Vẫn còn thách thức từ những tín hiệu kinh tế lạc quan

Hoàng Lâm |

Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I ước đạt 5,66%, cao nhất cùng kỳ 4 năm trở lại đây. Chỉ số này cho thấy dấu hiệu tích cực về sự phục hồi kinh tế sau giai đoạn trầm lắng bởi dịch bệnh COVID-19.

Có được tăng trưởng ấn tượng như vậy là nhờ hai bệ đỡ chính là khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,28%, đóng góp 41,68%; khu vực dịch vụ tăng 6,12%, đóng góp 52,23%.

Những số liệu khác mà Tổng cục Thống kê đưa ra cũng khá đẹp. Đơn cử như lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2024 ước đạt 4,6 triệu lượt người, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.

Ở quy mô nhỏ hơn, nếu như tăng trưởng của Hà Nội ở mức 5,5% so với cùng kỳ, mức “chấp nhận được” thì đầu tàu kinh tế TPHCM lại có chuyển biến tăng vọt: Từ 0,7% quý I/2023 đã lên tới 6,54% quý I/2024.

Tác động của phục hồi kinh tế cũng thể hiện rõ trong thu nhập của người lao động với mức bình quân là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 301 nghìn đồng so với quý IV/2023 và tăng 549 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2023. Thu nhập bình quân đầu người quý I/2024 ước đạt 5,2 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 8% so với quý trước và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.

Các kết quả này không phải tự nhiên mà có. Bởi lẽ tăng trưởng quý I hàng năm vẫn có tăng trưởng thấp do vướng dịp nghỉ Tết dài ngày dẫn đến tâm lý “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, “đầu năm thong thả”.

Ngay từ đầu năm 2024, Chính phủ đã có nhiều động thái quyết liệt xử lý những vấn đề tồn đọng để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó đặt nặng vấn đề giải ngân đầu tư công, giải quyết những khó khăn đối với thị trường tài chính, ngân hàng nhằm khơi thông dòng tiền trong nền kinh tế. Đặc biệt là Chỉ thị số 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với phương châm: Tập trung ngay vào xử lý công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội.

Tăng trưởng quý I/2024 đạt mục tiêu sẽ là tiền đề cho những quý tiếp theo nhằm đảm bảo chỉ tiêu Quốc hội giao tăng trưởng GDP từ 6-6,5% trong năm 2024.

Tuy nhiên, thách thức vẫn còn và cần có giải pháp ngay trong quý II này. Đó là có giải pháp kiềm chế đà tăng của giá cả trước kỳ tăng lương, tiếp tục khơi thông dòng tiền (quý I, tăng trưởng tín dụng đã bắt đầu dương, mới đạt 0,26% còn rất xa so với mục tiêu 15% trong năm 2024), nhanh chóng triển khai đưa Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia mới và quay lại thị trường…

Đó là những thách thức, áp lực không nhỏ nhưng nếu duy trì nỗ lực này thì triển vọng 2024 là sẽ hoàn thành tốt và vượt các chỉ tiêu.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Báo chí nước ngoài dự báo thời điểm kinh tế Việt Nam vượt qua Singapore

KHÁNH AN |

Theo CEBR, Việt Nam có cơ hội vượt qua hầu hết các nước ASEAN về kinh tế, kể cả Singapore, Thái Lan và Malaysia, để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Loại bỏ sản phẩm nhựa dùng một lần, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

Cường Hà |

Việc loại bỏ nhựa sử dụng một lần không cần thiết và có rủi ro cao là bước đầu tiên hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn và công bằng hơn. Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với ông Vũ Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về vấn đề này.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp đại diện liên đoàn kinh tế lớn nhất Nhật Bản

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị trên tinh thần tin cậy, chân thành, hiệu quả, KEIDANREN và các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục tăng cường kết nối kinh tế giữa hai nước, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư.

Tottenham chỉ giành 1 điểm, Man United lại hy vọng

Vũ Anh |

Rạng sáng 3.4, Tottenham Hotspur chỉ có trận hòa 1-1 trước West Ham, qua đó tạm hơn Manchester United 9 điểm.

Cổ phiếu dầu khí PVS, PVD, PVB đua nhau nổi sóng nhờ dự án Lô B - Ô Môn

Anh Kiệt |

Nhiều cổ phiếu được kỳ vọng có thể được hưởng lợi nhờ tham gia vào các công đoạn khác nhau của chuỗi dự án Lô B - Ô Môn như PVS, PVD, GAS...

Sức mua cải thiện thấp, tiểu thương gần khu công nghiệp mong giá bình ổn

MỸ LY |

Không chỉ công nhân lao động hy vọng giá cả hàng hóa bình ổn để đảm bảo cuộc sống mà đó cũng là mong muốn chung của các tiểu thương đang buôn bán gần các khu công nghiệp.

Hàng trăm tấn cá lồng của người dân Hải Dương bất ngờ chết trắng

Hà Vi |

Hải Dương - Nhiều hộ nuôi cá lồng dọc sông Thái Bình (ở xã Tiền Tiến, TP Hải Dương) bị hiện tượng cá chết trắng hàng loạt.

Đề xuất quy định giới hạn giờ làm thêm với sinh viên: Không nên áp đặt cứng nhắc

Chân Phúc |

TPHCM - Đề xuất quy định giới hạn giờ làm thêm đối với sinh viên, học sinh đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều sinh viên cho rằng, đề xuất này thiếu thực tế, trong khi chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đánh giá phù hợp, nhưng cần thời gian để triển khai chứ không nên áp dụng một cách cứng nhắc.

Báo chí nước ngoài dự báo thời điểm kinh tế Việt Nam vượt qua Singapore

KHÁNH AN |

Theo CEBR, Việt Nam có cơ hội vượt qua hầu hết các nước ASEAN về kinh tế, kể cả Singapore, Thái Lan và Malaysia, để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Loại bỏ sản phẩm nhựa dùng một lần, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

Cường Hà |

Việc loại bỏ nhựa sử dụng một lần không cần thiết và có rủi ro cao là bước đầu tiên hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn và công bằng hơn. Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với ông Vũ Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về vấn đề này.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp đại diện liên đoàn kinh tế lớn nhất Nhật Bản

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị trên tinh thần tin cậy, chân thành, hiệu quả, KEIDANREN và các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục tăng cường kết nối kinh tế giữa hai nước, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư.