Một biểu tượng cho sự tái sinh của Việt Nam

Hoàng Văn Minh |

Ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới nhận định hành trình 30 năm Quần thể di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh di sản thế giới là “một biểu tượng cho sự tái sinh của Việt Nam”.

Trong 3 ngày từ 16 -18.6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm (1993 – 2023) Quần thể di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003 – 2023) Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là di sản thế giới.

Phát biểu nhân dịp này, ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO có những nhận định đáng chú ý.

Rằng: “Thế giới đã vô cùng ấn tượng với hành trình của Huế, nơi có những minh chứng không chỉ quan trọng về việc bảo tồn và phát triển di sản thế giới mà còn là biểu tượng cho sự tái sinh của một Việt Nam bước ra từ gian khó và những tàn phá sau chiến tranh. Cố đô Huế đã chuyển mình từ một kho báu di sản bị tàn phá để trở thành một biểu tượng nổi bật của bảo tồn di sản và hợp tác quốc tế…”.

Cho đến nay, Huế là địa phương duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có 7 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 5 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác (Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt).

Trên bình diện quốc gia, đến thời điểm này, Việt Nam đã vươn lên trở thành một “cường quốc về văn hóa” tại Đông Nam Á với hơn 40 di sản thuộc các loại hình khác nhau được UNESCO vinh danh (trong đó có 8 di sản vật thể, 15 di sản Phi vật thể đại diện, 8 di sản tư liệu cùng 3 Công viên địa chất toàn cầu và 11 Khu dự trữ sinh quyển thế giới).

Đặc biệt, một số di sản sau khi UNESCO vinh danh đã được các địa phương bảo tồn và phát huy giá trị rất tốt, trở thành những “điểm đến không thể bỏ qua” đối với du khách trong và ngoài nước, như Vịnh Hạ Long, Tràng An-Ninh Bình, Phong Nha- Kẻ Bàng, Huế, Hội An, Mỹ Sơn…

Đó cũng là những ví dụ tiêu biểu cho việc biến di sản thành sức mạnh và nguồn lực cho sự phát triển mà Việt Nam đã thực hiện thành công trong mấy chục năm qua.

Tuy vậy, sức mạnh và nguồn lực của những di sản văn hoá, ngoài phục vụ phát triển vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng “văn hoá soi đường cho quốc dân” như lần nữa được nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ III, tổ chức ngày 24.11.2021 tại Hà Nội.

Nguyên nhân cơ bản, không những đến từ việc đầu tư cho văn hoá còn khá khiêm tốn, chỉ tối thiểu 2% tổng chi của ngân sách hàng năm theo Chiến lược phát triển Văn hóa đến năm 2030 của Chính phủ (Quyết định 1909/QĐ-TTg, ban hành cuối năm 2021). Mà mấu chốt vẫn là cách nhìn của chúng ta về đầu tư cho văn hoá.

Đáng nói là dù có là “biểu tượng tái sinh” hay “cường quốc di sản” thì vẫn còn đó suy nghĩ của không ít người có thẩm quyền rằng, đầu tư cho văn hoá là có phần lãng phí khi hoạt động của ngành này chỉ đơn thuần là “cờ, đèn, kèn, trống” hay “có chi không có thu”…

Cần rất nhiều sự thay đổi, trước hết là góc nhìn về đầu tư, nếu muốn thực hiện mục tiêu đóng góp của các ngành công nghiệp văn hóa sẽ đạt khoảng 7% giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vào năm 2030 như Chiến lược phát triển văn hoá đã đề ra!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Phá hoại di tích và tài sản, cứ theo luật mà xử phạt thật nặng

Hoàng Văn Minh |

Việc những du khách người nước ngoài, lần nữa vẽ bậy lên thân tàu Metro số 1 ở TP Hồ Chí Minh cho thấy các biện pháp ngăn chặn vấn nạn toàn cầu này của chúng ta còn nhẹ và chưa phát huy hiệu quả.

Huế phân luồng, điều tiết giao thông thay làm cầu vượt Thượng thành

Hoàng Văn Minh |

Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức lại giao thông ở các công thành vào Kinh thành theo hướng phân luồng, điều tiết thay vì xây cầu đi bộ vượt Thượng thành.

Cầu đi bộ vượt Kinh thành Huế không phải là phương án duy nhất

Hoàng Văn Minh |

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết ý tưởng xây dựng cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành chưa phải là phương án duy nhất để giải quyết ách tắt giao thông.

Không khí Phật đản rực rỡ trên đất Cố đô Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Trong không khí chào mừng mùa Phật đản Phật lịch 2567, trên mọi nẻo đường, góc phố, nhà chùa tại TP. Huế đều ngập tràn sắc màu của hàng trăm lá cờ Tổ quốc và cờ Phật giáo, hàng ngàn chiếc lồng đèn lung linh.

Turkmenistan quyết tâm bịt "cổng địa ngục"

Thanh Hà |

Với sự tồn tại của mỏ khí Darvaza - hố nóng chảy khổng lồ phun ra lửa và khí độc trong nhiều thập kỷ, Turkmenistan có kỷ lục tồi tệ nhất thế giới về rò rỉ khí metan.

Thể thao Việt Nam chính thức có tấm vé đầu tiên tham dự Olympic 2024

HOÀNG HUÊ |

Vận động viên xe đạp Nguyễn Thị Thật trở thành gương mặt đầu tiên của thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic 2024.

Đi bộ chiêm ngưỡng thế giới tự nhiên dưới biển Cô Tô

Nguyễn Hùng |

Tour lặn, đi bộ dưới biển ngắm san hô là hoạt động được yêu thích ở Cô Tô, trải nghiệm cho phép du khách ngắm nhìn vô số sinh vật kì thú.

Khởi công gần nửa năm, việc thi công cầu Thống Nhất ở Đồng Nai vẫn đứng im

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hạng mục cầu Thống Nhất và đường dẫn 2 đầu cầu thuộc dự án Đường trục trung tâm TP Biên Hòa (tổng mức đầu tư 1.500 tỉ đồng) được khởi công từ cuối tháng 1.2023, nhưng đến nay sau gần nửa năm vẫn chưa thể thi công, hạng mục này gần như đứng im gần nửa năm qua.

Phá hoại di tích và tài sản, cứ theo luật mà xử phạt thật nặng

Hoàng Văn Minh |

Việc những du khách người nước ngoài, lần nữa vẽ bậy lên thân tàu Metro số 1 ở TP Hồ Chí Minh cho thấy các biện pháp ngăn chặn vấn nạn toàn cầu này của chúng ta còn nhẹ và chưa phát huy hiệu quả.

Huế phân luồng, điều tiết giao thông thay làm cầu vượt Thượng thành

Hoàng Văn Minh |

Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức lại giao thông ở các công thành vào Kinh thành theo hướng phân luồng, điều tiết thay vì xây cầu đi bộ vượt Thượng thành.

Cầu đi bộ vượt Kinh thành Huế không phải là phương án duy nhất

Hoàng Văn Minh |

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết ý tưởng xây dựng cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành chưa phải là phương án duy nhất để giải quyết ách tắt giao thông.

Không khí Phật đản rực rỡ trên đất Cố đô Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Trong không khí chào mừng mùa Phật đản Phật lịch 2567, trên mọi nẻo đường, góc phố, nhà chùa tại TP. Huế đều ngập tràn sắc màu của hàng trăm lá cờ Tổ quốc và cờ Phật giáo, hàng ngàn chiếc lồng đèn lung linh.