Hà Nội ghi nhận ca mắc liên cầu lợn đầu tiên trong năm 2024

Thu Giang |

Ngày 21.2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận ca mắc liên cầu lợn đầu tiên trong năm 2024.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, bệnh nhân là người đàn ông 67 tuổi, nghề nghiệp bảo vệ (ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Trước khi nhập viện 2 ngày, bệnh nhân đã khởi phát bệnh với các triệu chứng như sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Sau đó, bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện Quân y 103 trong tình trạng đau đầu nhiều, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, phản ứng chậm chạp. Sau khi xét nghiệm cấy máu và dịch não tủy bệnh nhân đã cho kết quả dương tính với liên cầu lợn (S.Suis).

Trước đó, vào dịp giáp Tết Nguyên đán, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong do ăn tiết canh lợn. Đó là nam bệnh nhân 50 tuổi (sinh sống ở huyện Giao Thủy, Nam Định).

Ba ngày trước khi vào viện, bệnh nhân này có mổ lợn, chế biến tiết canh liên hoan tất niên cùng bạn bè. Sau liên hoan 1 ngày, bệnh nhân thấy đau mỏi người, đi ngoài phân lỏng 2 lần, kèm sốt cao rét run, người khó chịu, chân tay tím tái.

a
Đôi chân của người bệnh (sinh sống ở huyện Giao Thủy, Nam Định) tím tái do mắc liên cầu lợn. Ảnh: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cung cấp

Các bác sĩ tại bệnh viện đã chẩn đoán, nam bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, theo dõi do liên cầu lợn (Streptococcus suis). Dù được chăm sóc, điều trị tích cực nhưng bệnh nhân đã tử vong do sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn có suy đa tạng, toan chuyển hóa - rối loạn đông máu nặng.

Tìm hiểu của PV Lao Động, liên cầu lợn là một vi khuẩn cư trú tự nhiên ở đường hô hấp trên, đặc biệt là amidan, khoang mũi, đường sinh dục và tiêu hóa của lợn khỏe mạnh hoặc bị bệnh. Bệnh thường lây nhiễm sang người qua tiếp xúc với vết thương hở trên da, ăn đồ tái sống...

Theo các chuyên gia y tế, thời gian ủ bệnh liên cầu khuẩn, tính từ khi phơi nhiễm đến khi phát bệnh thông thường từ vài giờ đến 3 ngày, nhưng cũng có thể lâu hơn, kéo dài đến 7-10 ngày. Các biểu hiện chính của bệnh là sốt cao, có những cơn rét run, nôn và buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau đầu dữ dội.

Trường hợp bệnh nặng, nguy kịch sẽ xuất hiện các rối loạn thần kinh như lơ mơ, lú lẫn, hôn mê, co giật… hoặc tổn thương các dây thần kinh trung ương như điếc, mắt mờ, rối loạn tuần hoàn.

Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện rối loạn hô hấp như khó thở, viêm phổi, suy hô hấp, suy chức năng gan, suy chức năng thận, xuất huyết dưới da toàn thân dưới dạng mảng bầm tím, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng và nhiều rối loạn khác.

Khi phát hiện một trong những triệu chứng trên, nhất là ở những người có tiền sử tiếp xúc thường xuyên với lợn hoặc ăn tiết canh, thịt lợn thì cần khẩn trương đưa người bệnh đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế.

Để tránh mắc bệnh, các bác sĩ cũng khuyến cáo, những người chăn nuôi và giết mổ, chế biến thịt lợn cần nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh khi tiếp xúc, giết mổ chế biến thịt lợn như mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đeo găng tay, thường xuyên phun khử khuẩn chuồng trại, nơi giết mổ.

Tuyệt đối không giết mổ, không ăn thịt lợn bệnh, lợn chết, tiết canh lợn, thịt lợn sống, thịt lợn tái chưa nấu chín kỹ. Lợn bệnh, lợn chết phải được tiêu hủy, chôn, phun thuốc khử trùng theo đúng quy định. Người tiêu dùng nên lựa chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y...

