Nâng cấp bệnh viện, trước hết cần nâng cấp quản trị và niềm tin

Hoàng Văn Minh |

Bộ Y tế đề xuất 5 bệnh viện hạng đặc biệt sẽ được nâng cấp thành bệnh viện hiện đại ngang tầm một số nước trong khu vực và quốc tế…

Như Lao Động đã thông tin: Trong quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Y tế đề xuất nâng cấp, đầu tư một số bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh đảm nhận chức năng vùng.

Đồng thời, có 5 bệnh viện hạng đặc biệt gồm: Bạch Mai, Việt Đức, Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Trung ương Huế sẽ được nâng cấp thành bệnh viện hiện đại, ngang tầm một số nước trong khu vực và quốc tế để giảm số người Việt Nam phải ra nước ngoài, thu hút người nước ngoài đến khám chữa bệnh tại Việt Nam.

Người Việt Nam phải ra nước ngoài chữa bệnh, là một thực trạng nhức nhối trong thời gian qua. Còn nhớ tại hội nghị triển khai công tác năm 2019, Bộ trưởng Bộ Y tế thời điểm đó là bà Nguyễn Thị Kim Tiến lần đầu tiên công bố con số gây choáng váng: "Mỗi năm người Việt chi khoảng 2 tỉ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh".

Đáng nói là người Việt phải chi đến 2 tỉ USD mỗi năm để ra nước ngoài chữa bệnh, trong bối cảnh ở trong nước, ở 5 bệnh viện đặc biệt vừa kể có đầy đủ trang thiết bị cũng như rất nhiều bác sĩ giỏi, tiếp cận, làm chủ được nhiều kỹ thuật điều trị tiên tiến, hiện đại của thế giới.

Là chưa nói đến việc ra nước ngoài chữa bệnh rất tốn kém, gấp 4 - 10 lần ở Việt Nam.

Phó Giáo sư Nguyễn Tiến Quyết - nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - ví dụ, ghép gan ở nước ngoài hết khoảng 6 tỉ đồng thì ở Việt Nam chỉ hết khoảng 1,5 tỉ đồng. Và ông kể, tại hội nghị đã dẫn: “Tôi hay nói đùa, họ đã trả học phí một cách ngu ngốc".

Hay việc có không ít bệnh nhân sống dở chết dở tại các bệnh viện nước ngoài, mất tiền tỉ mà bệnh tình càng trầm trọng, rốt cuộc lại phải về Việt Nam chữa trị.

Nhưng vì sao người Việt vẫn cứ phải ra nước ngoài chữa bệnh nếu có điều kiện? Đây là một câu hỏi khó mà nhiều năm nay, các nhà quản lí, hoạt động xã hội, bác sĩ trăn trở đi tìm nhưng chưa có lời giải thoả đáng.

Tuy vậy, một phần của câu trả lời, được số đông nhắc đến chính là việc thiếu niềm tin của người bệnh, từ chẩn đoán của bác sĩ theo kiểu cùng một chứng bệnh như bác sĩ bệnh viện này nói thế này, bác sĩ bệnh viện kia nói thế kia. Trong trong khi ở nước ngoài thường không có tình trạng này do các bệnh viện "liên thông" hội chẩn.

Tiếp đến là hầu hết các cơ sở điều trị của chúng ta đều trong tình trạng quá tải, cơ sở vật chất chật chội, nhà vệ sinh thì bẩn, thủ tục hành chính nhiêu khê, phục vụ chậm trễ, lề mề, thái độ thiếu niềm nở...

Tất cả đã và đang gây cho người bệnh, đặc biệt là người bệnh có điều kiện kinh tế một tâm lý hoảng sợ, ám ảnh.

Muốn giữ chân và giảm số người Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh, thì điều quan trọng nhất mà 5 bệnh viện đặc biệt cần nâng cấp bây giờ chính là nâng cấp quản trị, đồng bộ từ y đức cho đến dịch vụ chăm sóc y tế, để tạo/nâng cấp niềm tin cho người bệnh và thân nhân của họ.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Nhiều lùm xùm, sai phạm tại Bệnh viện Đa khoa Thái An

QUANG ĐẠI |

Không những 1 Phó Giám đốc và 6 bác sĩ, điều dưỡng bị khởi tố vì lập hồ sơ khống trục lợi tiền bảo hiểm, Bệnh viện Đa khoa Thái An (TP Vinh, Nghệ An) đã có nhiều lùm xùm, sai phạm trước đó.

Đề xuất quy hoạch bệnh viện, thu hút người nước ngoài đến khám chữa bệnh

Thùy Linh |

Theo quy hoạch, 5 bệnh viện hạng đặc biệt được đề xuất nâng cấp thành bệnh viện hiện đại, để thu hút người nước ngoài đến khám chữa bệnh.

