Giáo dục ứng xử đẹp trong học đường là cách ngăn chặn bạo lực và giữ chữ lễ

Lê Thanh Phong |

Ngày 8.12, tỉnh Lâm Đồng khai mạc Hội thi "Học sinh với nét đẹp văn hóa ứng xử trong trường học" năm học 2023-2024. Cuộc thi không chỉ là giáo dục thẩm mỹ, văn hóa, mà còn nhắc nhớ học sinh về chữ lễ.

Trong lúc dư luận đang nóng ran với vụ học sinh ném dép vào mặt cô giáo ở Tuyên Quang, thì hội thi về nét đẹp văn hóa ứng xử trong trường học là một sự thức tỉnh về giáo dục ứng xử trong môi trường học đường.

Các trường trung học, đại học tổ chức nhiều cuộc thi, trong đó chú trọng tới cái đẹp bên ngoài như nữ sinh duyên dáng, hoa khôi sinh viên... nhưng chưa chú trọng cái đẹp "bên trong" - đó là ứng xử có văn hóa, có lễ phép.

Chính vì chỉ chú trọng cái đẹp bên ngoài, mới có chuyện nữ sinh viên từng là hoa khôi Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM nhưng lại hành hung người khác tại chung cư La Bonita ngày 19.11 vừa qua. Vụ việc đang chuyển Công an giải quyết, gây ồn ào trong giới người đẹp mấy hôm nay.

Cha ông dạy "cái nết đánh chết cái đẹp", tất nhiên là nói đến cái đẹp bên ngoài. Còn cái đẹp bên trong chính là cái nết: nết ăn nói, ứng xử, thưa gửi. Đặc biệt đối với nữ, có đủ "công, dung, ngôn, hạnh" mới là cái đẹp vẹn toàn.

Ngôn, hạnh là cái đẹp bên trong, là cốt cách, văn hóa của con người. Học nhiều bằng cấp mà mất cái gốc văn hóa thì đôi khi còn làm điều xấu xa, không lương thiện.

Học toán, học văn, học ngoại ngữ giỏi để làm gì, khi học trò gặp thầy cô không cúi chào, gặp người lớn không thưa gửi lễ phép, ra đường gặp người già, phụ nữ, trẻ em không biết nhường nhịn. Nhồi nhét lắm chữa nghĩa nhưng về nhà bất kính với cha mẹ, không vâng lời người trên, thì chữ nghĩa đó chẳng để làm gì.

Ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội thi trên là cách để giáo dục học sinh biết ứng xử, mà phải ứng xử đẹp, ứng xử có văn hóa. Điều mà có thể nói là đang rất thiếu vắng trong môi trường học đường. Người quan tâm đến giáo dục con người, giáo dục thẩm mỹ phải lau nước mắt khi đọc những dòng tin về bạo lực học đường, về học trò vô lễ với thầy cô.

Thi thì có tìm hiểu, có rèn luyện, có tập dợt. Quá trình đó giúp các em nghiên cứu, học hỏi để biết kỹ hơn, rộng hơn, sâu hơn về văn hóa ứng xử. Có khi, các em biết lễ độ nhưng chưa biết cách ứng xử cho đúng cách, cho "phải phép". Chính hội thi này sẽ giúp các em hiểu biết hơn, sâu sắc hơn. Không chỉ các em học sinh, mà người lớn cũng qua hội thi để nhìn ngắm lại mình.

Rất mong, các địa phương khác tham khảo và tổ chức những hội thi như ngành Giáo dục Lâm Đồng. Để qua những hội thi có nội dung tương tự từ trung học đến đại học, sẽ góp phần giáo dục con cái chúng ta khi trưởng thành, ngoài làm chủ tri thức, còn là một con người có văn hóa cao.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Nỗi ám ảnh cần sớm chữa lành của cô giáo bị học sinh ném dép

Hà Quyên |

Chuyên gia Hồ Lâm Giang - Trưởng ban Cố vấn giáo dục Happy Teen – nhấn mạnh với Lao Động về cú sốc tâm lý của cô giáo lẫn học sinh, tức nạn nhân và cả người có hành vi bạo lực học đường trong sự việc đang gây xôn xao những ngày qua.

Học sinh ở Tuyên Quang chửi bới, ném dép vào giáo viên là phi giáo dục

Trang Hà |

Vụ việc học sinh tấn công cô giáo, ném dép vào người cô ở Tuyên Quang xảy ra mới đây đang khiến dư luận bất bình. Nhiều người không có đủ can đảm xem hết clip ghi lại cảnh này bởi quá thô bạo và phi giáo dục.

