Nguy cơ các ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người tiếp tục xảy ra

Lệ Hà |

Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, trong thời gian tới nguy cơ các ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người vẫn tiếp tục xảy ra.

Sáng 27.3, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024” với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.

TS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết: Hơn 70% các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi là các bệnh lây truyền từ động vật sang người hoặc có nguồn gốc gen từ bệnh của động vật. Việt Nam là 1 trong những điểm nóng về dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người...

Hơn 2 thập kỷ qua, nhiều dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi đã xảy ra trên toàn thế giới như dịch hạch, SARS, cúm gia cầm A(H5N1), đại dịch cúm A(H1N1), MERS-CoV, Ebola và gần đây nhất là đại dịch COVID-19, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng như tác động lớn đến kinh tế, xã hội của các quốc gia.

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế - cho rằng: Trong các bệnh lây truyền từ động vật sang người, cúm gia cầm và bệnh dại thuộc 5 bệnh truyền nhiễm ưu tiên. Với cúm A/H5N1, sau 8 năm kể từ năm 2014 không ghi nhận ca mắc mới, trong tháng 8.2022 và tháng 3.2024 đã ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc mới, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Đối với bệnh dại, đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch có số tử vong trên người cao trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Từ năm 2023 đến nay, tình hình bệnh dại tại Việt Nam diễn biến phức tạp; từ đầu năm 2024, số ca mắc tiếp tục gia tăng đột biến với 27 trường hợp tử vong do dại, tăng 16 ca so với cùng kỳ năm ngoái (gần 170%).

Với nguồn bệnh lây truyền từ động vật, việc kiểm soát nguồn lây khó khăn nên công tác phòng, chống và kiểm soát các bệnh lây truyền từ động vật sang người không chỉ dựa vào nỗ lực đơn lẻ của ngành y tế hoặc ngành thú y mà cần sự phối hợp liên ngành một cách chủ động, chặt chẽ, thường xuyên; đồng thời cần sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương các cấp, các bộ, ban ngành liên quan và đặc biệt là sự tham gia chủ động của người dân, cộng đồng.

Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chỉ đạo chính quyền địa phương huy động nguồn lực, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đối với công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, quan tâm đến các bệnh lây truyền từ động vật sang người; trong đó quan tâm bố trí kinh phí, nguồn nhân lực cho việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, bảo vệ đàn vật nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm gia cầm an toàn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và đẩy mạnh xuất khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Nguy hiểm chết người khi nhiễm cúm A/H5N1

Hà Lê |

Người mắc cúm A/H5N1 vừa tử vong ở tỉnh Khánh Hòa là trường hợp mắc cúm A/H5N1 thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người tại Việt Nam. Độc lực của cúm A/H5N1 như thế nào?

10 năm mới ghi nhận ca mắc cúm A/H5N1 thứ hai

Lệ Hà |

Chiều 24.3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 tử vong tại tỉnh Khánh Hoà. Bệnh nhân nam, 21 tuổi, cư trú tại thôn Tân Ninh, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh cúm A/H5

hà lê |

Cúm A/H5 chủ yếu lây từ gia cầm, chim sang người, chưa có trường hợp nào lây từ người sang người. Tuy nhiên, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh, hạn chế tiếp xúc, ăn thịt gia cầm bị bệnh. Người bị nhiễm virus gia cầm nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh việc bùng phát dịch.

“Sập bẫy” tín dụng đen, người lao động cần làm gì để đối phó?

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Không tài sản thế chấp, không cần chứng minh thu nhập, những cái “bẫy” tín dụng đen đã thành công khi liên tục có các con nợ, phần lớn là công nhân, lao động nghèo.

Ngày mai diễn ra Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường

Nguyễn Hà |

Vào lúc 14h chiều mai (29.3.2024), Báo Lao Động tổ chức Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường 2023. Đây là cơ hội để các quản lý, các doanh nghiệp, đông đảo người lao động gặp gỡ để cùng bàn luận và đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường.

Bắt tạm giam nữ Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Công an TP Hà Nội cho biết đã bắt tạm giam nữ Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân trong vụ khách hàng mất tiền trong tài khoản và kêu gọi các bị hại trình báo cơ quan chức năng.

TikToker tố bị đuổi khỏi quán ăn nhiều lần từ chối làm việc với cơ quan chức năng

PHẠM ĐÔNG |

Liên quan đến vụ TikToker tố bị đuổi khỏi quán ăn vì ngồi xe lăn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết khi đang làm việc thì người này lấy lý do không đảm bảo sức khỏe nên không ký biên bản làm việc, xin phép sẽ làm việc vào buổi tiếp theo.

Không khí lạnh tác động, Hà Nội sắp trở mưa rào và dông

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết không khí lạnh sắp tác động, nhiều nơi ở Hà Nội trở mưa dông.

Nguy hiểm chết người khi nhiễm cúm A/H5N1

Hà Lê |

Người mắc cúm A/H5N1 vừa tử vong ở tỉnh Khánh Hòa là trường hợp mắc cúm A/H5N1 thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người tại Việt Nam. Độc lực của cúm A/H5N1 như thế nào?

10 năm mới ghi nhận ca mắc cúm A/H5N1 thứ hai

Lệ Hà |

Chiều 24.3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 tử vong tại tỉnh Khánh Hoà. Bệnh nhân nam, 21 tuổi, cư trú tại thôn Tân Ninh, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh cúm A/H5

hà lê |

Cúm A/H5 chủ yếu lây từ gia cầm, chim sang người, chưa có trường hợp nào lây từ người sang người. Tuy nhiên, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh, hạn chế tiếp xúc, ăn thịt gia cầm bị bệnh. Người bị nhiễm virus gia cầm nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh việc bùng phát dịch.