Khi “Thế Chột” kêu cứu

Đào Tuấn |

Có thể, nỗi bức xúc tích tụ suốt 3 năm "dầu đèn" khiến một người dân không chịu nổi, phải cất lời kêu cứu. Mà cũng có thể, nhờ sự nổi tiếng từ cái mắt bịt băng đen trong phim "Người phán xử", "Thế Chột" mới dám kêu cứu.

Một bức ảnh chụp cực thần thái nghệ sĩ Chu Hùng nét mặt đau khổ thẫn thờ đứng bên cái lavabo "mọc rêu" vì bị cắt nước suốt 3 năm trời. Đúng là cười ra nước mắt, trong tương quan với "ông trùm Thế Chột" tuần đôi tối vẫn nghiến răng cười điên dại trên tivi.

Chuyện đơn giản. Vì gia đình ông sửa chữa nhà cửa không giấy phép, chính quyền phường đã quyết định đình chỉ hoạt động thi công căn nhà và yêu cầu cưỡng chế phá bỏ. Và để "đảm bảo", gia đình nghệ sĩ Chu Hùng bị cắt cả điện lẫn nước từ 3 năm trước.

Dù nghệ sĩ nói gia đình ông đã làm đơn xin sửa chữa và được sự đồng ý bằng... miệng, nhưng có vẻ đây là một điển hình của sự cơi nới, sửa chữa rất phổ biến với "giấy phép" là một cái chặc lưỡi. Tội nghiệp "Thế Chột", làm gì có chính quyền nào cấp phép hay đồng ý bằng miệng.

Mách nhỏ với ông, như ở Cao Bằng kìa, đến làm cái chuồng gà còn phải xin phép, huống hồ sửa nhà giữa thủ đô. Đời không như là phim, chắc chắn vậy rồi.

Nhưng cái đáng để nói ở đây lại là biện pháp cắt điện, cắt nước. Tôi cứ ngờ là vì đường ống... tắc, hoặc dây điện hư khiến 3 năm qua nhà ông Chu Hùng sống cảnh "tắt đèn-mất nước" chứ có quy định nào cho phép cắt điện nước để đảm bảo trật tự xây dựng?! Có chính quyền nào lại đi yêu cầu cắt điện nước vì sửa nhà không phép. Huống hồ là giữa thủ đô chứ rừng xanh núi đỏ gì.

Trật tự xây dựng là vấn đề không ít bức xúc ở thủ đô. Một cách công bằng, cần phải ủng hộ chính quyền lập lại kỷ cương. Nhưng đó không thể là thứ kỷ cương duy trì bằng những biện pháp vô luật, bằng cách cắt, mang tính chất trừng trị, trả đũa những nhu cầu thiết yếu của thiết yếu.

Chu Hùng đã kêu cứu trên Facebook cá nhân, có lẽ, nhờ vào sự bất đắc dĩ của ông trên phim, và có thể nay mai, gia đình nghệ sĩ sẽ được cấp nước trở lại. Nhưng một chính quyền công bằng phải là một chính quyền coi sự bình đẳng giữa những người dân như một mục tiêu, để phục vụ. (Còn bao nhiêu công dân Chu Hùng - không "Thế Chột", không nổi tiếng - đang chịu cảnh "tắt đèn, mất nước"?)!

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Cư dân Capital Garden căng băng rôn phản đối chủ đầu tư đột ngột cắt điện, nước

LÊ HOA |

Bức xúc trước việc cắt điện, nước một số hộ dân tại chung cư Capital Garden, ngõ 102 Trường Chinh (Đống Đa, Hà Nội), hàng trăm hộ dân đang sinh sống ở đây đã căng băng rôn phản đối chủ đầu tư Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô (thuộc Tập đoàn Kinh đô TCI).

Hàng trăm hộ dân khốn đốn khi mất nước trở thành “đặc sản” giữa thủ đô

Hoa Lê |

Tái sử dụng nước rửa rau để giặt quần áo, tận dụng nước điều hòa để lau nhà, đến việc phải “nhịn” tắm hoặc di tản khắp nơi để tắm nhờ là những hình ảnh thường xuyên lặp lại của nhiều hộ dân ở khu đô thị (KĐT) Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) do tình trạng mất nước kéo dài gần 1 tháng nay. Với các hộ dân ở đây, trực nước về như trực chiến và coi nước như của “hiếm” trong gia đình.

Hàng trăm hộ dân khốn đốn khi mất nước trở thành “đặc sản” giữa thủ đô

Hoa Lê |

Tái sử dụng nước rửa rau để giặt quần áo, tận dụng nước điều hòa để lau nhà, đến việc phải “nhịn” tắm hoặc di tản khắp nơi để tắm nhờ là những hình ảnh thường xuyên lặp lại của nhiều hộ dân ở khu đô thị (KĐT) Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) do tình trạng mất nước kéo dài gần 1 tháng nay. Với các hộ dân ở đây, trực nước về như trực chiến và coi nước như của “hiếm” trong gia đình.

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Hà Nội: Cư dân Capital Garden căng băng rôn phản đối chủ đầu tư đột ngột cắt điện, nước

LÊ HOA |

Bức xúc trước việc cắt điện, nước một số hộ dân tại chung cư Capital Garden, ngõ 102 Trường Chinh (Đống Đa, Hà Nội), hàng trăm hộ dân đang sinh sống ở đây đã căng băng rôn phản đối chủ đầu tư Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô (thuộc Tập đoàn Kinh đô TCI).

Hàng trăm hộ dân khốn đốn khi mất nước trở thành “đặc sản” giữa thủ đô

Hoa Lê |

Tái sử dụng nước rửa rau để giặt quần áo, tận dụng nước điều hòa để lau nhà, đến việc phải “nhịn” tắm hoặc di tản khắp nơi để tắm nhờ là những hình ảnh thường xuyên lặp lại của nhiều hộ dân ở khu đô thị (KĐT) Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) do tình trạng mất nước kéo dài gần 1 tháng nay. Với các hộ dân ở đây, trực nước về như trực chiến và coi nước như của “hiếm” trong gia đình.

Hàng trăm hộ dân khốn đốn khi mất nước trở thành “đặc sản” giữa thủ đô

Hoa Lê |

Tái sử dụng nước rửa rau để giặt quần áo, tận dụng nước điều hòa để lau nhà, đến việc phải “nhịn” tắm hoặc di tản khắp nơi để tắm nhờ là những hình ảnh thường xuyên lặp lại của nhiều hộ dân ở khu đô thị (KĐT) Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) do tình trạng mất nước kéo dài gần 1 tháng nay. Với các hộ dân ở đây, trực nước về như trực chiến và coi nước như của “hiếm” trong gia đình.