Phụ huynh ở Tuyên Quang cần xin lỗi cô giáo bị học sinh lăng mạ, ném dép

Anh Trang |

Sự việc cô giáo bị học sinh ném dép, lăng mạ ở Tuyên Quang gây sốc với dư luận những ngày qua.

Vụ cô giáo bị học sinh ném dép cảnh báo nguy cơ văn hóa giáo dục chạm đáy

Anh Trang |

Video học sinh cấp 2 ném dép, lăng mạ cô giáo dạy môn trải nghiệm hướng nghiệp và âm nhạc ở trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) trở thành chủ đề nóng, gây sốc với dư luận những ngày qua.

Trách nhiệm của nhà trường trong vụ cô giáo bị học sinh dồn vào góc lớp, ném dép

TRÀ MY |

Vụ cô giáo bị nhóm học sinh lớp 7 ở Tuyên Quang dồn vào góc lớp, ném dép là hành vi khó có thể chấp nhận. Đây là sự cảnh báo cho thấy tinh thần tôn sư trọng đạo, "tiên học lễ, hậu học văn", vốn là những truyền thống rất tốt đẹp của dân tộc, đang có dấu hiệu phai nhạt.

Học sinh tấn công cô giáo và sự im lặng đến bất lực

Hà Quyên |

Hình ảnh học sinh tấn công cô giáo, còn cô thì đơn độc, im lặng hứng chịu sự tấn công của các em học sinh Trường THCS Văn Phú (Sơn Dương, Tuyên Quang). Câu chuyện này đang khiến các nhà giáo đau lòng, chua xót.

Công nhân muốn làm đến khi nghỉ hưu nhưng khó có thể thực hiện

Mạnh Cường |

Tuổi hưu chưa đến, tuổi nghề đã hết, rất nhiều công nhân muốn làm đến khi nghỉ hưu nhưng ngoài 50 tuổi, họ luôn nơm nớp lo bị sa thải.

Choáng với con số mỗi đợt ra quân thu gom rác ở Phú Quốc

NHÓM PV |

Kiên Giang - Giữ gìn vệ sinh môi trường và phát triển du lịch Phú Quốc xanh, bền vững, chính quyền địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước đã tổ chức, phối hợp nhiều đợt ra quân thu gom rác. Cao điểm có đợt thu gom gần 200 tấn rác/ngày.

Nỗi ám ảnh cần sớm chữa lành của cô giáo bị học sinh ném dép

Hà Quyên |

Chuyên gia Hồ Lâm Giang - Trưởng ban Cố vấn giáo dục Happy Teen – nhấn mạnh với Lao Động về cú sốc tâm lý của cô giáo lẫn học sinh, tức nạn nhân và cả người có hành vi bạo lực học đường trong sự việc đang gây xôn xao những ngày qua.

Học sinh ở Tuyên Quang chửi bới, ném dép vào giáo viên là phi giáo dục

Trang Hà |

Vụ việc học sinh tấn công cô giáo, ném dép vào người cô ở Tuyên Quang xảy ra mới đây đang khiến dư luận bất bình. Nhiều người không có đủ can đảm xem hết clip ghi lại cảnh này bởi quá thô bạo và phi giáo dục.

Phụ huynh ở Tuyên Quang cần xin lỗi cô giáo bị học sinh lăng mạ, ném dép

Anh Trang |

Sự việc cô giáo bị học sinh ném dép, lăng mạ ở Tuyên Quang gây sốc với dư luận những ngày qua.

Vụ cô giáo bị học sinh ném dép cảnh báo nguy cơ văn hóa giáo dục chạm đáy

Anh Trang |

Video học sinh cấp 2 ném dép, lăng mạ cô giáo dạy môn trải nghiệm hướng nghiệp và âm nhạc ở trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) trở thành chủ đề nóng, gây sốc với dư luận những ngày qua.

Trách nhiệm của nhà trường trong vụ cô giáo bị học sinh dồn vào góc lớp, ném dép

TRÀ MY |

Vụ cô giáo bị nhóm học sinh lớp 7 ở Tuyên Quang dồn vào góc lớp, ném dép là hành vi khó có thể chấp nhận. Đây là sự cảnh báo cho thấy tinh thần tôn sư trọng đạo, "tiên học lễ, hậu học văn", vốn là những truyền thống rất tốt đẹp của dân tộc, đang có dấu hiệu phai nhạt.

Học sinh tấn công cô giáo và sự im lặng đến bất lực

Hà Quyên |

Hình ảnh học sinh tấn công cô giáo, còn cô thì đơn độc, im lặng hứng chịu sự tấn công của các em học sinh Trường THCS Văn Phú (Sơn Dương, Tuyên Quang). Câu chuyện này đang khiến các nhà giáo đau lòng, chua xót.