30 năm mổ miễn phí cho trẻ em tàn tật, dị tật bẩm sinh

KIỀU THU |

Đều đặn hàng năm các bác sĩ tại Trung tâm Kỹ thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng (TX. Sơn Tây, Hà Nội) lại tổ chức các đợt khám và chữa bệnh miễn phí cho trẻ em tàn tật và dị tật bẩm sinh. Hơn 30 năm nay, những vị lương y vẫn âm thầm tìm kiếm, cứu chữa giúp những mảnh đời bất hạnh như thế.

Miễn phí toàn bộ cho trẻ em tàn tật, dị tật bẩm sinh 

 Có những đứa trẻ sinh ra đã không đi lại được, không cử động được tay chân hoặc gặp khó khăn trong việc đi lại nhưng sau khi được các bác sĩ tại Trung tâm Kỹ thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng phát hiện qua các đợt khám sàng lọc, nhiều cháu bé đã được điều trị kịp thời, có thể đi lại bình thường. Toàn bộ chi phí chữa trị cho các trường hợp trẻ em khuyết tật, tàn tật có xác nhận hộ nghèo đều được miễn phí hoàn toàn.

Bé Phùng Minh Đăng (SN 2010, Ba Vì, Hà Nội) là đứa con trai duy nhất trong gia đình 7 chị em. Trong đó 1 chị bị mắc chứng tim bẩm sinh, 1 chị bị bàn tay khoèo, còn bản thân Đăng mắc chứng sơ hóa cơ delta hai bên, hai tay em không khép lại được. Gia đình đông con, lại thuộc diện hộ nghèo của xã nên việc chi trả để mổ tay cho Đăng luôn là nỗi lo lớn của cả gia đình.

Vì vậy, ngay khi nhận được thông báo từ xã qua có đợt khám sàng lọc, anh Phùng Văn Cung (cha của Đăng) đã cho bé xuống điều trị tại trung tâm này. “Gia đình không có nhiều tiền chữa trị cho cháu tại viện lớn nên khi biết có trung tâm điều trị miễn phí tại đây tôi mừng lắm, đưa cháu đi chữa luôn” – anh Cung kể.

Sau một thời gian điều trị tại trung tâm, hiện tại sức khỏe của Cung đã phục hồi, hai tay đã khép lại được bình thường.

Nhiều bé đã có thể đi lại được sau khi điều trị tại Trung tâm

Cùng cảnh bệnh tật với Cung, vừa qua ngày đầy tháng được ít hôm, bé Nguyễn Quốc Hải Đăng (SN 2012, Đan Phượng, Hà Nội) đã phải đối mặt với một ca phẫu thuật. Em bị mắc chứng 2 bàn chân khoèo bẩm sinh.

Sau khi tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, anh Nguyễn Quốc Trường (cha của Đăng) đã quyết định tìm đến các bác sĩ tại Trung tâm Kỹ thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng để được điều trị miễn phí. Trước đó, chú Đăng có đưa con đi chữa tại bệnh viện Nhi trung ương nhưng không có kết quả gì.

Sau khi được các bác sĩ tại trung tâm mổ, giờ chân em đã đi lại được 60%. Tuy nhiên, Đăng vẫn phải tiếp tục điều trị đến năm 10 tuổi để có thể đi lại như người bình thường. “Vợ chồng mình phải nghỉ làm mất 2 năm để điều trị cho cháu. Lúc đầu chỉ sợ cháu bị liệt, nhưng giờ thấy cháu có thể đi lại như thế này rồi mình hạnh phúc lắm, cảm ơn các bác sĩ nhiều lắm”.

Không nhận phong bì

Với kinh nghiệm 25 năm cầm dao mổ, bác sĩ Cao Mạnh Hùng (Trưởng khoa khoa Y học và Phục hồi chức năng, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng) đã thực hiện hàng nghìn ca phẫu thuật giúp trẻ em khuyết tật bẩm sinh về hệ vận động có thể vận động lại bình thường. Nhưng chưa một lần người bác sĩ này nhận phong bì từ bệnh nhân.

Bác sĩ Cao Mạnh Hùng (áo xanh) - Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng đang thăm khám cho bệnh nhi.

Bác sĩ Hùng tâm sự: “Nếu ở các thành phố lớn, bệnh viện lớn, người ta còn quà cáp cho bác sĩ, hoặc bác sĩ có nguồn thu nhập khác. Nhưng đối với các bệnh nhân ở các tỉnh xa lên đây chữa trị, lại chủ yếu là các bệnh nhân nghèo, nhiều khi cả ngày 2 mẹ con bệnh nhân ăn 2 suất cơm hết có 10.000 - 15.000 đồng, thì dù họ có đưa phong bì thì cũng không thể lấy được. Quý lắm họ đưa cho quả trứng thì cầm”.

Mặc dù mổ miễn phí nhưng các bác sĩ nơi đây khẳng định, vẫn thực hiện cẩn thận. “Lương tâm nghề y không cho phép làm qua loa” – bác sĩ Hùng dứt khoát.

