Rác thải

Đến mùa lễ hội, rác thải lại hoành hành nơi công cộng

Trường Sơn |

Cứ đến hẹn lại lên, hễ sau một sự kiện hay lễ hội thì tình trạng quá tải rác thải lại xuất hiện. Không chỉ gây ra cảnh nhếch nhác tại các tụ điểm công cộng, công trình văn hóa mà còn khiến lực lượng công nhân vệ sinh môi trường phải toát mồ hôi để dọn dẹp.

Nhà đầu tư ngoại bị làm khó?

Bình Minh |

Báo Lao Động nhận được đơn thư phản ánh của nhà đầu tư về việc Sở KHĐT tỉnh Thanh Hóa chậm trễ trong việc tham mưu cho lãnh đạo tỉnh về phương án xử lý rác thải tại xã Đông Nam huyện Đông Sơn. Nhà đầu tư đã sẵn sàng, phương án tốt, rẻ, cũng đã trình bày nhưng tại sao chờ mãi Sở vẫn chưa tham mưu được cho tỉnh?

Rác thải y tế độc hại vẫn bị cố tình vất ra phố

Sơn Đô - Giang Linh |

Theo quy định của Sở Y tế Hà Nội, bất kỳ phòng khám tư nào có nguy cơ phát sinh rác thải y tế cần xử lý mà muốn được cấp phép hoạt động đều phải có hợp đồng xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng. Như vậy, khi mới bắt đầu hoạt động, các phòng khám sẽ tìm những đơn vị có đủ điều kiện được cấp phép về xử lý rác thải y tế để ký hợp đồng. Tuy nhiên, sau một năm hợp đồng hết thời hạn, bên cạnh số khách hàng quay trở lại ký tiếp, quá nhiều “khách hàng” (phòng khám) không ký tiếp nữa, bởi tiết kiệm tiền. Ngoài ra, còn bởi công tác thanh, kiểm tra chưa chặt chẽ nên mạnh ai nấy cứ làm bừa!

Bí mật rợn người trong các túi rác thải y tế giữa phố đông

SƠN ĐÔ - THÙY LINH |

Qua khảo sát ở trước cửa một số phòng khám ở Hà Nội, nhóm PV Báo Lao Động đã ghi nhận một tình trạng vô lối đến mức khó có thể hình dung được giữa một thủ đô đang vươn tới văn minh sạch đẹp. Ở khu vực đường Giải Phóng, nhiều phòng khám tư nhân vô tư xả rác thải y tế ra vỉa hè, xuống lòng đường, lúc nào tử tế hơn thì vùi các nguồn lây bệnh đáng sợ đó vào xe rác thông thường của khu dân cư.

Sự thật khủng khiếp bên trong bệnh viện

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Hàng chục tấn rác thải y tế độc hại lẽ ra phải bị tiêu hủy theo đúng quy trình nghiêm ngặt tại những cơ sở được cấp phép lại đang được “âm thầm” sơ chế tại một trong những cơ sở khám - chữa bệnh lớn và uy tín nhất Việt Nam: Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Để rồi, những phế phẩm vô cùng nguy hại này được tái chế thành những sản phẩm nhựa tại những cơ sở sản xuất thủ công ngay ngoại thành Hà Nội, và rất có thể chúng trở thành những chiếc thìa nhựa, cốc nhựa mà người dân vẫn sử dụng hằng ngày.

Kinh hoàng rác thải y tế còn máu được tái chế thành cốc, ống hút, hộp đựng

B.T - tổng hợp |

Đây là thực trạng đáng lo ngại được cảnh báo trong chương trình Chuyển động 24h, số phát sóng ngày 18.6 vừa qua. Theo đó, các loại rác thải y tế như ống tiêm, chai truyền đã qua sử dụng, còn dịch máu… đều được đưa vào chiếc máy nghiền rồi tái chế thành cốc, ống hút, hộp sữa chua mà người tiêu dùng vẫn sử dụng mỗi ngày.

Bộ y tế nói gì về hiện tượng mua bán, tái chế rác thải y tế

B.T - tổng hợp |

Hiện tượng mua bán trái phép rác thải y tế nguy hại và tái chế chúng thành những thứ đồ nhựa đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại tới sức khỏe của con người. Bộ y tế nói gì về vấn đề này? Và đồ nhựa được tái chế từ rác thải y tế có ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như thế nào?