Thu phí tham quan công viên cao nguyên đá Đồng Văn- đúng rồi, nhưng thu thế nào ?

Hoàng Văn Minh |

Dư luận đang tranh cãi chuyện Hà Giang dự định thu phí với khách tham quan Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển.

Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn được thành lập vào tháng 9.2009, gồm bốn huyện là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với tổng diện tích tự nhiên khoảng 2.356km2 - được UNESCO công nhận là di sản địa chất toàn cầu đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2010.

Thu phí tham quan một di sản thế giới như Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn là điều bình thường và nên làm, cần được ủng hộ. Không thu phí, miễn phí mới là điều vô lý.

Trên thế giới, các di sản tương tự không những họ thu phí mà còn thu phí rất cao như như Vườn quốc gia Bwindi Impenetrable (Uganda) - 700 USD; Vườn quốc gia Komodo (Indonesia) - 252 USD; Serengeti (Tanzania) - 70,8 USD…

Thực tế thì nhiều năm nay, trong khoảng 40 điểm trong phạm vi Công viên địa chất có thể thu phí thì Hà Giang cũng đã thu phí ba điểm, gồm hang Lùng Khúy (Quản Bạ); Nhà Vương, cột cờ Lũng Cú (Đồng Văn). Từ năm 2017 đến năm 2021, tổng số phí thu được từ 3 điểm này khoảng 29 tỉ đồng.

Việc thu phí vào Công viên địa chất còn là "điều cần làm" để đáp ứng tiêu chí của một địa danh được UNESCO công nhận như lời ông Hoàng Xuân Đôn, Trưởng ban Quản lý Công viên địa chất.

Cụ thể cứ mỗi bốn năm, UNESCO tái đánh giá tình hình phát triển của Công viên địa chất. Mỗi lần, tổ chức này sẽ đưa ra hàng loạt khuyến nghị để thực hiện trong bốn năm tiếp theo.

Để được tính là hoàn thành, 90% khuyến nghị phải được thực hiện nếu không sẽ nhận thẻ vàng (cho tiếp hai năm để thực hiện) hoặc thẻ đỏ (tước danh hiệu). Và các khuyến nghị này “tiêu tốn số tiền khổng lồ”.

Bài toán để Hà Giang đưa ra để bù đắp cho việc “tiêu tốn số tiền khổng lồ” là thu phí thông qua lượt lưu trú với người lớn là 30.000 đồng mỗi đêm, trẻ em là 15.000 đồng mỗi đêm.

Dự kiến, kiểu “đếm cua trong lỗ” là trong năm 2024, lượng khách đến Hà Giang tham quan Công viên địa chất có thể thu vé vào khoảng 1,78 triệu lượt, doanh thu hơn 70 tỉ đồng.

Không giống với nhiều địa phương có di sản khác, ở Hà Giang, thế mạnh để phát triển du lịch chỉ duy nhất là thiên nhiên với di sản Công viên địa chất, còn lại rất yếu và thiếu về các dịch vụ cũng như hàng hoá.

Bởi vậy thu phí tham quan không những là "điều cần làm" mà còn là bắt buộc để tái đầu tư và phát triển, để đáp ứng các tiêu chí của UNESCO cũng như nâng cao đời sống cho người dân bản địa – linh hồn của cao nguyên đá.

Nên vấn đề cần bàn lúc này là Hà Giang sẽ thu phí như thế nào để thuận tiện, hiệu quả, vừa không thất thu nhưng không phải tận thu, vừa được sự đồng thuận từ người dân và du khách...

Và quan trọng nhất là cam kết về một chất lượng du lịch có phí cho cao nguyên đá để tự trả lời cho câu hỏi của ông Hoàng Xuân Đôn: "Nếu không thu phí, mọi người có chấp nhận chất lượng du lịch chỉ ở tầm miễn phí không?".

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Băn khoăn việc Hà Giang muốn thu phí tham quan Cao nguyên đá

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Trong khi đa số ý kiến du khách ủng hộ việc thu phí tham quan Cao nguyên đá Đồng Văn thì cũng có một số người lo ngại việc này sẽ làm sụt giảm lượng du khách đến với Hà Giang.

Đồng bào Hà Giang vui hội ở phiên chợ một năm chỉ họp một lần

LAM THANH |

Hà Giang - Lễ hội chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2023 được tổ chức với chủ đề Về nơi tình yêu bắt đầu.

Ghé ngôi làng miền sơn cước, khám phá văn hóa Tày ở Hà Giang

Phùng Minh |

Làng văn hóa du lịch thôn Hạ Thành được ví như bức tranh thiên nhiên trong trẻo, êm ả trên vùng đất Hà Giang địa đầu Tổ quốc.

Thăm ngôi nhà đẹp như tranh giữa cao nguyên đá Hà Giang

LONG NGUYỄN - TRỌNG LỘC |

Ngôi nhà nhỏ được ví như bức tranh thu nhỏ cuộc sống của người Mông, vừa hoang sơ, vừa ẩn chứa vẻ đẹp trong sáng đến kì lạ. 

Cẩn trọng "tiền mất, tật mang" khi sử dụng viên uống chống nắng

BẢO THOA - THUỲ DƯƠNg |

Viên uống chống nắng là sản phẩm làm đẹp được rất nhiều người tìm mua trong mùa hè. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo những nguy cơ "tiền mất tật mang" khi người dùng thần thánh hoá công dụng của sản phẩm này.

15 năm chờ sổ đỏ, người dân phải vay nóng tiền chữa bệnh

Khánh Linh |

Hòa Bình - Sổ đỏ đất rừng hơn chục năm bị thu chưa được trả lại, mỗi khi ốm đau, không còn tài sản cầm cố, người dân tại xã Nuông Dăm - xã đặc biệt khó khăn ở huyện Kim Bôi không còn cách nào khác đành đi vay nóng với lãi suất "cắt cổ".

Cận cảnh những ao, hồ ở Hà Nội sắp biến mất vì bị san lấp trái phép

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Giữ một vai trò quan trọng với môi trường Thủ đô, song hàng loạt ao, hồ đã và đang bị lấn chiếm, rơi vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng.

Thị trường chứng khoán khởi sắc sau 4 tháng hạ lãi suất điều hành

Đức Mạnh |

Xu hướng lãi suất giảm đã có tác động tích cực tới diễn biến trên thị trường chứng khoán. Thị trường có sự bứt phá nhờ sự đảo chiều của dòng tiền.

Băn khoăn việc Hà Giang muốn thu phí tham quan Cao nguyên đá

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Trong khi đa số ý kiến du khách ủng hộ việc thu phí tham quan Cao nguyên đá Đồng Văn thì cũng có một số người lo ngại việc này sẽ làm sụt giảm lượng du khách đến với Hà Giang.

Đồng bào Hà Giang vui hội ở phiên chợ một năm chỉ họp một lần

LAM THANH |

Hà Giang - Lễ hội chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2023 được tổ chức với chủ đề Về nơi tình yêu bắt đầu.

Ghé ngôi làng miền sơn cước, khám phá văn hóa Tày ở Hà Giang

Phùng Minh |

Làng văn hóa du lịch thôn Hạ Thành được ví như bức tranh thiên nhiên trong trẻo, êm ả trên vùng đất Hà Giang địa đầu Tổ quốc.

Thăm ngôi nhà đẹp như tranh giữa cao nguyên đá Hà Giang

LONG NGUYỄN - TRỌNG LỘC |

Ngôi nhà nhỏ được ví như bức tranh thu nhỏ cuộc sống của người Mông, vừa hoang sơ, vừa ẩn chứa vẻ đẹp trong sáng đến kì lạ.