Chăm sóc trẻ phòng dịch bệnh mùa lạnh

Hà Lê |

Mùa đông thời tiết diễn biến bất thường, chính là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virus phát triển mạnh khiến nhiều người thấy mệt mỏi, đau ốm, đặc biệt là trẻ em, do sức đề kháng của cơ thể cũng có phần giảm sút. Ngoài ra, không khí ô nhiễm dễ dẫn đến các bệnh lý về hô hấp, dị ứng tăng cao và đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ nhỏ.

Tại Hà Nội, số ca mắc cúm A đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trong đó có nhiều ca diễn biến suy hô hấp nặng, phải thở máy.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An - nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em (Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương), Giám đốc chuyên môn Bệnh viện An Việt cho biết: Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm A phổ biến là A(H1N1), A(H3N2)… Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi…

Triệu chứng của bệnh cúm A rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác. Việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ sở y tế. Việc nhận biết sớm các triệu chứng của cúm A sẽ giúp cha mẹ có thể xử trí và đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

"Thời điểm mùa đông nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm trong không khí cao, cộng thêm sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm trong khi các vi sinh vật như ký sinh trùng, nấm mốc, virus… có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, không khí bị ô nhiễm như hiện nay gây viêm phổi. Các triệu chứng có thể bao gồm đau ngực, ho, mệt mỏi, khó thở và sốt", PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An cho hay.

Trong điều kiện hiện nay, PGS Hoài An cho rằng cần thường xuyên chăm sóc trẻ, giữ ấm và tiêm phòng đầy đủ cho trẻ. Khi có dấu hiệu chảy nước mũi, xịt xịt cần vệ sinh sạch sẽ, tránh bội nhiễm có thể gây lan sang các vùng mũi họng khác.

Không phải trường hợp nào mắc cúm cũng cần điều trị bằng thuốc kháng virus đặc hiệu như Tamiflu. Những trường hợp có nguy cơ tiến triển nặng cao, bác sĩ mới xem xét việc sử dụng thuốc kháng virus đặc hiệu để giảm nguy cơ tiến triển thành nặng.

n
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện An Việt thăm khám cho người bệnh. Ảnh: Hải Phạm

Đa phần trường hợp nhiễm cúm đều có thể tự khỏi. Việc điều trị chủ yếu là chữa triệu chứng, giúp làm giảm tình trạng khó chịu trong giai đoạn nhiễm cấp tính của bệnh nhân. Bên cạnh đó, theo dõi và phát hiện những dấu hiệu nặng và nguy cơ tiến triển nặng để cho bệnh nhân nhập viện thăm khám kịp thời.

Bên cạnh đó, tiêm vaccine vẫn là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất, giúp tạo "lá chắn" bảo vệ trẻ khỏi virus cúm cũng như nhiều bệnh lý khác, nhất là trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường này.

Cũng theo PGS. Hoài An với trẻ nhỏ cần đảm bảo sữa mẹ, lưu ý trang phục cho trẻ phù hợp với thời tiết và giữ ấm trong những ngày trời lạnh. Thực hiện giữ vệ sinh, sát khuẩn tay, vệ sinh mũi họng tốt cho trẻ.

Tăng khả năng phòng vệ tự nhiên và chủ động cho bé: Mẹ rửa tay cho con, sử dụng khẩu trang, cách ly nguồn bệnh khi xung quanh có nguồn lây (người bị bệnh), khói bụi chất độc; tiêm vaccine đúng lịch để tạo miễn dịch chủ động cho bé.

Một điều đáng chú ý chính là tạo nền tảng sức khỏe tốt cho con với chế độ dinh dưỡng, giàu vitamin.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Lời khuyên để phục hồi nhanh chóng khi bị bệnh cảm cúm

Ngọc Thùy (Theo Healthline) |

Cảm cúm là một dạng bệnh nhiễm virus cấp tính, rất dễ lây lan. Các triệu chứng của bệnh cúm thường kéo dài khoảng một tuần, nhưng các triệu chứng nghiêm trọng nhất chỉ xảy ra trong từ 2 - 3 ngày. Bạn có thể tiếp tục cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và ho trong một tuần nữa sau khi hồi phục.

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, nhiều người đổ bệnh

Hà Lê |

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết ở các tỉnh miền Bắc rét đậm, rét hại có thể còn tiếp tục kéo dài trong những ngày tới. Ngoài ra, còn nhiều đợt rét trong mùa đông năm nay. Rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, người lao động, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao như người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người bị tăng huyết áp, hen suyễn...

Bộ Y tế: Dịch bệnh truyền nhiễm vẫn phức tạp, khó lường

Hà Quyên |

Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia.

Quảng Ninh khánh thành cầu Cửa Lục 3

Đoàn Hưng |

Ngày 1.1.2024, tỉnh Quảng Ninh tổ chức khánh thành công trình trọng điểm, dự án Cầu Cửa Lục 3 (cầu Bình Minh).

Chính sách bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu có hiệu lực từ 1.1.2024

Hà Anh |

Theo Bộ luật Lao động 2019, từ 1.1.2024, tuổi nghỉ hưu năm 2024 của người lao động nam trong điều kiện bình thường là 61 tuổi; đối với lao động nữ trong điều kiện bình thường là 56 tuổi 4 tháng.

Từ 2.1, TPHCM trở lại tiêm vaccine miễn phí cho trẻ em

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Sau thời gian kéo dài thiếu vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), từ ngày 2.1.2024, thành phố bắt đầu tiêm chủng trở lại cho trẻ em.

Hạn chế bêtông hóa, khai thác hiệu quả cảnh quan bãi giữa sông Hồng

tuệ linh |

Theo các chuyên gia, việc triển khai đề án công viên văn hóa tại bãi giữa sông Hồng sẽ tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan, văn hóa sáng tạo và phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Quang Hải đi ăn hỏi bằng xế hộp hơn 10 tỉ đồng

Nhóm PV |

Tiền vệ Quang Hải dùng xe sang Bentley có giá hơn 10 tỉ đồng sang nhà bạn gái Chu Thanh Huyền tổ chức lễ ăn hỏi.

Lời khuyên để phục hồi nhanh chóng khi bị bệnh cảm cúm

Ngọc Thùy (Theo Healthline) |

Cảm cúm là một dạng bệnh nhiễm virus cấp tính, rất dễ lây lan. Các triệu chứng của bệnh cúm thường kéo dài khoảng một tuần, nhưng các triệu chứng nghiêm trọng nhất chỉ xảy ra trong từ 2 - 3 ngày. Bạn có thể tiếp tục cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và ho trong một tuần nữa sau khi hồi phục.

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, nhiều người đổ bệnh

Hà Lê |

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết ở các tỉnh miền Bắc rét đậm, rét hại có thể còn tiếp tục kéo dài trong những ngày tới. Ngoài ra, còn nhiều đợt rét trong mùa đông năm nay. Rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, người lao động, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao như người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người bị tăng huyết áp, hen suyễn...

Bộ Y tế: Dịch bệnh truyền nhiễm vẫn phức tạp, khó lường

Hà Quyên |

Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia.