Tranh luận về hầu đồng là cơ hội để Cục Di sản văn hóa bình tâm lắng nghe, sửa đổi

Hoàng Văn Minh |

Cục Di sản văn hoá và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch nên xem những quan điểm, góc nhìn của các nhà nghiên cứu liên quan đến quản lý di sản qua loạt bài trên Lao Động là cơ hội để lắng nghe và sửa đổi những điều chưa phù hợp.

Báo Lao Động đang có loạt bài phản ánh, phỏng vấn nêu quan điểm, góc nhìn của các nhà khoa học về quản lý di sản, nhân sự kiện Cục Di sản văn hoá phát văn bản “thổi còi” Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đã giới thiệu trang phục hầu đồng và các trích đoạn hầu đồng để diễn giải cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, tại Hội thảo khoa học quốc tế Engaging With Vietnam lần thứ 14.

Theo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hoá thì di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt nói riêng và di sản văn hóa phi vật thể nói chung đã và đang đối diện với rất nhiều thay đổi. Nên việc quản lý di sản của Cục Di sản văn hóa cũng cần có sự thay đổi, có văn bản dưới luật bổ sung quy định để theo kịp những biến đổi của đời sống, nhu cầu cộng đồng, và cả những biến đổi trong di sản.

Phản biện, góp ý của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hoá trước một vấn đề, đôi khi không thuận tai nhà quản lý là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, điều không bình thường trong chuyện này là lãnh đạo Cục Di sản văn hóa lại phản ứng khá tiêu cực khi tiếp nhận những quan điểm trái chiều.

Theo đó, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa cho rằng, các bài phỏng vấn, lấy ý kiến trao đổi với các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về di sản đăng trên Lao Động đã “cổ súy” cho những cái sai trong xã hội, và đi ngược với định hướng tuyên truyền của Cục Di sản văn hóa. Nhưng cái sai ấy cụ thể là gì, được quy định ra sao thì vị lãnh đạo này lại không thể chỉ ra tường tận trong khi trao đổi.

Lẽ ra, nói như TS Trần Đức Anh Sơn (Đại học Đông Á) - người đã tham dự Hội thảo khoa học quốc tế Engaging With Vietnam lần thứ 14 - trả lời Lao Động, rằng: “Đây là một cơ hội để Cục Di sản văn hóa và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch bình tâm lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu văn hóa, cũng như dư luận xã hội về vấn đề này để có những bước đi, giải pháp phù hợp hơn trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực này”.

Có một sự trùng hợp khá thú vị là những tranh luận trái chiều liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được bắt đầu tại Hội thảo khoa học quốc tế Engaging With Vietnam lần thứ 14, diễn ra tại Huế với chủ đề “Sống cùng với di sản. Tái tạo/ tạo di sản”.

“Sống cùng di sản” thì dễ hiểu bởi có nhiều ví dụ như phố cổ Hội An. “Tái tạo” là làm sống lại những di sản đã hoặc sắp sửa mất đi. Nhưng “tái tạo” còn có nghĩa là sửa sang, làm tươi mới, “bồi thêm” giá trị cho những di sản đang “sống” và “hoạt động” bình thường hoặc có dấu hiệu bất thường.

Theo nghĩa đó, thì việc Cục Di sản văn hóa và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch bình tâm lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu văn hóa, cũng như dư luận xã hội… trong trường hợp này để có sự thay đổi, cũng là một hình thức “tái tạo di sản”.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Hầu đồng và chuyện cởi trói cho “trình diễn di sản”

Hào Hoa |

Ý kiến của Cục Di sản văn hóa về vụ việc tổ chức biểu diễn hầu đồng và trình diễn khăn áo giá đồng ở hội thảo khoa học do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức đã nhận những phản ứng, thậm chí cả sự bất bình đến từ nhiều nhà nghiên cứu khoa học, các GS.TS chuyên ngành văn hóa dân gian.

“Thanh đồng tham gia biểu diễn hầu đồng vì họ hiểu về di sản nhất”

Nhóm PV (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Thị An - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội quanh những tranh cãi trong “trình diễn di sản” nảy sinh từ vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế.

Loạt câu hỏi đặt ra quanh vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế và quản lý của Cục Di sản văn hoá

Mi Lan |

Xung quanh sự việc Cục Di sản văn hóa gửi văn bản “nhắc nhở” Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế về việc “làm sai lệch di sản” đã đặt ra nhiều câu hỏi, và gây tranh cãi trong chính giới chuyên môn nghiên cứu về di sản tín ngưỡng.

Hầu đồng và tranh cãi quanh chỉ đạo của Cục Di sản văn hóa

Hào Hoa (thực hiện) |

Ngày 6.8, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế (VH&TT) nhận được Công văn của Cục Di sản văn hóa về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn tỉnh. Việc này gây ra tranh cãi.

Giờ thứ 9: Chồng cũ, chồng mới - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu như cuộc đời của bạn đã có những ngày tăm tối và bế tắc thì hãy dành cho bản thân một niềm tin rằng, sau cơn mưa trời nhất định sẽ tươi sáng.

Tin 20h: Thầy giáo khóc xin lỗi gia đình nam sinh lớp 9 tử vong ở bể bơi

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Vụ nam sinh lớp 9 tử vong ở bể bơi: Thầy giáo khóc xin lỗi gia đình; Quỹ bình ổn vô tác dụng khiến giá xăng dầu tăng mạnh 5 lần liên tiếp; Phạt 7,5 triệu đồng Trưởng nhóm Bông hồng Đen vì tự ý lấy máu học sinh dưới 15 tuổi;...

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 24.8 đến 3.9 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 24.8 - 3.9.2023) ở các khu vực trên cả nước. Theo đó, trong tuần tới Bắc Bộ có xu hướng giảm nhiệt.

Chủ dự án Forest Bay Phú Quốc lợi nhuận tăng mạnh, nợ vay phình to

Quang Dân |

CityLand - Phú Quốc được biết đến là Chủ dự án du lịch sinh thái Rạch Tràm - Phú Quốc (tên thương mại Forest Bay Phú Quốc) có tổng diện tích khoảng 173,5 ha, vị trí tại Rạch Tràm, Bãi Thơm, Phú Quốc, Kiên Giang.

Hầu đồng và chuyện cởi trói cho “trình diễn di sản”

Hào Hoa |

Ý kiến của Cục Di sản văn hóa về vụ việc tổ chức biểu diễn hầu đồng và trình diễn khăn áo giá đồng ở hội thảo khoa học do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức đã nhận những phản ứng, thậm chí cả sự bất bình đến từ nhiều nhà nghiên cứu khoa học, các GS.TS chuyên ngành văn hóa dân gian.

“Thanh đồng tham gia biểu diễn hầu đồng vì họ hiểu về di sản nhất”

Nhóm PV (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Thị An - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội quanh những tranh cãi trong “trình diễn di sản” nảy sinh từ vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế.

Loạt câu hỏi đặt ra quanh vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế và quản lý của Cục Di sản văn hoá

Mi Lan |

Xung quanh sự việc Cục Di sản văn hóa gửi văn bản “nhắc nhở” Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế về việc “làm sai lệch di sản” đã đặt ra nhiều câu hỏi, và gây tranh cãi trong chính giới chuyên môn nghiên cứu về di sản tín ngưỡng.

Hầu đồng và tranh cãi quanh chỉ đạo của Cục Di sản văn hóa

Hào Hoa (thực hiện) |

Ngày 6.8, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế (VH&TT) nhận được Công văn của Cục Di sản văn hóa về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn tỉnh. Việc này gây ra tranh cãi.