Xót lòng những bệnh nhân mòn mỏi chờ máu ở Đồng bằng sông Cửu Long

PHONG LINH |

Người bị rắn cắn, giảm tiểu cầu nhưng không thể chuyển lên bệnh viện tuyến trên; Người chờ đợi mổ tim đã 3 tuần nhưng vẫn chưa biết khi nào được cứu. Họ là 2 trong số rất nhiều trường hợp bệnh nhân tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chờ máu để thoát khỏi “cửa tử”.

Phó mặc số phận

Gặp chúng tôi tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, ông Đ.V.H (SN 1970, ấp An Trại, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) kể, 3 ngày trước, khoảng 17 giờ 30, thấy trước nhà có nhiều tàu dừa rơi vướng vào dây điện, sợ gió bão làm hư hỏng điện của bà con nên ông ra dọn dẹp. Lúc giật đến tàu dừa thứ 3, ông cảm giác đau và biết mình bị rắn cắn. Đêm đó, chân ông nhức và sưng to. Sáng đến, bà con ở xóm đoán ông bị rắn lục đuôi đỏ cắn nên đưa đến bệnh viện để điều trị.

Ông Đ.V.H bị rắn cắn và đang chờ truyền tiểu cầu. Ảnh: Phong Linh
Ông Đ.V.H bị rắn cắn và đang chờ truyền tiểu cầu. Ảnh: Phong Linh

“Do chi phí điều trị cao, tôi nhờ bác sĩ chuyển tới Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tại đây, bác sĩ cho biết không có máu để truyền. Tôi phải chờ, hoặc bác sĩ có đề xuất tôi chuyển lên TPHCM. Tuy nhiên, tôi không đi vì lo tuyến trên cũng thiếu máu, vừa tốn tiền, vừa tốn thời gian di chuyển” - ông H cho biết.

Chia sẻ thêm với chúng tôi, ông H cho hay, trước kia, ông là công nhân làm việc tại TPHCM. Tuy nhiên, sau khi phát hiện bản thân mình bị bệnh gan, vợ chồng ông về quê Trà Vinh sinh sống. Hằng ngày, ông làm vườn còn vợ ông thì nhặt phế liệu để mưu sinh.

Hiện tại, số tiền tích góp được không đủ để chi trả chi phí điều trị, bệnh viện cũng đang cho ông nợ viện phí, đồng thời liên hệ với các mạnh thường quân hỗ trợ trong lúc khó khăn này.

Đôi chân của ông H khi bị rắn cắn. Ảnh: Phong Linh
Đôi chân của ông H khi bị rắn cắn. Ảnh: Phong Linh

Theo bác sĩ chuyên khoa II Dương Thiện Phước, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, bệnh nhân bị rắn lục cắn, biến chứng nguy hiểm nhất là gây rối loạn đông máu. Bên cạnh việc sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn để điều trị chuyên biệt thì việc truyền tiểu cầu (yếu tố tham gia vào quá trình đông, cầm máu) để phòng ngừa nguy cơ xuất huyết là rất quan trọng trong trường hợp số lượng tiểu cầu giảm nặng. Song, bệnh viện lại đang gặp khó khăn vì thiếu tiểu cầu.

“Đối với những ca như vậy, có trường hợp tiểu cầu tự phục hồi, nhưng cũng có những trường hợp không thể tự phục hồi; hoặc trong khoảng thời gian chờ bệnh lý phục hồi thì lại có nguy cơ chảy máu, khó cầm máu. Tôi rất hy vọng bệnh nhân H có thể phục hồi tiểu cầu trong quá trình chờ đợi” - bác sĩ Phước nói.

Chờ gần 3 tuần vẫn chưa được phẫu thuật

Tại Khoa Phẫu thuật Tim, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ hiện cũng đang ghi nhận trường hợp bệnh nhân chờ truyền tiểu cầu để mổ. Đó là ông P.V.Tr (SN 1967, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) bị hở van tim 4/4.

Ông Tr tâm sự: “Sức khỏe tôi yếu, chỉ làm vườn ở quê. Vợ tôi đã chăm sóc tôi 3 tuần nhưng vẫn chưa được mổ. Tôi rất mong muốn sớm có máu tiến hành mổ để mình mau khỏe, chứ mình nằm đây chờ quá lâu”.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân Tr. Ảnh: Phong Linh
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân Tr. Ảnh: Phong Linh

Bác sĩ Phạm Thị Kim Mỹ, Khoa Phẫu thuật Tim, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: “Đối với trường hợp cần mổ tim của ông P.V.Tr, trước đó chúng tôi đã liên hệ đặt được tiểu cầu và lên lịch mổ. Tuy nhiên, ngay thời điểm chuẩn bị thì bệnh viện lại cần đơn vị tiểu cầu đó để phục vụ cho bệnh nhân cấp cứu khác nghiêm trọng hơn, nên ông Tr phải tiếp tục đợi mổ. Đến nay bệnh nhân đã đợi gần 3 tuần nhưng chưa lên lịch mổ được do liên hệ tiểu cầu không có”.

