Trả quyền chọn sách giáo khoa cho trường, thêm một bước cải cách giáo dục

Lê Thanh Phong |

Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27 quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông thay thế Thông tư 25. Bắt đầu từ năm 2024, quyền chọn sách giáo khoa sẽ được trả lại cho nhà trường.

Quyền quyết định lựa chọn sách giáo khoa về cho cơ sở giáo dục, như vậy là không còn chuyện hội đồng của địa phương chọn cho tất cả các trường. Quá hợp lý, vì người không sử dụng không thể chọn cho người sử dụng, hoặc một vài người lại chọn cho toàn tỉnh, thành phố.

Thầy cô giáo, người trực tiếp dạy học, thực hiện được cái quyền của mình, đóng góp ý kiến trực tiếp với hội đồng nhà trường để chọn sách giáo khoa. Đây không chỉ là chuyện dân chủ trong giáo dục, tránh áp đặt từ trên xuống, "bao cấp tư duy", mà còn là khoa học trong giáo dục.

Khoa học là ở chỗ, thầy cô tìm hiểu, so sánh các bộ sách, chọn bộ sách phù hợp, yêu thích, sau đó nghiên cứu để giảng dạy. Người chọn một đằng, người dạy một ngả là phi khoa học.

Bỏ chuyện hội đồng địa phương chọn sách giáo khoa cho toàn tỉnh, thành phố còn tránh được chuyện "móc ngoặc", chia chác lợi ích. Cứ làm cho minh bạch, công khai, thì tiêu cực sẽ không có cơ hội để hoành hành, đơn giản thế thôi.

Quá trình giảng dạy, học tập sẽ cho thấy bộ sách nào có nhiều ưu điểm, đó chính là sự sàng lọc của thị trường. Trả lại quyền lựa chọn sách giáo khoa cho các cơ sở giáo dục, cũng là trả sự cạnh tranh sòng phẳng cho các nhà làm sách.

Nhưng bước cải cách này không chỉ dừng lại ở việc chọn sách, mà mở ra cho giáo viên thêm không gian sáng tạo, không gò bó, đóng khung trong một bộ sách như trước. Giáo viên có thể nghiên cứu thêm ở các bộ sách khác, chọn cái hay, cái mới, bổ ích để bổ sung kiến thức cho học trò. Dạy học ở phổ thông lấy sách giáo khoa làm căn bản, nhưng không hạn chế sáng tạo trong cách dạy, mở rộng kiến thức cho người học.

Không chỉ giáo viên mà học sinh cũng thêm cơ hội học tập qua nhiều bộ sách. Những học sinh yêu thích môn học mà mình theo đuổi ngành nghề sau này, có thể đọc thêm ở các bộ sách khác, nghiên cứu sâu hơn qua nhiều kênh trên sách vở, internet. Tập nghiên cứu từ khi còn trên ghế nhà trường là điều cần thiết, thế hệ hôm nay phải có những đột phá trong học hành, thi cử, không rập khuôn theo những thứ bảo thủ, lạc hậu.

Năm 2024, Đại học Quốc gia TPHCM triển khai thí điểm một số môn học chung và công nhận tín chỉ cho học sinh THPT giỏi vượt trội theo phương thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp, đó là một bước cải cách, mở ra không gian cho học sinh THPT thi thố tài năng.

Vậy thì, nghiên cứu nhiều bộ sách giáo khoa sẽ giúp các em trau dồi và nâng cao kiến thức, mới có thể học vượt lên đại học.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Nhà trường được chọn sách giáo khoa - thầy cô vui, học sinh được lợi

Trà My |

Sau một thời gian giao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho các tỉnh, thành phố và vấp nhiều ý kiến trái chiều, mới đây Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 27 quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông thay thế Thông tư 25. Bắt đầu từ năm 2024, quyền chọn sách giáo khoa sẽ được trả lại cho nhà trường.

Đề nghị điều tra việc xuyên tạc về quyết định phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung

Vân Trang |

Trên mạng xã hội xuất hiện các thông tin xuyên tạc, bình luận tiêu cực, lệch lạc về nội dung quyết định phê duyệt sách giáo khoa (SGK) tiếng Trung Quốc.

Sách giáo khoa ngày càng tăng giá, do đâu?

Hoàng Văn Minh |

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn thừa nhận giá sách giáo khoa khi xã hội hóa chưa rẻ như mong muốn nhưng nguyên nhân không phải do Bộ.

Vì sao số người nhận lương hưu qua thẻ ATM còn hạn chế?

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Thực hiện mục tiêu thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội khuyến khích người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng nhận tiền qua thẻ ATM. Tuy nhiên, đến nay số người sử dụng hình thức này chỉ đạt khoảng 44%.

Nhiều căn hộ chung cư ở Hà Nội được rao bán giá hơn 10 tỉ đồng

Thu Giang |

Hàng loạt căn hộ chung cư cao cấp tại Hà Nội thời gian gần đây được đăng tin rao bán gấp hơn 10 tỉ đồng/căn, tặng kèm nội thất, phí dịch vụ do chủ nợ ngân hàng, gặp khó khăn tài chính.

Rượu thuốc quảng cáo tái tạo làm trắng da giá 100 nghìn cả lít chứa gì?

AN AN - VŨ LINH |

Khảo sát chợ mạng xã hội sàn thương mại điện tử, nhiều loại rượu thuốc, rượu thảo dược được quảng cáo có công dụng tái tạo làm trắng da với giá chỉ từ 100 - 150 nghìn đồng 1 chai.

Giá xăng dầu điều chỉnh ra sao trong kỳ điều hành tới?

Cường Ngô - Vũ Linh |

Theo dự báo của một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu ở Hà Nội, giá xăng dầu có thể đồng loạt tăng trong phiên điều chỉnh tới (ngày 11.1). Trong đó, giá xăng RON 95 dự báo tăng 250 đồng/lít; xăng E5 RON 92 dự báo tăng 150 đồng/lít.

Máu rừng phòng hộ đang âm ỉ chảy

PHÚC ĐẠT |

Lực lượng chức năng huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) vừa bắt quả tang 11 đối tượng vào khu vực rừng phòng hộ hồ Quao khai thác gỗ để bán. Theo nhiều người dân, việc này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng lực lượng chức năng chỉ mới phát hiện vào ngày 31.12.2023.

Nhà trường được chọn sách giáo khoa - thầy cô vui, học sinh được lợi

Trà My |

Sau một thời gian giao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho các tỉnh, thành phố và vấp nhiều ý kiến trái chiều, mới đây Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 27 quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông thay thế Thông tư 25. Bắt đầu từ năm 2024, quyền chọn sách giáo khoa sẽ được trả lại cho nhà trường.

Đề nghị điều tra việc xuyên tạc về quyết định phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung

Vân Trang |

Trên mạng xã hội xuất hiện các thông tin xuyên tạc, bình luận tiêu cực, lệch lạc về nội dung quyết định phê duyệt sách giáo khoa (SGK) tiếng Trung Quốc.

Sách giáo khoa ngày càng tăng giá, do đâu?

Hoàng Văn Minh |

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn thừa nhận giá sách giáo khoa khi xã hội hóa chưa rẻ như mong muốn nhưng nguyên nhân không phải do Bộ.