Đầu tư cho nguồn lực văn hóa vẫn còn nằm trên lý thuyết

Hoàng Văn Minh |

Cần một sự đầu tư có tính cấp cứu cho văn hóa, lĩnh vực được xác định là một nguồn lực to lớn để phát triển đất nước một cách hài hòa, bền vững, thay vì dừng ở lý thuyết.

Một thông tin đang được bạn đọc quan tâm trên Báo Lao Động là khu di tích Địa đạo Tam Giác Sắt, được UBND tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng trên diện tích 17,7ha, với tổng vốn hơn 225 tỉ đồng vào năm 2009 đang bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng.

Đây là một công trình khá quy mô, được đầu tư xây dựng với mục đích để nhân dân trong và ngoài nước về đây kính viếng, tưởng nhớ đến những người đã anh dũng hy sinh bảo vệ vùng đất này.

Đáng nói là nguyên nhân bỏ hoang, theo trả lời của ông Lê Văn Phước - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Dương với phóng viên Lao Động là “do mấy năm rồi chưa có kinh phí”.

Đáng nói nữa là “do mấy năm rồi không có kinh phí” cũng là câu trả lời phổ biến cho nguyên nhân của rất nhiều di tích văn hóa lịch sử đang bị bỏ hoang hoặc xuống cấp ở nhiều nơi trên cả nước.

Trong đó có những công trình đã và đang là tâm điểm của dư luận như di tích lịch sử núi Cánh Diều bị bỏ hoang giữa thành phố Ninh Bình; Cảng quân sự là di tích cấp quốc gia bị bỏ hoang ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; di tích lịch sử sự kiện Ninh Thạnh Lợi bị bỏ hoang ở Bạc Liêu…

Và cũng ở Bạc Liêu, thậm chí một di tích cấp tỉnh là ngôi biệt thự cổ thời Pháp trên dưới 100 năm tuổi cũng bị chính quyền địa phương mới đây cho đập bỏ vì không có kinh phí để trùng tu, tôn tạo.

Việt Nam được xem là một cường quốc về di sản văn hóa ở Đông Nam Á bởi có đến 8 di sản vật thể, 13 di sản phi vật thể, 7 di sản tư liệu được UNESCO công nhận, 119 di tích cấp quốc gia đặc biệt, hơn 3.500 di tích cấp quốc gia và hàng chục nghìn di tích cấp tỉnh, thành phố.

Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9.6.2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong mục đầu tiên của phần “Quan điểm” đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”.

Tuy nhiên, thực tế từ các địa phương trên cả nước nhiều năm qua cho thấy, sự quan tâm đầu tư cho di sản văn hóa vẫn còn rất hạn chế, chưa tương xứng với vai trò, vị thế vốn có, đúng như tinh thần của Nghị quyết.

Đặc biệt là từ năm 2015 cho đến nay, khi chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa với nguồn đầu tư hàng năm khoảng 300 tỉ đồng chấm dứt thì vẫn chưa có chương trình nào thay thế, khiến công tác bảo tồn di sản vốn đã khó, lại càng khó khăn hơn.

Văn hóa được xác định là một nguồn lực to lớn để phát triển đất nước một cách hài hòa, bền vững. Tuy nhiên, nguồn lực văn hóa lại đang cần được cấp cứu bởi một nguồn lực khác là chiến lược và kinh phí đầu tư cho từng công trình cụ thể.

Và để có được nguồn lực này, trước hết, Nghị quyết 33-NQ/TW phải thực sự đi vào cuộc sống. Văn hóa phải thực sự được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội bằng sự định lượng và đầu tư xứng đáng, chứ không thể bằng lý thuyết!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Quảng Nam lần đầu tiên tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực xứ Quảng

Nguyễn Linh - Trần Thi |

Ngày 30.12, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Quảng Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực xứ Quảng tại TP Hội An.

Tôn tạo di tích Nhà nước Đại Cồ Việt, có nghị quyết mà không thực hiện vì... sợ sai

Trần Lâm |

Dự án Bảo quản, tu bổ, tôn tạo và mở rộng phạm vi một số di tích có liên quan đến Nhà nước Đại Cồ Việt đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư. Nhưng sau 8 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa thực hiện xong.

Việc bảo vệ, trùng tu các di tích ở Ninh Bình gặp khó khăn về nguồn vốn

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 1.821 di tích được kiểm kê, thuộc nhiều loại hình khác nhau, trong đó có nhiều di tích đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được đầu tư tu bổ do gặp khó khăn về nguồn kinh phí.

Hàng loạt di tích tại Ninh Bình kêu cứu

Xuân Hùng |

Ninh Bình là một vùng đất cổ với hệ thống di tích lịch sử văn hóa đặc trưng được tạo dựng và gìn giữ qua hàng nghìn năm. Nổi bật là hệ thống các đình chùa chất chứa giá trị lịch sử văn hóa to lớn. Vậy nhưng, hiện nay, hàng loạt di tích trên địa bàn tỉnh này đã và đang xuống cấp trầm trọng.

Tất bật thi công xuyên Tết trên công trường giao thông trọng điểm TPHCM

Anh Tú |

TPHCM - Tết Dương lịch, trên những công trường dự án trọng điểm TPHCM như đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ,... hàng trăm kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài thi công để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành.

Xử lý 7.570 tài xế vi phạm nồng độ cồn trong ba ngày nghỉ Tết Dương lịch

Việt Dũng |

Ngoài ghi nhận số người chết vì tai nạn giao thông, trong ba ngày nghỉ Tết Dương lịch, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 7.570 tài xế vi phạm nồng độ cồn.

Đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức

Vương Trần |

Bộ Nội vụ công bố hoàn thành việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước để đưa vào quản lý, sử dụng.

Xử phạt loạt bãi giữ xe chặt chém đêm Countdown ở phố đi bộ Hồ Gươm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - 29 bãi trông giữ xe vi phạm trong đêm Countdown ở phố đi bộ Hồ Gươm bị Công an quận Hoàn Kiếm xử phạt.

Quảng Nam lần đầu tiên tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực xứ Quảng

Nguyễn Linh - Trần Thi |

Ngày 30.12, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Quảng Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực xứ Quảng tại TP Hội An.

Tôn tạo di tích Nhà nước Đại Cồ Việt, có nghị quyết mà không thực hiện vì... sợ sai

Trần Lâm |

Dự án Bảo quản, tu bổ, tôn tạo và mở rộng phạm vi một số di tích có liên quan đến Nhà nước Đại Cồ Việt đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư. Nhưng sau 8 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa thực hiện xong.

Việc bảo vệ, trùng tu các di tích ở Ninh Bình gặp khó khăn về nguồn vốn

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 1.821 di tích được kiểm kê, thuộc nhiều loại hình khác nhau, trong đó có nhiều di tích đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được đầu tư tu bổ do gặp khó khăn về nguồn kinh phí.

Hàng loạt di tích tại Ninh Bình kêu cứu

Xuân Hùng |

Ninh Bình là một vùng đất cổ với hệ thống di tích lịch sử văn hóa đặc trưng được tạo dựng và gìn giữ qua hàng nghìn năm. Nổi bật là hệ thống các đình chùa chất chứa giá trị lịch sử văn hóa to lớn. Vậy nhưng, hiện nay, hàng loạt di tích trên địa bàn tỉnh này đã và đang xuống cấp trầm trọng.