Máu điều trị ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn thiếu vì chờ thủ tục

PHONG LINH |

Công tác điều trị tại các bệnh viện ở khu vực ĐBSCL diễn ra căng thẳng khi việc giải quyết tình trạng khủng hoảng cung ứng máu do thiếu hoá chất, vật tư y tế tại bệnh viện huyết học duy nhất ở ĐBSCL vẫn chưa có kết quả.

Xót lòng những bệnh nhân mòn mỏi chờ máu ở Đồng bằng sông Cửu Long

PHONG LINH |

Người bị rắn cắn, giảm tiểu cầu nhưng không thể chuyển lên bệnh viện tuyến trên; Người chờ đợi mổ tim đã 3 tuần nhưng vẫn chưa biết khi nào được cứu. Họ là 2 trong số rất nhiều trường hợp bệnh nhân tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chờ máu để thoát khỏi “cửa tử”.

Bệnh viện bất bình vì liên tục bị giả mạo

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Giả mạo tên bệnh viện, biến tấu logo cho gần giống nhất với các bệnh viện lớn tại thành phố, bán thuốc mạo danh bệnh viện… đang được các đối tượng xấu trục lợi để lừa bệnh nhân.

Bộ Y tế đề nghị báo cáo giải trình vụ mổ ruột thừa thành cắt buồng trứng

Thùy Linh |

Liên quan đến sự cố y khoa “người bệnh đau ruột thừa nhưng lại bị cắt bỏ buồng trứng", Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế Bình Dương chỉ đạo rà soát các quy trình trao đổi thông tin với người bệnh, người nhà bệnh nhân.

Mưa lớn gây sạt lở 138 điểm đường ở Lào Cai, ứng phó khẩn cấp với lũ quét

Bảo Nguyên |

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tỉnh Lào Cai, mưa lũ đã làm sạt lở 138 vị trí taluy dương trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ. Nhiều khu vực với sạt lở taluy âm khoảng 60m, xói trôi lề, mặt đường.

Cận cảnh tô phở dát vàng gần 4 triệu đồng ở TPHCM

Như Quỳnh |

Bát phở giá 3,88 triệu đồng của một nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh có nguyên liệu đắt đỏ từ thịt bò Wagyu, nấm truffle, gan ngỗng Pháp cho đến vàng lá.

Nhiều lùm xùm, sai phạm tại Bệnh viện Đa khoa Thái An

QUANG ĐẠI |

Không những 1 Phó Giám đốc và 6 bác sĩ, điều dưỡng bị khởi tố vì lập hồ sơ khống trục lợi tiền bảo hiểm, Bệnh viện Đa khoa Thái An (TP Vinh, Nghệ An) đã có nhiều lùm xùm, sai phạm trước đó.

Đề xuất quy hoạch bệnh viện, thu hút người nước ngoài đến khám chữa bệnh

Thùy Linh |

Theo quy hoạch, 5 bệnh viện hạng đặc biệt được đề xuất nâng cấp thành bệnh viện hiện đại, để thu hút người nước ngoài đến khám chữa bệnh.

Máu điều trị ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn thiếu vì chờ thủ tục

PHONG LINH |

Công tác điều trị tại các bệnh viện ở khu vực ĐBSCL diễn ra căng thẳng khi việc giải quyết tình trạng khủng hoảng cung ứng máu do thiếu hoá chất, vật tư y tế tại bệnh viện huyết học duy nhất ở ĐBSCL vẫn chưa có kết quả.

Xót lòng những bệnh nhân mòn mỏi chờ máu ở Đồng bằng sông Cửu Long

PHONG LINH |

Người bị rắn cắn, giảm tiểu cầu nhưng không thể chuyển lên bệnh viện tuyến trên; Người chờ đợi mổ tim đã 3 tuần nhưng vẫn chưa biết khi nào được cứu. Họ là 2 trong số rất nhiều trường hợp bệnh nhân tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chờ máu để thoát khỏi “cửa tử”.

Bệnh viện bất bình vì liên tục bị giả mạo

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Giả mạo tên bệnh viện, biến tấu logo cho gần giống nhất với các bệnh viện lớn tại thành phố, bán thuốc mạo danh bệnh viện… đang được các đối tượng xấu trục lợi để lừa bệnh nhân.

Bộ Y tế đề nghị báo cáo giải trình vụ mổ ruột thừa thành cắt buồng trứng

Thùy Linh |

Liên quan đến sự cố y khoa “người bệnh đau ruột thừa nhưng lại bị cắt bỏ buồng trứng", Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế Bình Dương chỉ đạo rà soát các quy trình trao đổi thông tin với người bệnh, người nhà bệnh nhân.