Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông

trương hằng |

Chưa đầy 4 tuổi, con trai chị T.T.G (quê ở Thanh Hoá) đã trải qua hai lần xuất huyết não và nhiều lần nhập viện cấp cứu vì con mang trong mình căn bệnh hemophilia (bệnh máu khó đông).

Tháng 7.2022, cậu bé bị xuất huyết não lần thứ 2 khi mới được 8 tháng tuổi. Con bị sốt cao, quấy khóc, nôn liên tục, chị vội vàng đưa con vào viện cấp cứu.

Đã có lúc tình trạng của con rất nguy cấp, gia đình tưởng rằng không còn hy vọng nữa. Nhưng nhờ có “thần may mắn” và sức sống thần kỳ mà con đã vượt qua để tiếp tục kiên cường chiến đấu với căn bệnh.

Từ khi con được chuyển sang Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, chị G mới biết con có chất ức chế yếu tố VIII (bị kháng thuốc) và đó cũng là nguyên nhân khiến việc điều trị của con gặp nhiều khó khăn hơn.

Để điều trị giải trừ ức chế yếu tố VIII, hai mẹ con chị phải ở nhờ trong một căn nhà trọ tình thương tại Hà Nội và một tuần 3 lần đến Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tiêm yếu tố đông máu trong suốt 8 tháng.

Từ cuối năm 2023, con được điều trị dự phòng bằng tác nhân đông máu mới, nhờ đó mà sức khoẻ ổn định hơn. Con hầu như không còn chảy máu và không phải chịu những cơn đau. Hai mẹ con chị không phải ở trọ nữa mà được về quê, sum họp cùng gia đình.

Cũng là một người mẹ có con bị hemophilia, nỗi đau, nỗi vất vả trên chặng đường đưa con đi viện của chị N.T.T còn nhân lên gấp đôi khi chị có 2 con trai phải sống chung với căn bệnh này.

Chị T kể lại: “Khi còn nhỏ, hầu như tuần nào con cũng phải nằm viện nên với gia đình mình, viện là nhà. Bố mẹ cũng phải thay nhau nghỉ làm để chăm con.

Các con cả ngày chỉ ngồi trên giường, trên xe lăn. Ở lứa tuổi hồn nhiên mà con không được đi đâu, không được vui chơi với các bạn”.

Hầu hết mọi sinh hoạt cá nhân của con đều cần sự giúp đỡ của bố mẹ, đến đi lại cũng cần bố cõng. Từ năm 2021, cuộc sống không chỉ của 2 cậu bé mà cả gia đình đều thay đổi nhờ điều trị dự phòng.

Chị T chia sẻ mà ánh mắt lấp lánh niềm vui: “Sau khi được điều trị dự phòng, mỗi tuần con chỉ cần vào viện tiêm thuốc 2 lần, số lần chảy máu giảm hẳn. Các con không còn phải chịu đau đớn, được đi học đều đặn và chơi đùa cùng các bạn rất vui vẻ.

Nhờ khoa học tiến bộ và các bác sĩ tại Trung tâm Hemophilia hỗ trợ, cuộc sống của con đã có hy vọng và gia đình cũng đỡ áp lực hơn”.

TS.BS Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chia sẻ: “Khi bị chảy máu trong cơ khớp tái phát nhiều lần mà không được điều trị kịp thời, người bệnh hemophilia sẽ phải chịu đau đớn, bị biến dạng cơ khớp, không thể đi lại bình thường. Nếu người bệnh bị chảy máu ở những cơ quan quan trọng như xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết não… sẽ để lại những di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong sớm.

Điều trị dự phòng chảy máu là phương pháp điều trị thiết yếu đối với người bệnh hemophilia. Điều trị dự phòng là việc sử dụng thường xuyên, định kỳ tác nhân đông máu nhằm ngăn ngừa chảy máu, giúp người bệnh có cuộc sống gần như người bình thường.

Với người bệnh hemophilia mức độ nặng, một năm có thể chảy máu 40 - 50 lần, còn người bệnh mức độ trung bình chảy máu từ 3-5 lần/năm.

Nếu chúng ta bổ sung định kỳ các tác nhân đông máu, chuyển một người bệnh mức độ nặng sang mức độ trung bình thì sẽ giảm được rất nhiều các đợt chảy máu”.

