Khoảng cách

Trần Đức Chính |

Ngay chuyện chống nóng, Thủ đô cũng chơi cách riêng: Ra sông Hồng, đoạn gần cầu Long Biên… tắm tiên. Có nhiều nhà nhiếp ảnh lặn lội lên mạn ngược, tìm đến những chỗ tắm tiên trong truyền thuyết, đã ôm máy về không, tiên bay về giời cả. Còn tiên ở bãi sông Hồng sao các bác không ra mà chụp rồi tung lên mạng? Nghe nói toàn tiên ông nên không hấp dẫn các máy. Ra vậy!
Có một con số vừa công bố để bổ sung cho “bức tranh toàn cảnh” về người Việt: 45 triệu người (50% dân số) bị nhiễm giun. Con giun ký sinh trong bụng chỉ ăn 2 món: Thực phẩm của “thân chủ” ăn vào bụng và máu người. Tính ra mỗi năm, “giun Việt Nam” ăn hết 1,5 triệu lít máu Việt và 15 tấn lương thực, thực phẩm. Nghe cũng đáng quan tâm, nhất là 1,5 triệu lít máu có thể cứu cả triệu người cần tiếp máu.

Chuyện ném đá lên tàu hỏa từ lâu đã được ngành đường sắt khắc phục rất đơn giản, ngoài cửa kính, cửa chớp, các cửa sổ tàu đều có thêm lớp thứ ba: Lưới chống đá “củ đậu”. Nhưng với xe khách, nhất là tuần qua có 4 xe giường nằm bị ném đá tới tấp ở Tây Nguyên (đoạn qua Kon Tum) lại là câu chuyện cũ nhưng có nguy cơ tăng nặng. Đã có hành khách bị thương vì “đá tặc”. Nhìn hình ảnh các xe bị tấn công vỡ kính phải dùng băng keo dán chắn chỗ kính vỡ, chúng ta có cảm nhận rõ ràng rằng, cuộc sống đang không yên bình. Nhà thơ Phạm Tiến Duật có bài “Xe không kính không phải vì xe không có kính. Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi. Ung dung buồng lái ta ngồi. Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Anh Duật mất lâu rồi, nhớ lắm, nếu còn, Duật sẽ làm thơ xe không kính thời hiện đại ra sao nhỉ? Quá khứ hào hùng đang được hậu thế lặp lại một cảnh thảm thương!

Tôi suy nghĩ lâu rồi về chuyện vì sao các em nhỏ, thanh niên sống ven đường sắt, quốc lộ lại ném đá lên tàu, xe? Cứ hy vọng có một nhà xã hội học nào lý giải để khai sáng cho cái đầu u tối của mình. Nhưng chưa thấy ai nói điều gì cả. Theo lẽ đời, một khi không nói gì vì người ta không quan tâm. Còn mình quan tâm thì phải tự hiểu, tự tìm cách lí giải. Đơn giản tôi nghĩ vậy thôi. Ngoài chuyện các em không được giáo dục ý thức xã hội đầy đủ, phải chăng còn có tâm lý ghét người giàu sang ngày ngày tàu xe xuôi ngược, đèn sáng, máy lạnh. Còn các em chỉ có mỗi niềm vui, giải trí là ra đường ngóng tàu, xe chạy qua. Như đứa trẻ đi qua hiệu bánh chỉ ngó nhìn và mút ngón tay. Ngó mãi cáu sườn tung một hòn đá. Khoảng cách giàu nghèo đang làm méo mó tâm lý xã hội.

Trần Đức Chính
TIN LIÊN QUAN

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Liverpool và Chelsea chia điểm nhạt nhòa trên sân Anfield

Chi Trần |

Liverpool và Chelsea hòa không bàn thắng trên sân Anfield tại vòng 21 Premier League, qua đó tiếp tục kém top 4 khoảng cách 9 điểm.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Nơi bắt đầu những chuyến du Xuân

Nick M. |

Tết đến Xuân về, khắp mọi nẻo đường Việt Nam tràn ngập bầu không khí hân hoan sum họp. Đầu Xuân cũng là thời điểm cùng nhau tái tạo nguồn năng lượng bằng những hành trình mới, những chuyến du xuân dọc ngang đất nước.