Cách hồi phục chức năng phổi hậu COVID-19

Minh An (Theo Verywellhealth) |

Người bệnh hậu COVID-19 thể nặng nên tìm đến bác sĩ trị liệu hô hấp để cải thiện chức năng phổi một cách an toàn. Riêng với F0 âm tính thể nhẹ, các chuyên gia đề xuất những bài tập đơn giản sau đây để lấy lại tình trạng hô hấp sau khi nhiễm virus.

Vấn đề về sẹo phổi

Khi bệnh nhân nhiễm COVID-19, họ có thể mắc một dạng viêm nặng và gây tổn thương phổi. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất là bệnh nhân cần được đặt máy thở, một số đã phát triển hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) làm xuất hiện tình trạng sẹo phổi.

Xét nghiệm chức năng phổi có thể cho biết mức độ tổn thương phổi, nhưng không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được tổn thương có thể điều trị được với mô sẹo.

Các F0 có thể làm gì để phục hồi chức năng phổi?

Những bệnh nhân hậu COVID-19 thể nặng được khuyên nên liên hệ với bác sĩ trị liệu hô hấp. Sau khi hoàn thành các bài kiểm tra về nhịp thở để lấy thông tin cơ bản, bác sĩ trị liệu có thể bắt đầu cho bệnh nhân thực hiện một loạt các bài tập để hồi phục các cơ hô hấp phụ trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần.

Ngoài ra, người bệnh có thể tập các bài aerobic ở cường độ nhẹ, đi bộ hay đạp xe. Sau vài tuần quen dần, họ có thể tập mạnh lên cho đến khi đạt cường độ bình thường.

Di chứng hậu COVID-19 có thể đi từ triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ cho đến suy nhược cơ thể nhiều hơn, bao gồm các vấn đề về phổi, thận, cục máu đông hay sương mù não. Ảnh: Đức Mạnh
Di chứng hậu COVID-19 có thể đi từ triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ cho đến suy nhược cơ thể nhiều hơn, bao gồm các vấn đề về phổi, thận, cục máu đông hay sương mù não. Ảnh: Đức Mạnh

Cách tăng cường sức khỏe của phổi tại nhà

Hiệp hội Vật lý trị liệu Hoa Kỳ, chuyên về vật lý trị liệu tim mạch và phổi, đã đề xuất 3 bài tập có thể giúp phục hồi chức năng phổi. Tuy nhiên, tổ chức khuyên bệnh nhân hậu COVID-19 vẫn nên liên hệ với chuyên gia vật lý trị liệu để thực hiện đúng cách các bài tập này tại nhà.

Bài tập thở bằng cơ hoành

Để bắt đầu, hãy xác định vị trí và tập trung vào cơ hoành ngực (thành cơ lớn ngăn cách khoang ngực với bụng). Tăng cường cơ hoành là một trong những cách tốt nhất để bạn có thể hỗ trợ chức năng phổi. Sau đây là các bài tập nhỏ:

Đánh hơi: Đặt các ngón tay dưới xương ức và hít vào nhiều lần. Chuyển động mà bạn cảm thấy là cơ hoành đang hoạt động. Sau đó hãy hít vào thở ra một cách từ từ. Bạn cũng có thể áp dụng bài tập này trong khi hít đất để tăng hiệu quả.

Cách ly cơ hoành: Ngồi ở tư thế thoải mái, đặt tay thuận của bạn lên vùng bụng trên vùng dưới xương ức và tay không thuận lên vùng giữa của xương ức.

Hít vào bằng mũi sao cho tay thuận nâng lên và từ từ thở ra bằng miệng. Bài tập này đúng khi bạn cảm nhận rất ít chuyển động của tay không thuận.

Tập trung vào xương sườn dưới

Một bài tập bổ sung khác là đặt tay lên trước/dưới của khung xương sườn nhằm tập trung vào chuyển động của xương sườn dưới ở cả hai bên.

Tiếp theo hãy di chuyển hai tay lên trên và đến phần giữa của ngực để tập trung vào các cơ ở đó. Đồng thời bạn hãy giữ vai một cách thư giãn.

Bài tập thở bằng môi

Hít vào chậm rãi và thở ra dài hơn sẽ giúp bạn giảm cảm giác khó thở. Bài tập này rất đơn giản, bạn chỉ cần hít vào từ từ và nhẹ nhàng mím môi trong khi thở ra, hãy cố gắng không ép khí ra ngoài.

Minh An (Theo Verywellhealth)
TIN LIÊN QUAN

Di chứng đông máu hậu COVID-19 kéo dài tới 6 tháng, kể cả với bệnh nhẹ

Thanh Hà |

Những người đã từng mắc COVID-19 có nguy cơ phát triển các cục máu đông nghiêm trọng trong vòng 6 tháng sau khi bị nhiễm bệnh, ngay cả khi mắc bệnh nhẹ.

Những triệu chứng tai mũi họng hậu COVID-19 thường gặp nhất

an an |

Triệu chứng tai mũi họng hậu COVID-19 thường gặp như mất khứu giác, vị giác, ho, hắng giọng, mất thính lực… nếu kéo dài cần thăm khám và điều trị.

Đau nhức cơ xương khớp, nỗi ám ảnh của bệnh nhân hậu COVID-19

HƯƠNG SƠN |

TPHCM – Đau nhức cơ xương khớp hậu COVID-19 là một trong những triệu chứng F0 đã khỏi bệnh dễ mắc phải. Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, mà còn ảnh hưởng đến vận động cuộc sống của người bệnh.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Di chứng đông máu hậu COVID-19 kéo dài tới 6 tháng, kể cả với bệnh nhẹ

Thanh Hà |

Những người đã từng mắc COVID-19 có nguy cơ phát triển các cục máu đông nghiêm trọng trong vòng 6 tháng sau khi bị nhiễm bệnh, ngay cả khi mắc bệnh nhẹ.

Những triệu chứng tai mũi họng hậu COVID-19 thường gặp nhất

an an |

Triệu chứng tai mũi họng hậu COVID-19 thường gặp như mất khứu giác, vị giác, ho, hắng giọng, mất thính lực… nếu kéo dài cần thăm khám và điều trị.

Đau nhức cơ xương khớp, nỗi ám ảnh của bệnh nhân hậu COVID-19

HƯƠNG SƠN |

TPHCM – Đau nhức cơ xương khớp hậu COVID-19 là một trong những triệu chứng F0 đã khỏi bệnh dễ mắc phải. Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, mà còn ảnh hưởng đến vận động cuộc sống của người bệnh.