Đau nhức cơ xương khớp, nỗi ám ảnh của bệnh nhân hậu COVID-19

HƯƠNG SƠN |

TPHCM – Đau nhức cơ xương khớp hậu COVID-19 là một trong những triệu chứng F0 đã khỏi bệnh dễ mắc phải. Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, mà còn ảnh hưởng đến vận động cuộc sống của người bệnh.

Bệnh nhân đi khám hậu COVID-19. Ảnh: HƯƠNG SƠN
Bệnh nhân đi khám hậu COVID-19. Ảnh: Hương Sơn

Từ Bình Dương lên TPHCM khám bệnh, ông Nguyễn Văn Sỹ (59 tuổi) vừa hết COVID-19 được hai tuần. Trước khi là F0, ông Sỹ có tình trạng khuỷu tay, đầu gối và khớp mắt cá chân bị nhức do lớn tuổi. Tuy nhiên, sau khi hết COVID-19, những cơn đau nhức dần dần nặng hơn.

“Khi bắt đầu có triệu chứng mắc COVID-19, chân tay, mọi khớp đau, tôi mệt không muốn làm gì mà chỉ muốn nằm. Sau 4 ngày tôi hết COVID-19, các khớp xương vẫn mỏi lắm, khi nào làm việc nặng một chút xíu thôi là thấy nhức mỏi rồi”, ông Sỹ chia sẻ.

Để có thời gian chăm sóc sức khoẻ, mỗi ngày, ông Sỹ đều cố gắng vận động cơ thể nhẹ nhàng để khớp bớt mỏi, đồng thời, ăn uống đều đặn hy vọng sức khoẻ tốt lên phần nào.

“Cách đây 3 ngày, tôi có đi khám ở Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP.Thủ Đức, TPHCM. Ở đó, bác sĩ có cho tôi uống thuốc và nói cần thời gian để phục hồi, nhưng do lớn tuổi nên cơn đau nhức chỉ thuyên giảm chứ không khỏi hẳn”, ông Sỹ chia sẻ thêm.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới, trong giai đoạn một tuần đầu mắc COVID-19, tỷ lệ bệnh nhân F0 bị đau cơ lên đến 70-80%, riêng trường hợp đau khớp, viêm xương khớp nhiễm COVID-19 ít hơn. Tỷ lệ sau khi mắc COVID-19 bị đau cơ chiếm tỷ lệ 50%. Tình trạng này có thể kéo dài 3-6 tháng.

TS.BS Nguyễn Như Vinh - Trưởng khoa Thăm dò chức năng Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, các triệu chứng đau nhức xương khớp ghi nhận ở cả người có tiền sử mắc các bệnh về cơ xương khớp, khi mắc COVID-19, người bệnh rơi vào đợt bùng phát bệnh mới, rầm rộ hơn. Xương khớp người bệnh dễ bị tổn thương hơn, tăng mức độ nặng của bệnh, điều chỉnh thuốc cũng khó khăn hơn rất nhiều.

Những người chưa từng bệnh cơ xương khớp, sau khỏi COVID-19 cũng cảm thấy đau nhức, mỏi cơ xương khớp nhiều hơn, như đang trong một đợt cảm cúm.

Đồng thời, trong quá trình điều trị, xuất hiện thêm tình trạng bệnh nhân F0 tự ý sử dụng những đơn thuốc truyền miệng chứa corticoid rất nguy hiểm.

ThS.BS CKII Mai Duy Linh – Giảng viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) cho biết, trong quá trình điều trị tại nhà, nhiều F0 sử dụng các đơn thuốc truyền miệng chứa thành phần corticoid nhiều cũng là nguyên nhân lớn gây ra tình trạng loãng xương. Vì vậy, trong điều trị F0 cho sử dụng corticoid, phải có chỉ định của bác sĩ, thời gian sử dụng 5-7 ngày.

Theo các chuyên gia, để giảm đau nhức xương khớp cần phải có sự kiên trì, phối hợp nhiều phương pháp. Trường hợp cơn đau dai dẳng kéo dài trên hai tuần, bệnh nhân không có tiền căn của các bệnh cơ xương khớp, đau do hội chứng COVID-19 kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định dùng nhiều biện pháp kết hợp để giúp giảm đau như thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu (tập vận động, laser, siêu âm trị liệu...).

HƯƠNG SƠN
TIN LIÊN QUAN

Vì sao một số người không mắc COVID-19 mặc dù tiếp xúc gần với F0?

HƯƠNG SƠN (Theo CNN) |

Theo CNN, nhiều người dân khi tiếp xúc trực tiếp với F0 và sinh hoạt chung nhưng không dương tính với SARS-CoV-2. Các chuyên gia cho rằng, có nhiều lý do khiến họ may mắn không nhiễm bệnh như tải lượng virus người F0 thấp, kháng thể vaccine ngừa COVID-19 cao…

Những sai lầm “chết người” thường gặp của bệnh nhân suy tim

HƯƠNG SƠN |

Theo TS.BS Bùi Thế Dũng – Trưởng khoa Nội tim mạch (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) cho biết, tâm lý chủ quan khiến nhiều người mắc bệnh suy tim thất bại trong việc điều trị, thậm chí sức khoẻ tim mạch xấu hơn.

Chuyện của những em bé chào đời bị bỏ rơi được y bác sĩ cưu mang

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM mỗi năm đều tiếp nhận nhiều trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Đa phần các em đều có bệnh lý bẩm sinh hoặc rơi vào hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Và lúc này, bệnh viện chính là mái nhà thứ hai giúp các em hồi phục sức khoẻ để bắt đầu một cuộc sống mới.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vì sao một số người không mắc COVID-19 mặc dù tiếp xúc gần với F0?

HƯƠNG SƠN (Theo CNN) |

Theo CNN, nhiều người dân khi tiếp xúc trực tiếp với F0 và sinh hoạt chung nhưng không dương tính với SARS-CoV-2. Các chuyên gia cho rằng, có nhiều lý do khiến họ may mắn không nhiễm bệnh như tải lượng virus người F0 thấp, kháng thể vaccine ngừa COVID-19 cao…

Những sai lầm “chết người” thường gặp của bệnh nhân suy tim

HƯƠNG SƠN |

Theo TS.BS Bùi Thế Dũng – Trưởng khoa Nội tim mạch (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) cho biết, tâm lý chủ quan khiến nhiều người mắc bệnh suy tim thất bại trong việc điều trị, thậm chí sức khoẻ tim mạch xấu hơn.

Chuyện của những em bé chào đời bị bỏ rơi được y bác sĩ cưu mang

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM mỗi năm đều tiếp nhận nhiều trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Đa phần các em đều có bệnh lý bẩm sinh hoặc rơi vào hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Và lúc này, bệnh viện chính là mái nhà thứ hai giúp các em hồi phục sức khoẻ để bắt đầu một cuộc sống mới.