Từ "Đất rừng phương Nam" bàn ở Quốc hội, đại biểu lên tiếng về phản biện xã hội

Lê Thanh Phong |

"Tôi nhận thức khen chê có ý kiến khác nhau với một tác phẩm điện ảnh (Đất rừng phương Nam) là câu chuyện rất bình thường. Nhưng rõ ràng trong văn hóa ứng xử, chúng ta không thể chấp nhận thói trịch thượng, thói phán xét, quy chụp, bôi nhọ...".

Trên đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khi trả lời chất vấn liên quan đến tấn công trên mạng xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng còn nói thêm: "Nếu có các biểu hiện bôi nhọ và bêu xấu thì phải được nghiêm túc xử lý".

Thực ra, để làm rõ hành vi "bôi nhọ" hay "bêu xấu" cũng không đơn giản. Đâu là ranh giới giữa góp ý, phê bình, phản biện và bêu xấu thật khó phân biệt.

Đối với phim ảnh, sản phẩm giải trí, hay các tác phẩm nghệ thuật khác, chuyện khen chê của dư luận là quá bình thường. Chẳng lẽ vì lên tiếng chê dở mà bị đem ra xử lý.

Đại biểu Trịnh Xuân An - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội - nêu quan điểm tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, rằng dư luận xã hội là hình thức biểu hiện trạng thái ý thức của xã hội rất bình thường. Dư luận thì có dư luận đúng, dư luận sai, có cái tốt, có cái xấu, không phải ý kiến nào được nêu ra cũng để "đánh cho ai đó chết" mà là góp ý, nêu quan điểm để làm cho mọi thứ rõ ràng, tốt đẹp hơn.

Rất đồng ý với quan điểm của đại biểu Trịnh Xuân An, hãy để cho dư luận phản biện, việc có nhiều ý kiến tranh luận, quan điểm trái chiều về một vấn đề của đời sống là chuyện bình thường. Chính cuộc sống sẽ "gạn đục, khơi trong", chuyện đúng sai sẽ được thời gian trả lời và mọi người sẽ tự rút ra kết luận cho riêng mình. Cũng có những điều không cần câu trả lời, vì đó chỉ là "trend" nhất thời ồn ào chóng qua, chẳng có gì phải "nghiêm trọng".

Nếu chỉ với một bộ phim mang tính giải trí, mà người lên tiếng khen chê còn phải e sợ bị xử lý, thì còn ai dám mở miệng để phản biện những vấn đề nghiêm túc khác, liên quan đến chính sách, cơ chế, quốc kế dân sinh.

Tất nhiên, không thể lợi dụng quyền phản biện để tấn công cá nhân, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. Hoặc, không thể vu khống, xuyên tạc, nói sai sự thật làm ảnh hưởng đến lợi ích công dân, quốc gia.

Nhưng muốn xử lý những hành vi vi phạm, tấn công trên mạng xã hội, thì phải có các quy định pháp luật rõ ràng, cụ thể, minh bạch, thuyết phục.

Quy định rõ ràng không chỉ làm căn cứ xử lý vi phạm, mà còn có ý nghĩa ngăn chặn. Khi công dân hiểu được pháp luật thì sẽ ý thức hơn về ứng xử, hạn chế các hành vi vi phạm.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Phim Đất rừng phương Nam phải sửa, rõ ràng khâu duyệt có vấn đề

PHẠM ĐÔNG - CƯỜNG NGÔ |

Nói về bộ phim Đất rừng phương Nam, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng, chất lượng kiểm định và trách nhiệm chưa cao. Những nội dung nếu đã coi là sai sót thì phải sửa, thậm chí cắt bỏ, chứ không thể đổi tên là xong.

Phim Đất rừng phương Nam không vi phạm, sẽ xử lý nếu có hành vi bôi xấu

Cường Ngô - Phạm Đông |

Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng, bộ phim "Đất rừng phương Nam" không vi phạm pháp luật điện ảnh. Do đó, cần xem xét, tính toán để xử lý theo quy định nếu như có vấn đề xúc phạm, bôi xấu.

Thấy gì từ những tranh cãi vẫn đang bủa vây “Đất rừng phương Nam”?

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ |

Lao Động đăng tải bài viết của PGS.TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương quanh những tranh cãi về phim “Đất rừng phương Nam”.

Tuấn Hải nói về khả năng đá chính ở đội tuyển Việt Nam

AN NGUYÊN |

Tiền đạo Phạm Tuấn Hải cho biết, tất cả cầu thủ đều phải nỗ lực thể hiện bản thân để cạnh tranh vị trí trong đội hình thi đấu của tuyển Việt Nam.

Giờ thứ 9: Chị là mẹ của tôi - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Trong câu chuyện ngày hôm nay, có một con gần đi được nửa cuộc đời mới nhận ra được mẹ đẻ của mình. Người mà cậu ta đã từng gọi với một danh xưng khác.

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là phù hợp, thậm chí có thể vượt

Đức Mạnh |

Giới chuyên gia đánh giá mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6 - 6,5% là khá phù hợp với dự báo của các tổ chức quốc tế. Con số này thậm chí có thể đạt 6,7% nếu các chỉ số vĩ mô tích cực và chính sách tiền tệ không đảo chiều.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa được phân công làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hộ dùng nhiều điện phải trả thêm hơn 55.000 đồng sau khi EVN tăng giá điện

Cường Ngô |

Phân tích tác động của giá điện đến các hộ tiêu dùng điện, ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cho biết, giá bán lẻ điện cao nhất của nhóm đối tượng khách hàng sinh hoạt sẽ lên tới mức 3.151 đồng/kWh theo biểu giá 6 bậc.

Phim Đất rừng phương Nam phải sửa, rõ ràng khâu duyệt có vấn đề

PHẠM ĐÔNG - CƯỜNG NGÔ |

Nói về bộ phim Đất rừng phương Nam, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng, chất lượng kiểm định và trách nhiệm chưa cao. Những nội dung nếu đã coi là sai sót thì phải sửa, thậm chí cắt bỏ, chứ không thể đổi tên là xong.

Phim Đất rừng phương Nam không vi phạm, sẽ xử lý nếu có hành vi bôi xấu

Cường Ngô - Phạm Đông |

Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng, bộ phim "Đất rừng phương Nam" không vi phạm pháp luật điện ảnh. Do đó, cần xem xét, tính toán để xử lý theo quy định nếu như có vấn đề xúc phạm, bôi xấu.

Thấy gì từ những tranh cãi vẫn đang bủa vây “Đất rừng phương Nam”?

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ |

Lao Động đăng tải bài viết của PGS.TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương quanh những tranh cãi về phim “Đất rừng phương Nam”.