TS.BS Bạch Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Rối loạn đông máu Việt Nam cho biết: “Tôi hy vọng rằng việc điều trị sớm tại y tế cơ sở và điều trị dự phòng chảy máu sẽ được triển khai rộng khắp với người bệnh hemophilia, giúp người bệnh có cuộc sống chất lượng hơn, không phải phụ thuộc vào bệnh viện và không phải chịu các biến chứng do bệnh gây ra”.

trương hằng
TIN LIÊN QUAN

Người mẹ hơn 20 năm hiến máu, 1 mình nuôi 4 người con và chồng bệnh tim

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Vượt qua những khó khăn khi một mình nuôi 4 người con và chồng bị bệnh nặng, đến nay, chị Nguyễn Thị Xuân Dung (quận Phú Nhuận) đã có hơn 20 năm hiến máu cứu người. Được góp một hành động nhỏ cho xã hội là niềm hạnh phúc nhất đối với chị.

Điều trị dự phòng: Ước mơ của người bệnh máu khó đông

Trương Hằng |

Có những người bệnh hemophilia (bệnh máu khó đông) phải mang theo thương tật suốt đời, nhưng cũng có rất nhiều cậu bé đang tìm thấy hy vọng nhờ được điều trị dự phòng. Có thể thấy, công tác điều trị hemophilia tại Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến nhưng tỉ lệ người bệnh điều trị dự phòng vẫn còn ở mức thấp.

Tỉ lệ người mắc bệnh máu khó đông điều trị theo phác đồ dự phòng còn thấp

Hà Lê |

Số người mắc hemophilia (bệnh máu khó đông) nặng tại Việt Nam được điều trị theo phác đồ dự phòng còn thấp. Nguyên nhân là do hệ thống điều trị hemophilia đã được mở rộng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa thực hiện được điều trị tại nhà và tại y tế cơ sở.

Biển người ngắm pháo hoa chào mừng lễ 30.4 tại TPHCM

NHÓM PV |

TPHCM - Hàng nghìn người dân, du khách đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ và bến Bạch Đằng (Quận 1) ngắm pháo hoa từ nóc hầm Thủ Thiêm, chào mừng lễ 30.4.

Dự án chung cư Hà Nội bật tăng gần 150 triệu đồng/m2

Thu Giang |

Nguồn cung khan hiếm khiến phân khúc căn hộ chung cư tại TP Hà Nội liên tục lập đỉnh, thậm chí có dự án đã chạm ngưỡng gần 150 triệu đồng/m2.

EU vô thức lún sâu phụ thuộc mặt hàng mới của Nga như với khí đốt

Song Minh |

EU đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Dự kiến tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%

PHẠM ĐÔNG |

Từ 1.7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30%. Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.

Cập nhật giá vàng sáng 1.5: Rơi tự do, mất ngưỡng kháng cự 2.300 USD/ounce

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 1.5: Tính đến 1h00, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 82,6-85,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn niêm yết quanh mức 74,3-76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới "rơi" khỏi ngưỡng 2.300 USD/ounce.

Người mẹ hơn 20 năm hiến máu, 1 mình nuôi 4 người con và chồng bệnh tim

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Vượt qua những khó khăn khi một mình nuôi 4 người con và chồng bị bệnh nặng, đến nay, chị Nguyễn Thị Xuân Dung (quận Phú Nhuận) đã có hơn 20 năm hiến máu cứu người. Được góp một hành động nhỏ cho xã hội là niềm hạnh phúc nhất đối với chị.

Điều trị dự phòng: Ước mơ của người bệnh máu khó đông

Trương Hằng |

Có những người bệnh hemophilia (bệnh máu khó đông) phải mang theo thương tật suốt đời, nhưng cũng có rất nhiều cậu bé đang tìm thấy hy vọng nhờ được điều trị dự phòng. Có thể thấy, công tác điều trị hemophilia tại Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến nhưng tỉ lệ người bệnh điều trị dự phòng vẫn còn ở mức thấp.

Tỉ lệ người mắc bệnh máu khó đông điều trị theo phác đồ dự phòng còn thấp

Hà Lê |

Số người mắc hemophilia (bệnh máu khó đông) nặng tại Việt Nam được điều trị theo phác đồ dự phòng còn thấp. Nguyên nhân là do hệ thống điều trị hemophilia đã được mở rộng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa thực hiện được điều trị tại nhà và tại y tế cơ sở.