Theo bác sĩ Mỹ, điều này gây khó khăn cho bệnh nhân và người nuôi bệnh rất nhiều vì thời gian nằm viện kéo dài, làm ảnh hưởng tới bệnh tình và làm tăng chi phí. Trong trường hợp bệnh nhân chuyển nặng, cần phải phẫu thuật sớm mà không liên hệ được tiểu cầu, bệnh viện bắt buộc phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để được phẫu thuật kịp thời.

a
Trường hợp chuyển nặng, bệnh viện buộc chuyển bệnh nhân Tr lên tuyến trên để điều trị. Ảnh: Phong Linh

Trao đổi với Lao Động ngày 25.7, ông Lê Hoàng Phúc - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ - cho biết, từ khi Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ gặp khó trong công tác mua sắm vật tư y tế, bệnh viện cũng gặp hệ lụy, đặc biệt là thiếu tiểu cầu để điều trị cho bệnh nhân. Có nhiều ca phải đề xuất đi tuyến trên để được chữa trị kịp thời.

PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Thiếu máu ở ĐBSCL: Sắp ngừng được chi viện, Cần Thơ vẫn chưa xong thủ tục mua sắm

Trường Nhân |

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương sẽ ngừng chi viện máu cho điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ đầu tháng 9. Trong khi đó, tại Cần Thơ, thủ tục mua sắm hoá chất lọc máu và vật tư y tế cho Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ vẫn chưa xong, khiến tình hình thiếu máu ở ĐBSCL càng thêm căng thẳng.

Tiếp tục chờ thủ tục để giải quyết tình trạng thiếu máu ở ĐBSCL

PHONG LINH |

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu để mua sắm vật tư, hóa chất y tế của Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ vẫn đang tiếp tục chờ phê duyệt...

Để có máu cứu người, “trái tim” của ĐBSCL đang cần cấp cứu

TRƯỜNG NHÂN |

Một khi bệnh ập đến thì không chờ thủ tục và tai nạn xảy ra cũng không đợi ai phê duyệt. Để có đủ lượng máu cho các bệnh viện cứu người, thì ngay lúc này, “trái tim” của cả ĐBSCL đang rất cần được cấp cứu.

Cơn bão số 2 giật cấp 17 tiến vào Biển Đông

MINH HÀ |

Theo cơ quan khí tượng, sáng nay (27.7), bão Doksuri đã đi vào khu vực Biển Đông với sức gió mạnh cấp 13-14, giật cấp 17.

Fan Hàn, Trung, Nhật sốc vì giá vé xem Blackpink tại Hà Nội quá cao

Chi Trần |

Nhiều fan quốc tế của Blackpink đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản chia sẻ giá vé xem đêm nhạc Born Pink Hà Nội quá cao, khiến họ ngần ngại mua vé VIP.

Bản tin công đoàn: Nghỉ việc ở thành phố có được nhận bảo hiểm thất nghiệp ở quê?

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Nghỉ việc ở thành phố có được nhận bảo hiểm thất nghiệp ở quê?; Vụ ngừng việc tập thể đòi quyền lợi ở Hoà Bình: Công nhân đã trở lại làm việc; Mái ấm công đoàn ở thôn bản vùng sâu vùng xa tại Quảng Ninh...

Giá vàng đứng trước cơ hội vàng

Quý An |

Nền kinh tế Mỹ suy thoái càng sâu, giá vàng càng tăng cao.

Chiêm ngưỡng hàng trăm gốc hoa hồng cổ ở Sa Pa

Phạm Quỳnh |

Lào Cai - Tại vườn hồng cổ Sa Pa, có trên 200 gốc hoa hồng từ 30 năm tuổi trở lên khoe sắc, toả hương quanh năm.

Thiếu máu ở ĐBSCL: Sắp ngừng được chi viện, Cần Thơ vẫn chưa xong thủ tục mua sắm

Trường Nhân |

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương sẽ ngừng chi viện máu cho điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ đầu tháng 9. Trong khi đó, tại Cần Thơ, thủ tục mua sắm hoá chất lọc máu và vật tư y tế cho Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ vẫn chưa xong, khiến tình hình thiếu máu ở ĐBSCL càng thêm căng thẳng.

Tiếp tục chờ thủ tục để giải quyết tình trạng thiếu máu ở ĐBSCL

PHONG LINH |

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu để mua sắm vật tư, hóa chất y tế của Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ vẫn đang tiếp tục chờ phê duyệt...

Để có máu cứu người, “trái tim” của ĐBSCL đang cần cấp cứu

TRƯỜNG NHÂN |

Một khi bệnh ập đến thì không chờ thủ tục và tai nạn xảy ra cũng không đợi ai phê duyệt. Để có đủ lượng máu cho các bệnh viện cứu người, thì ngay lúc này, “trái tim” của cả ĐBSCL đang rất cần được cấp cứu.