Thu Giang
TIN LIÊN QUAN

Lý do không nên sử dụng nước máy trực tiếp cho thiết bị y tế trong gia đình

Ngọc Thùy (Theo TIPS-AND-TRICKS) |

Nước máy dù an toàn để sử dụng trong sinh hoạt thường ngày nhưng có thể không an toàn khi được sử dụng cho các thiết bị y tế trong gia đình.

Một ca tử vong vì mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh

Lệ Hà |

Trước khi vào viện, bệnh nhân có mổ lợn, chế biến tiết canh liên hoan tất niên cùng bạn bè. Sau liên hoan 1 ngày, bệnh nhân thấy đau mỏi người, kèm sốt cao, rét run, người khó chịu, chân tay tím tái. Bệnh nhân được xác định mắc liên cầu lợn.

Nguy cơ tử vong nếu chủ quan với bệnh liên cầu lợn

Phan Tuấn |

Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 3 mắc bệnh liên cầu lợn. Điều đáng nói, nguyên dân người dân ở đây mắc bệnh nặng, phải điều trị tích cực là do thói quen ăn tiết canh, nội tạng đồng vật... chưa được nấu chín.

“Cà phê y đức” - nơi kết nối, chia sẻ cho cán bộ ngành y tế Đồng Tháp

Lục Tùng - Phong Linh |

Từ buổi cà phê y đức vào sáng thứ 4 hàng tuần, lãnh đạo đương nhiệm các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp sẽ được khởi dậy tinh thần 27.2, trở về đơn vị mình, tiếp tục lan tỏa năng lượng tích cực đến những người làm nghề cao quý.

Rủ nhau viết đơn nhập ngũ, 3 anh em cùng trúng tuyển nghĩa vụ quân sự

Văn Trực |

Ngày 22.2, UBND phường Tam Thuận (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết, địa phương có 3 anh em ruột, trong đó có 2 người là sinh đôi, cùng viết đơn tình nguyện xung phong nhập ngũ và trúng tuyển trong đợt tuyển quân vừa rồi.

Rừng trúc thu nhỏ mới lạ giữa lòng Hà Nội

Nhật Minh |

Thời gian qua, nhiều người dân đi qua phố Trấn Vũ (quận Ba Đình, Hà Nội) không khỏi tò mò bởi khu vườn trúc độc đáo nằm bên hồ Trúc Bạch.

Tạm giữ hình sự người vợ trong vụ Hiệu phó trường tiểu học bị đâm tại khách sạn

Hoài Luân |

Liên quan đến vụ Hiệu phó của một trường tiểu học ở Phú Yên bị vợ đâm tại khách sạn, Công an TP Tuy Hòa cho biết, đã tạm giữ hình sự người vợ.

Đôi nam nữ thương vong sau va chạm liên hoàn ở Bình Thuận

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe máy đang lưu thông trên Quốc lộ 1 thì va chạm 1 xe máy đi ngược chiều và tiếp tục va chạm vào xe máy khác. Cú tông làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Lý do không nên sử dụng nước máy trực tiếp cho thiết bị y tế trong gia đình

Ngọc Thùy (Theo TIPS-AND-TRICKS) |

Nước máy dù an toàn để sử dụng trong sinh hoạt thường ngày nhưng có thể không an toàn khi được sử dụng cho các thiết bị y tế trong gia đình.

Một ca tử vong vì mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh

Lệ Hà |

Trước khi vào viện, bệnh nhân có mổ lợn, chế biến tiết canh liên hoan tất niên cùng bạn bè. Sau liên hoan 1 ngày, bệnh nhân thấy đau mỏi người, kèm sốt cao, rét run, người khó chịu, chân tay tím tái. Bệnh nhân được xác định mắc liên cầu lợn.

Nguy cơ tử vong nếu chủ quan với bệnh liên cầu lợn

Phan Tuấn |

Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 3 mắc bệnh liên cầu lợn. Điều đáng nói, nguyên dân người dân ở đây mắc bệnh nặng, phải điều trị tích cực là do thói quen ăn tiết canh, nội tạng đồng vật... chưa được nấu chín.