hoặc trực tiếp theo địa chỉ Hoàng Văn Anh xóm Tân Tiến, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.


 


HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Những người lính canh giữ mùa xuân biển cả

Tạ Quang |

Kiên Giang - Trong những ngày Tết, khi người dân được vui vầy sum họp bên gia đình thì những cán bộ, chiến sĩ, tàu cảnh sát biển 9003, Hải đội 401-Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4, lại lên đường làm nhiệm vụ trực Tết trên biển, vì nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

Người Việt chi hàng trăm triệu đồng nuôi mèo quý tộc

ANH HUY |

Mặc dù có giá lên tới hàng trăm triệu đồng song những con mèo quý tộc có nguồn gốc từ Châu Âu vẫn được giới sành chơi Việt săn đón, đặc biệt là trong năm Quý Mão 2023.

Những sự kiện thể thao trong nước và quốc tế nổi bật trong năm 2023

TAM NGUYÊN |

Thể thao Việt Nam và thế giới sẽ tiếp tục có một năm sôi động với nhiều sự kiện đáng chú ý…