Tên mới sau sáp nhập phường xã - cần tôn trọng địa danh mang tính lịch sử

Trung Hiếu |

Tháng 3.2024, UBND huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa có thông báo kết luận, thống nhất tên gọi mới của thị trấn Diên Khánh, cùng địa bàn hai xã Diên Đồng, Diên Xuân thành phường Phú Thành.

Ngay lập tức, gần như đồng nhất, dư luận người dân phản đối mạnh mẽ và cho rằng tên mới này lạ lẫm, không đủ tầm để đại diện cho một địa danh có di tích lịch sử như thành cổ Diên Khánh vốn đã định danh từ năm 1742, gắn liền với công cuộc khai khẩn, mở mang, gìn giữ bờ cõi của đất nước.

Trong lịch sử, bộ sách dư địa chí Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn thời vua Tự Đức (1849) có ghi: “Xét sách Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn: Kỳ nam sản xuất từ đầu núi các xã thuộc hai phủ Bình Khang và Diên Khánh là hạng tốt nhất, sản xuất từ Phú Yên và Quy Nhơn là thứ nhì…”

Địa danh Diên Khánh được Phủ Biên tạp lục của nhà bác học Lê Quý Đôn cho biết, năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát đổi tên phủ Diên Ninh thành phủ Diên Khánh. Năm 1793, chúa Nguyễn Ánh cho xây dựng một tòa thành tại đây, và đưa dân cư về sinh sống chung quanh tòa thành.

Suốt mấy trăm năm qua vùng đất này là chiến địa khốc liệt từ những ngày ông cha ta mở cõi, đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ trước năm 1975. Với ý nghĩa lịch sử quan trọng trong công cuộc dựng và giữ đất, giữ nước suốt hàng trăm năm qua, việc huyện Diên Khánh dự kiến đổi tên gọi vùng đất thành cổ Diên Khánh thành một cái tên lạ hoắc, tất nhiên vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận là điều không lạ.

Đình làng Hải Châu- Đây là nơi thờ tự 42 bậc tiền hiền, hậu hiền chư tộc phái lập nên làng Hải Châu thành phố Đà Nẵng cách đây 500 năm. Ảnh T.H
Đình làng Hải Châu- Đây là nơi thờ tự 42 bậc tiền hiền, hậu hiền chư tộc phái lập nên làng Hải Châu thành phố Đà Nẵng cách đây 500 năm. Ảnh T.H

Cùng với Khánh Hòa, và nhiều địa phương khác, trong năm nay thành phố Đà Nẵng cũng sáp nhập 45 phường còn 36 phường và nhiều tên mới cũng xuất hiện.

Nhiều địa danh có từ hơn 40 năm qua sẽ được đặt tên mới, nhưng người dân đồng tình, vì địa danh cũ không mang ý nghĩa gì liên quan đến lịch sử vùng đất.

Tuy vậy chính quyền Đà Nẵng đã khéo léo, giữ lại địa danh Hải Châu 1 (phân biệt với cấp quận cũng tên Hải Châu), sáp nhập từ hai phường trung tâm thành phố. Đây là việc làm rất có ý nghĩa mang tính tôn trọng lịch sử và còn nhằm giáo dục lòng tự hào quê hương, dân tộc truyền đời qua bao thế hệ.

Nguyên từ hơn 500 năm trước, 42 chư phái tộc thuộc làng Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã theo vua Lê Thánh Tông vào Nam khai phá đất đai và lập nên làng Hải Châu. Đình làng Hải Châu được xây dựng vào năm Gia Long thứ 5 (1806) để thờ Thành Hoàng làng và các vị Tiền hiền, Hậu hiền của làng.

Trong văn bia chùa Long Thủ (nay là chùa An Long) ở phường Bình Hiên, dựng vào năm Thịnh Đức thứ 5 (1657), là một trong những tấm bia cổ ở Đà Nẵng, cũng có nhắc đến địa danh Hải Châu. Như vậy làng Hải Châu là một trong những làng tụ hội sớm ở Đà Nẵng của các lưu dân Thanh, Nghệ, Tĩnh từ phía Bắc vào.

Từ những phân tích, đối sánh nói trên, việc định danh các xã phường mới sáp nhập sắp đến, các địa phương nhất thiết phải tôn trọng đến lịch sử địa danh, cũng như tâm tư tình cảm của người dân đối với tên gọi của vùng đất đó.

Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

19.000 người quận trung tâm TPHCM chuyển về phường mới sau sáp nhập

MINH QUÂN |

TPHCM - Quận 3 có bốn phường phải sắp xếp là Phường 9 nhập với 10 thành Phường 9 và Phường 12 nhập với 13 thành Phường 12. Phương án này ảnh hưởng khoảng 19.000 người dân Phường 10 và 13 phải đổi giấy tờ.

Thị xã Sơn Tây sáp nhập 3 phường, tiền đề quan trọng tăng lương công chức

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Theo phương án sáp nhập, thị xã Sơn Tây lấy Thành cổ Sơn Tây làm trung tâm, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 3 phường thành 1 phường mới, lấy tên là phường Ngô Quyền.

Hà Nội hỗ trợ toàn bộ việc chuyển đổi giấy tờ cho người dân khi sáp nhập xã phường

Cẩm Hà |

Việc giải quyết chuyển đổi giấy tờ thủ tục hành chính cho người dân Hà Nội do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã sẽ được thực hiện theo cơ chế thành phố hỗ trợ toàn bộ.

Sau nhiều năm sáp nhập, trụ sở xã vẫn bỏ không

TRẦN TUẤN |

Mặc dù đã sáp nhập xã nhiều năm nhưng đến nay, nhiều trụ sở xã cũ ở Hà Tĩnh sau sáp nhập vẫn đang bỏ không, gây lãng phí.

Giải bài toán dôi dư nhân sự sau khi sáp nhập 4 phường ở Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG |

Sau khi thực hiện sáp nhập 4 phường của quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, địa phương dôi dư 100 cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách.

Điểm mặt huấn luyện viên có thể dẫn dắt tuyển Việt Nam

NHÓM PV |

Huấn luyện viên Troussier đã chia tay tuyển Việt Nam sau chuỗi thành tích không như mong đợi. Góc nhìn thể thao số 156 có cuộc trò chuyện cùng bình luận viên Quang Tùng để nhìn lại hành trình đã qua của ông Troussier cũng như có những dự báo về các ứng viên dẫn dắt tuyển Việt Nam thời gian tới.

Quản lý cơ sở bán thuốc bằng dữ liệu số giúp tăng tính minh bạch, tiết kiệm

Hương Sơn |

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược, việc công khai, minh bạch thông tin về cơ sở kinh doanh dược và giấy phép hành nghề dược là một yêu cầu không thể thiếu.

Hoa mộc miên thắp lửa bên mái chùa trăm tuổi ở Ninh Bình

Linh Boo |

Du lịch Ninh Bình tháng 3, du khách ghé chùa Bích Động sẽ được ngắm hoa mộc miên đang mùa nở rộ, rực đỏ một góc trời.

19.000 người quận trung tâm TPHCM chuyển về phường mới sau sáp nhập

MINH QUÂN |

TPHCM - Quận 3 có bốn phường phải sắp xếp là Phường 9 nhập với 10 thành Phường 9 và Phường 12 nhập với 13 thành Phường 12. Phương án này ảnh hưởng khoảng 19.000 người dân Phường 10 và 13 phải đổi giấy tờ.

Thị xã Sơn Tây sáp nhập 3 phường, tiền đề quan trọng tăng lương công chức

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Theo phương án sáp nhập, thị xã Sơn Tây lấy Thành cổ Sơn Tây làm trung tâm, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 3 phường thành 1 phường mới, lấy tên là phường Ngô Quyền.

Hà Nội hỗ trợ toàn bộ việc chuyển đổi giấy tờ cho người dân khi sáp nhập xã phường

Cẩm Hà |

Việc giải quyết chuyển đổi giấy tờ thủ tục hành chính cho người dân Hà Nội do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã sẽ được thực hiện theo cơ chế thành phố hỗ trợ toàn bộ.

Sau nhiều năm sáp nhập, trụ sở xã vẫn bỏ không

TRẦN TUẤN |

Mặc dù đã sáp nhập xã nhiều năm nhưng đến nay, nhiều trụ sở xã cũ ở Hà Tĩnh sau sáp nhập vẫn đang bỏ không, gây lãng phí.

Giải bài toán dôi dư nhân sự sau khi sáp nhập 4 phường ở Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG |

Sau khi thực hiện sáp nhập 4 phường của quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, địa phương dôi dư 100 cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách.