Xăng dầu: Hết tăng thuế lại đến phí khí thải

Anh Đào |

Sau khi thuế bảo vệ môi trường trong xăng dầu “được” quyết tăng kịch khung từ 1.1.2019 tới, đến lượt phí bảo vệ môi trường với... khí thải đang được rậm rịch chuẩn bị.

Việc “tăng kịch khung” thuế bảo vệ môi trường trong xăng dầu vẫn đang là vấn đề thời sự, làm “đau đầu” cả người dân lẫn doanh nghiệp khi thời điểm 1.1.2019 chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa.

Không lo không được khi nhiên liệu chiếm tỷ trọng tới 40% trong giá thành vận tải.

Không “đau đầu” không xong khi thuế bảo vệ môi trường đang tạo áp lực tăng giá khi xăng dầu là mặt hàng mang tính chất đầu vào của cả nền kinh tế.

Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh từng nói đến cái mốc 3 tháng của một quá trình “cân đối liên ngành”: Giá của một mặt hàng đầu vào tăng, kéo theo giá đầu ra của các mặt hàng thứ 2 tăng lên. Ví dụ, xăng tăng giá sẽ khiến sắt thép tăng rồi gián tiếp tác động đến giá nhà… Sau 3 tháng, quá trình cân đối liên ngành này sẽ tác động đầy đủ”.

Còn chưa tới thời điểm tăng, còn chưa lường hết những tác động tới người dân, doanh nghiệp cũng như nền kinh tế thì giờ đây, lại có thêm một thứ phí mới đang được rậm rịch chuẩn bị, cũng tính trên mỗi lít xăng dầu: phí bảo vệ môi trường đối với... khí thải, trong một đề án mà Bộ Tài chính đang thúc giục các bộ ngành xây dựng.

Rất vô lý. Khi sử dụng xăng dầu, người dân đã đóng thuế bảo vệ môi trường- về nguyên tắc là để xử lý khí thải từ xăng dầu. Giờ lại tiếp tục đóng phí, cũng nhân danh bảo vệ môi trường- cho khí thải thì đó chính là phí chồng thuế. Đó chính là đánh cả thuế lẫn phí cho cùng một loại nguồn ô nhiễm.

Tổng mức thuế, phí trong giá xăng dầu hiện chiếm tới 54% giá thành của mặt hàng xăng dầu. Một mức cao kỷ lục. Và nếu loại phí này tiếp tục được “đánh” trên xăng dầu là rất thiếu công bằng với người dân, DN.

Không ít liên quan, Bộ Nội vụ vừa nhận định trong dự thảo nghị định về mức lương cơ sở 2019 rằng: Mức lương tối thiểu vừa mới được tăng lên 1.390.000 đồng từ 1-7 vừa qua chỉ đạt 39,46% so với nhu cầu sống tối thiểu bình quân năm 2018.

Sáng nay, TS Ngô Trí Long vừa đưa ra khuyến cáo “cần phải cân nhắc kỹ”. Tiền phong dẫn lời ông Long nói rằng: Khi thu nhập của người dân chưa cao mà có quá nhiều loại thuế, phí sẽ vắt kiệt sức dân”.

Có thể, “mớ” 15.000 tỉ “thuế” hay bao nhiêu đó “phí” sẽ giúp ngân sách hạ nhiệt khó khăn trong tức thời, nhưng hậu quả đối với nền kinh tế thì không nhỏ. Không nhỏ bởi nó không những làm khó khăn thêm cuộc sống của người dân mà còn là khả năng cạnh tranh và cả sự chịu đựng của DN cũng như nền kinh tế.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

PGS.TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR “Thuế môi trường với xăng dầu tăng 1.000 đồng, lạm phát thêm 1,6%”

Linh Chi |

Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố đánh giá lạm phát năm 2018 có thể kiểm soát dưới 4%, nếu không có cú sốc lớn về giá năng lượng trong quý IV. Giá nhiên liệu, nhất là xăng dầu tiếp tục tăng cao sẽ là yếu tố bất lợi cho lạm phát năm 2019.

Nóng: Phản ứng người dân về giá xăng có thể tăng do áp thuế môi trường kịch trần

Hà Phương - Hoàng Thủy |

Việc giá xăng có thể tăng thêm do áp thuế môi trường kịch trần lên giá xăng dầu đang gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Báo Lao Động đã có cuộc khảo sát ngắn để tìm hiểu xem người dân nghĩ gì về vấn đề này.

Cần cân nhắc áp thuế môi trường “kịch khung” với xăng dầu: Để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%

KHÁNH VŨ |

Văn phòng Chính phủ vừa phân công Bộ Tài chính chuẩn bị tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết biểu thuế bảo vệ môi trường cho phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (diễn ra từ ngày 11 - 13.7).

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

PGS.TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR “Thuế môi trường với xăng dầu tăng 1.000 đồng, lạm phát thêm 1,6%”

Linh Chi |

Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố đánh giá lạm phát năm 2018 có thể kiểm soát dưới 4%, nếu không có cú sốc lớn về giá năng lượng trong quý IV. Giá nhiên liệu, nhất là xăng dầu tiếp tục tăng cao sẽ là yếu tố bất lợi cho lạm phát năm 2019.

Nóng: Phản ứng người dân về giá xăng có thể tăng do áp thuế môi trường kịch trần

Hà Phương - Hoàng Thủy |

Việc giá xăng có thể tăng thêm do áp thuế môi trường kịch trần lên giá xăng dầu đang gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Báo Lao Động đã có cuộc khảo sát ngắn để tìm hiểu xem người dân nghĩ gì về vấn đề này.

Cần cân nhắc áp thuế môi trường “kịch khung” với xăng dầu: Để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%

KHÁNH VŨ |

Văn phòng Chính phủ vừa phân công Bộ Tài chính chuẩn bị tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết biểu thuế bảo vệ môi trường cho phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (diễn ra từ ngày 11 - 13.7).