Điện cận kề tăng giá và bài toán “hài hoà lợi ích, rủi ro chia sẻ…”

Đào Tuấn |

Đã nhiều lần Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kêu lỗ. Mới nhất là khoản lỗ 26.235 tỉ đồng. Chưa kể khoản lỗ dự kiến 71.620 tỉ đồng nếu chưa được tăng giá điện trong năm nay.

Từ mà EVN dùng là “điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân”. Nhưng về bản chất, đó là việc “tăng giá điện”. Bởi trong lịch sử, giá điện chưa bao giờ giảm cả.

Theo EVN, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện các năm 2021 là 419.031 tỉ đồng; năm 2022 là 493.265 tỉ đồng. Giá thành sản xuất kinh doanh điện tương ứng: năm 2021 là 1.859,90 đồng/kWh (tăng 1,84% so với năm 2020) và năm 2022 là 2.032,26 đồng /kWh (tăng 9,27% so với năm 2021).

Trong khi đó, giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2022 là 1.882,73 đồng/kWh, tăng 1,46% so với năm 2021.

Với giá thành và giá bán này, EVN năm 2022 đã lỗ 36.294,15 tỉ đồng. Trừ hơn 10.000 tỉ thu nhập từ các hoạt động khác, tổng lỗ 2022 còn 26.235,78 tỉ đồng.

Theo EVN, nếu chưa được điều chỉnh giá điện, Tập đoàn này năm nay dự kiến tiếp tục lỗ 71.620 tỉ đồng nữa.

Chi phí tăng cao: Giá than gấp 3 lần, có thời điểm gấp 4-5 lần; Giá khí đốt và giá dầu tăng gấp đôi. Trong khi giá bán giữ nguyên suốt 4 năm. “Bài toán” của EVN khá là đơn giản. Đơn giản cho đến cái đáp số “tăng giá” nữa.

Nhưng cái đáp số tăng giá ấy lại không đơn giản với người dân, với doanh nghiệp, với nền kinh tế.

Từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã 2 lần công khai quan điểm về giá điện.

Rằng: GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ có hơn 4.000 USD/năm, không thể sánh với các quốc gia đang phát triển có thu nhập 50.000 - 60.000 USD/năm. Nên chi phí sản xuất đầu vào phải phù hợp, giá cả phải phù hợp.

Và rằng: Giá điện của Việt Nam không thể giống nước phát triển. Giá điện quá cao thì người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế không chịu được.

Đúng là có nhiều bất cập, mà những con số lỗ khủng của EVN chính là minh chứng, khi chúng ta “giữ giá” suốt 4 năm một loại hàng hoá đầu vào của nền kinh tế.

Nhưng tăng thế nào, ở mức độ nào, vào thời điểm nào thì cần phải tính toán.

Lương cơ sở đến 1.7.2023 mới được điều chỉnh. Thực chất là bù giá cho những lần hoãn tăng lương. Giá dịch vụ y tế, giáo dục... những loại hàng hoá “thiết yếu của thiết yếu” cũng rục rịch tăng.

Vì thế, nói như Thủ tướng, bài toán lợi ích cần tính toán, suy nghĩ thấu đáo trên tinh thần “hài hoà lợi ích, khó khăn và rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, tránh điều hành "giật cục" để cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng.

Chắc không thừa khi nói một sự thật, rằng: Nếu giá điện, đầu vào của sản xuất - mà tăng thì rồi cái gì cũng tăng.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Báo lỗ hơn 26.000 tỉ đồng, EVN đề xuất tăng giá điện

Thái Mạnh |

Tại họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021-2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) do Bộ Công Thương tổ chức chiều 31.3 cho biết, năm 2022, EVN đã lỗ hơn 26.235 tỉ đồng.

Bộ Công Thương nói gì về đề xuất tăng giá điện?

Cường Ngô |

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc khi nào điều chỉnh giá điện?, ông Trần Việt Hoà - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, giá điện tác động mạnh đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô và đời sống người dân, cho nên việc điều chỉnh giá điện sẽ được Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét.

Khi nào là thời điểm thích hợp để tăng giá điện?

Anh Tuấn |

Theo nhận định của chuyên gia, việc tăng giá điện chưa thể thực hiện ngay trong tháng 4 như đề xuất của một số đơn vị có liên quan, mà sớm nhất cũng phải trong quý II/2023, hoặc cuối quý III/2023 mới có phương án giá điện bán lẻ mới.

Cơ chế xin cho trong vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Do bị nhũng nhiễu, để được tổ chức các chuyến bay giải cứu, doanh nghiệp phải tăng giá vé, chi phí để có tiền "bôi trơn" cho lãnh đạo các bộ, ngành cả trăm tỉ đồng.

Nghệ An: Bị đóng cửa hàng loạt, chủ quán karaoke kêu cứu

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Bị cơ quan chức năng đóng cửa, yêu cầu dừng hoạt động do không đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy, nhiều chủ cơ sở karaoke "kêu cứu" vì khó khăn chồng chất.

Cảnh sát giao thông Hà Nội lập tổ công tác đặc biệt xử lý xe quá tải

Tô Thế |

Hà Nội - 5 tổ công tác đặc biệt thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT, Công an TP Hà Nội) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, xử lý vi phạm liên quan đến tải trọng. Địa bàn hoạt động là tất cả khu vực tuyến đường do Phòng CSGT và cả những tuyến quốc lộ, tỉnh lộ do các quận, huyện quản lý.

Loạt ồn ào của Lệ Quyên, Hiền Hồ: Nghệ sĩ Việt hồn nhiên và bản năng?

Mi Lan |

Từ việc Lệ Quyên sỉ nhục antifan trên mạng xã hội, Trịnh Thăng Bình khoe ảnh chụp với Hiền Hồ, hay Jack vui vẻ xuất hiện ở sự kiện sau khi vướng scandal... cho thấy, nghệ sĩ Việt đang hoạt động với sự “hồn nhiên”, thiếu định hướng về chiến lược hình ảnh.

Những ngành nghề dễ xin việc sau khi ra trường

Phùng Nhung |

Theo các chuyên gia tuyển sinh, những ngành nghề liên quan đến lập trình, thiết kế đồ hoạ, digital marketing... đang thiếu nhân lực và có cơ hội việc làm lớn sau khi ra trường.

Báo lỗ hơn 26.000 tỉ đồng, EVN đề xuất tăng giá điện

Thái Mạnh |

Tại họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021-2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) do Bộ Công Thương tổ chức chiều 31.3 cho biết, năm 2022, EVN đã lỗ hơn 26.235 tỉ đồng.

Bộ Công Thương nói gì về đề xuất tăng giá điện?

Cường Ngô |

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc khi nào điều chỉnh giá điện?, ông Trần Việt Hoà - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, giá điện tác động mạnh đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô và đời sống người dân, cho nên việc điều chỉnh giá điện sẽ được Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét.

Khi nào là thời điểm thích hợp để tăng giá điện?

Anh Tuấn |

Theo nhận định của chuyên gia, việc tăng giá điện chưa thể thực hiện ngay trong tháng 4 như đề xuất của một số đơn vị có liên quan, mà sớm nhất cũng phải trong quý II/2023, hoặc cuối quý III/2023 mới có phương án giá điện bán lẻ mới.