Virus Corona lây qua đường tiêu hóa:

Bằng chứng chưa rõ ràng, nhưng phòng tránh không thừa

Thùy Linh |

Trước thông tin virus Corona (nCoV) lây nhiễm qua đường ăn uống, không ít người Việt Nam lo lắng trong khi thức ăn đường phố được xem như một nét văn hóa ẩm thực Việt. Nếu như con đường lây này được chứng minh là đúng thì nguy cơ lây nhiễm nCoV sẽ tăng cao, việc phòng tránh loại virus này cũng sẽ khó khăn hơn nhiều lần.

Không loại trừ lây qua đường tiêu hóa

Khi có thông tin virus Corona lây lan qua đường tiêu hóa, nhiều người tỏ ra lo lắng và đặt ra những câu hỏi cần các chuyên gia giải đáp. Nếu virus này lây qua đường tiêu hóa, thì khi ăn uống bằng đồ dùng có dính dịch tiết hô hấp của người nhiễm nCoV, khả năng lây nhiễm có hay không?

Theo Bộ Y tế, virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây truyền từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục, vậy tiếp xúc với thịt động vật hay ăn thịt động vật có chứa virus này có bị lây hay không?

Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn của Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp (Bộ Y tế) - cho biết, ông đã tiếp cận với các thông tin mà báo chí nước ngoài đăng tải cảnh báo virus Corona có thể lây truyền qua đường tiêu hóa. Theo đó, Thông tấn xã Việt Nam dẫn nguồn tin từ Tân Hoa xã cho hay, các chuyên gia từ Bệnh viện Renmin (Đại học Vũ Hán) và Viện Virus Vũ Hán (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc) cảnh báo loại virus này có thể lây truyền qua đường tiêu hóa.

Nghiên cứu của nhóm tác giả trên cho thấy, axit nucleic trong phân của bệnh nhân và bệnh phẩm trực tràng. Trước đó, những bệnh nhân dương tính với virus Corona có một số triệu chứng như tiêu chảy thay vì sốt. Kết quả này đặt giả thuyết ngoài truyền nhiễm qua tiếp xúc hoặc đường hô hấp, virus Corona còn có khả năng lây truyền qua đường phân - miệng nhất định.

Theo một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Y học New England (Anh), virus Corona đã được phát hiện trong phân lỏng của bệnh nhân đầu tiên ở Mỹ dương tính với 2019-nCoV. Như vậy, có thể loại virus này tồn tại và lây lan qua chất thải của người bệnh. Phát hiện này có thể cung cấp mối liên hệ còn thiếu về cách thức lây lan virus từ động vật sang người và từ người sang người.

Thực hiện đúng khuyến cáo của Bộ Y tế, ăn chín uống sôi là quan trọng

Trả lời về vấn đề này với PV Báo Lao Động, Phó Giáo sư Trần Đắc Phu khẳng định: “Đó là những thông tin cần lưu ý vì chúng ta cần nghiên cứu đa chiều về chủng virus mới này. Hiện nay, cập nhật của chúng tôi từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì vẫn chưa có những bằng chứng cụ thể từ việc virus Corona lây truyền qua đường tiêu hóa. nCoV là một biến chủng mới, rất cần những nghiên cứu sâu về nó, để đưa ra cảnh báo sớm cho cộng đồng”.

Tuy nhiên, Phó Giáo sư Phu nói rằng, trước những thông tin đa chiều, cả ngành Y tế cùng người dân đều phải nâng cao cảnh giác để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.

Virus Corona là một họ gồm nhiều loại virus mà chủng mới này là một biến chủng nguy hiểm. Họ virus này thường gặp trong gia súc, mèo, rắn, dơi, lạc đà... Khi biến chủng vì một lý do đặc biệt, nó có thể lây sang người. Do đó, đầu tiên cần hiểu rằng nguồn gốc của virus này là từ động vật.

“Hiện chưa rõ ràng việc lây nCoV qua đường tiêu hóa, nhưng virus có thể lây qua hắt hơi, giọt nước bọt bắn vào các vật dụng. Khi ai tay chạm, tiếp xúc các vật dụng đó rồi đưa lên mũi, miệng thì sẽ bị lây virus”- ông Phu nói.

Việc ăn uống có làm lây lan loại virus này hay không thì vẫn cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Với riêng loại virus nCoV này, chưa có bằng chứng cụ thể lây qua ăn uống, nhưng việc hiểu nguồn gốc và cơ chế và không loại trừ nguy cơ này.

“Ngay trong các thông điệp khuyến cáo phòng tránh nCoV của ngành Y tế, một trong những khuyến cáo quan trọng của chúng tôi là chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. Khuyến cáo này nhấn mạnh vào việc phải chú ý ăn uống thực phẩm đã được nấu chín, không được ăn sống. Không loại trừ nCoV, mà việc sử dụng thực phẩm nấu chín sẽ phòng trừ được cả các loại virus khác nữa như virus gây bệnh đường tiêu hóa, hay virus cúm gia cầm cũng đang gây lo ngại hiện nay”- PGS Phu nhấn mạnh.

Một bác sĩ truyền nhiễm phân tích, ngoài việc chỉ ăn thức ăn nấu chín, các nguy cơ khác cũng cần hết sức lưu ý. Đó là khi người bệnh ho, thở, có giọt bắn ra bên ngoài, bắn vào các vật dụng, dụng cụ, bao gồm bát, chén, đĩa, thìa... Trong quá trình sử dụng bát đũa chung, nếu ai tiếp xúc phải, rồi chạm lên miệng, mũi... thì khả năng lây nhiễm là có.

Theo vị bác sĩ này, việc quan trọng nhất vẫn là việc tuân thủ đúng phương pháp phòng hộ cá nhân. Vật dụng nào các bạn nghi ngờ thì không nên tiếp xúc. Có thể diệt được virus trong các vật dụng bằng cách luộc các đồ dùng ở nhiệt độ 80-100 độ C trong 5 phút.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Điều cần biết khi đi du lịch giữa dịch bệnh virus Corona

Phương Linh |

Vẫn còn nhiều điều chưa biết hết về dịch bệnh virus Corona 2019-nCoV, chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đi du lịch.

Hình ảnh đầu tiên của bệnh nhân điều trị khỏi virus Corona tại BV Chợ Rẫy

Nhóm PV |

Sáng 4.2, Bệnh viện Chợ Rẫy chính thức thông tin đã điều trị khỏi cho một bệnh nhân người Trung Quốc nhiễm virus Corona là ông Li Zichao (sinh năm 1992).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Điều cần biết khi đi du lịch giữa dịch bệnh virus Corona

Phương Linh |

Vẫn còn nhiều điều chưa biết hết về dịch bệnh virus Corona 2019-nCoV, chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đi du lịch.

Hình ảnh đầu tiên của bệnh nhân điều trị khỏi virus Corona tại BV Chợ Rẫy

Nhóm PV |

Sáng 4.2, Bệnh viện Chợ Rẫy chính thức thông tin đã điều trị khỏi cho một bệnh nhân người Trung Quốc nhiễm virus Corona là ông Li Zichao (sinh năm 1992).