Mưa lũ rút, nhiều dịch bệnh bùng phát

hà lê |

Tại các vùng xảy ra mưa lũ đang đối mặt với muôn vàn khó khăn sau lũ lụt, trong đó có nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.

Mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.

PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - cho biết, sau lũ lụt, các bệnh có nguy cơ gặp cao nhất là tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm...

Ở các vùng sau mưa, lũ lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên một cách đáng kể. Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...) hoặc amíp, giardia. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, tiêu chảy cấp. Trẻ em còn có nguy cơ mắc bệnh tay - chân - miệng.

Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Mặt khác, sau mưa lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết, sốt do virus thường và sốt rét.

Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng. Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị.

Đau mắt đỏ cũng dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao hơn trong mùa mưa lũ.

Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da. Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như: nấm kẽ chân, nấm móng, ghẻ, viêm da, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm kí sinh gây ra), mẩn ngứa...

Người dân cần đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi; thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ôtô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

hà lê
TIN LIÊN QUAN

Nguy cơ dịch bệnh bùng phát từ nơi rốn lũ

Hồng Diệp - Cao Thơm |

Khi nước rút đi cũng là lúc nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Dưới đây là những lưu ý người dân tại vùng lũ cần biết để phòng tránh khi nước rút.

Người dùng lo nguồn gốc thịt heo khi dịch bệnh bùng phát

VÂN HI |

Tình hình dịch bệnh ở heo diễn biến phức tạp khiến người tiêu dùng lo lắng về an toàn thực phẩm, nguồn gốc thịt heo.

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết ở Tây Nguyên

Nhóm PV Tây Nguyên |

Từ đây đến cuối năm 2024, dịch sốt xuất huyết rất dễ có nguy cơ bùng phát trên diện rộng ở một số địa bàn thuộc khu vực Tây Nguyên. Việc ngăn chặn dịch bệnh đang gặp nhiều khó khăn bởi trong nhân dân vẫn còn sự chủ quan, lơ là, còn ngành y tế ở một số địa phương thì đang thiếu thuốc men và vật tư y tế.

Dịch bệnh bạch hầu ở Nghệ An đã kết thúc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Sau 14 ngày toàn tỉnh không phát sinh ca bạch hầu mới, tất cả trường hợp tiếp xúc bệnh nhân đều âm tính.

Cận cảnh di tích Trường dạy làm báo trước ngày khánh thành

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Di tích lịch sử cấp Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng sau 7 tháng được tôn tạo, xây dựng hiện đã hoàn thành.

Bệnh viện ở Quảng Nam lập hồ sơ khống, chi sai hàng tỉ đồng

Hoàng Bin |

Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam vi phạm hàng loạt quy định về quản lý tài chính, lập chứng từ khống và chi sai quy định, gây thất thoát hàng tỉ đồng.

Chi tiết tiến độ loạt dự án cao tốc, đường sắt trọng điểm

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều dự án cao tốc, đường sắt đô thị... tại Hà Nội và TPHCM đang được tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong triển khai để đẩy nhanh tiến độ.

Thể thao Việt Nam chưa đủ mạnh ở Olympic

HOÀI VIỆT |

Chúng ta tiếp tục không giành được huy chương tại kỳ Olympic Paris (Pháp) 2024 và thực tế phải nhìn nhận là nền thể thao Việt Nam chưa đủ mạnh, đủ lực chinh phục đấu trường này.

Nguy cơ dịch bệnh bùng phát từ nơi rốn lũ

Hồng Diệp - Cao Thơm |

Khi nước rút đi cũng là lúc nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Dưới đây là những lưu ý người dân tại vùng lũ cần biết để phòng tránh khi nước rút.

Người dùng lo nguồn gốc thịt heo khi dịch bệnh bùng phát

VÂN HI |

Tình hình dịch bệnh ở heo diễn biến phức tạp khiến người tiêu dùng lo lắng về an toàn thực phẩm, nguồn gốc thịt heo.

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết ở Tây Nguyên

Nhóm PV Tây Nguyên |

Từ đây đến cuối năm 2024, dịch sốt xuất huyết rất dễ có nguy cơ bùng phát trên diện rộng ở một số địa bàn thuộc khu vực Tây Nguyên. Việc ngăn chặn dịch bệnh đang gặp nhiều khó khăn bởi trong nhân dân vẫn còn sự chủ quan, lơ là, còn ngành y tế ở một số địa phương thì đang thiếu thuốc men và vật tư y tế.

Dịch bệnh bạch hầu ở Nghệ An đã kết thúc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Sau 14 ngày toàn tỉnh không phát sinh ca bạch hầu mới, tất cả trường hợp tiếp xúc bệnh nhân đều âm tính.