Đối với các bác sĩ nơi đây, niềm vui lớn nhất là “trả lại bước đi cho những đứa trẻ khuyết tật”, vậy nên dù có những khi vất vả nhưng chú cùng đội ngũ y bác sĩ vẫn luôn cố gắng.

Từng có thâm niên 32 năm công tác tại Trung tâm, chỉ còn vài ngày nữa bác sĩ Lê Thị Thanh (Phó Chủ nhiệm khoa Y học và Phục hồi chức năng) sẽ nghỉ hưu, nhưng bà vẫn nặng lòng với công việc của mình.

Nhớ lại những năm tháng làm việc tại đây, bác sĩ Thanh hào hứng: “Tôi là người đầu tiên phụ mổ cho Giáo sư Bùi Tung – giáo sư đầu tiên về ngành chỉnh hình và phục hồi chức năng, hạnh phúc lắm. Năm đầu tiên tôi phụ mổ 90 ca, năm thứ 2 được 120 ca, đến năm 3 phụ 360 ca. Có những năm tôi phụ cho các giáo sư mổ đến 600 ca” - bác sĩ Thanh kể lại

Có những năm thiếu bác sĩ, một mình bác sĩ Thanh phải đảm trách nhiều mảng: vừa phải thăm khám ngoại viện, về viện phải chuẩn bị hồ sơ mổ, sau đó vào mổ. Cả những chuyến đi công tác dài ngày lên vùng cao, người nữ bác sĩ phải bỏ lại con nhỏ: “Lần đầu tiên tôi đi công tác Cao Bằng thì con gái lớn đầu mới 1 tuổi, tôi lại phải đi hàng tuần. Khi ấy, chồng tôi phải bắt buộc phải ở nhà trông con”. Nhưng sau tất cả những khó khăn ấy, giờ khi sắp không còn được làm việc ở đây nữa, bác sĩ Thanh lại bảo cũng luyến tiếc nhiều điều vì đã dành cả đời hết lòng vì bệnh nhân.

7 năm du học ở Nga vẫn xin về làm tại trung tâm

Mặc dù thu nhập không cao, khó thu hút các bác sĩ về làm việc, nhưng nhiều người tâm huyết vẫn chọn làm việc tại trung tâm. Ngoài đội ngũ y bác sĩ lành nghề, giàu kinh nghiệm, trung tâm hiện đang thu hút thêm các y bác sĩ trẻ, được đào tạo tại nước ngoài.

Du học 7 năm và nhận bằng bác sĩ đa khoa ở Liên bang Nga nhưng bác sĩ Cao Mạnh Tuấn (SN 1983, Hà Nội) vẫn quyết định quay trở về Việt Nam xin làm việc tại Trung tâm này. Đã hơn 2 năm gắn bó với nơi này, chuyên ngành chính của anh là chỉnh hình nhi cho trẻ khuyết tật và người già mà anh gọi là “những can thiệp nhỏ để tạo hiệu quả lớn”.

Bác sĩ Cao Mạnh Tuấn đang thăm khám cho bệnh nhi mắc chứng co gân gót trái.

Anh bảo làm nghề này chỉ mong “cố gắng chữa trị cho một đứa trẻ lớn lên bình thường, có thể tự phục vụ bản thân nó, giảm gánh nặng cho gia đình, từ đó giảm gánh nặng cho xã hội”, vì một đứa trẻ vận động không được thì sự lớn lên của nó sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Cùng đội ngũ y bác sĩ ở đây, bác sĩ Tuấn mong muốn “không chỉ chữa khỏi về mặt thể chất cho bệnh nhi mà còn đem đến cho các em một tương lai khác, tương lai có thể hòa nhập được với xã hội và tồn tại được ở xã hội này” – vị bác sĩ trẻ khẳng định.

Thành lập từ năm 1956, nhưng đến 1984 Trung tâm Kỹ thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng (thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) mới bắt đầu phẫu thuật chỉnh hình và điều trị phục hồi chức năng sau phẫu thuật. Trung bình mỗi năm trung tâm phẫu thuật khoảng 300 ca, những năm đầu số ca phẫu thuật lên đến 800 ca. Các trường hợp trẻ em (dưới 15 tuổi) tàn tật hoặc dị tật bẩm sinh, có hoàn cảnh khó khăn sẽ được hỗ trợ hoàn toàn chi phí mổ, và hỗ trợ chỗ ở. Những chi phí cho các ca mổ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chi trả.

 

KIỀU THU
TIN LIÊN QUAN

“Chìa tay” hiến máu cứu sản phụ nguy kịch ở Quảng Trị

Hưng Thơ |

Sản phụ bị băng huyết sau đẻ thai lưu, rối loạn chức năng đông máu trong tình trạng nguy kịch đã được cán bộ y tế hiến máu tươi cứu sống kịp thời.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

“Chìa tay” hiến máu cứu sản phụ nguy kịch ở Quảng Trị

Hưng Thơ |

Sản phụ bị băng huyết sau đẻ thai lưu, rối loạn chức năng đông máu trong tình trạng nguy kịch đã được cán bộ y tế hiến máu tươi cứu sống kịp thời.