Ai sẽ đi đo khối lượng rác từng nhà dân để tính tiền?

Lê Thanh Phong |

"Giá dịch vụ thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (rác) từ hộ gia đình, cá nhân được tính dựa trên khối lượng, thể tích chất thải ra", đó là nội dung được quy định tại Luật bảo vệ môi trường 2020 sẽ chính thức có hiệu lực từ 1.1.2022.

Có nghĩa là, theo quy định mới, sẽ không cào bằng như trước, mà ai xả rác nhiều thì trả tiền nhiều, ai xả rác ít thì trả tiền ít, như vậy mới công bằng.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 79 luật này quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ: a) Phù hợp với quy định của pháp luật về giá; b) Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.

Về lý thuyết là như vậy, nhưng khi triển khai trên thực tế, việc kiểm soát khối lượng và phân loại rác hoàn toàn không dễ. Muốn thực hiện được phải dựa vào sự tự giác của người dân và phải có lực lượng kiểm tra, giám sát, xử lý những trường hợp vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Thực tế cho thấy, khi chưa có quy định về trả tiền theo khối lượng rác thải, nhiều người đã tìm cách đổ rác xuống cống, kênh rạch, hoặc đổ sang nhà người khác. Nếu thực hiện theo quy định mới, phải trả tiền theo khối lượng, thì sẽ có nhiều người sợ tốn tiền, vứt rác bừa bãi. Lúc đó, ai sẽ xác định rác đó là của hộ nào để tính khối lượng?

Chính quyền các địa phương có đủ lực lượng để kiểm tra việc xả rác của các hộ dân trên địa bàn hay không? Đây còn là bài toán kinh tế cần phải giải, bởi vì lấy nguồn tiền đâu để trả lương cho lực lượng này. Và nếu không có lực lượng kiểm tra giám sát, thì luật sẽ không đi vào đời sống.

Thêm một chuyện nữa liên quan đến rác thải sinh hoạt.

Khoản 1, Điều 75 của Luật bảo vệ môi trường quy định Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau: a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng,tái chế; b) Chất thải thực phẩm; c) Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Ba loại rác này ai cũng biết, thế giới người ta thực hiện từ lâu lắm rồi, nhưng Việt Nam thì chưa. Đơn giản là khi người dân phân chia 3 loại, nhưng đơn vị thu gom lại đổ chung vào một rọ, coi như hòa.

Người dân thấy chuyện phân loại không thực tế, nên không làm theo quy định. Muốn việc phân loại này được thực hiện nghiêm túc, thì phải triển khai đồng bộ, có giám sát và chế tài những trường hợp không chấp hành.

Còn 2 tuần nữa là Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực, nhưng chỉ riêng xử lý rác thải sinh hoạt vẫn còn ngổn ngang trăm mối. Chẳng lẽ luật có hiệu lực nhưng các địa phương không thi hành hoặc không đồng bộ, nơi áp dụng nơi không, hoặc mỗi nơi áp dụng một cách.

Vậy thì có còn là luật nữa hay không?

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

"Cho tất rác vào 1 túi" vẫn là thói quen của nhiều hộ gia đình

Tô Thế |

Hà Nội - Chỉ cần đi theo xe thu gom rác trong một khu dân cư nào đó, dễ dàng nhận thấy hầu hết các hộ gia đình sẽ bỏ chung các loại rác vào một túi duy nhất và đem đi đổ.

Bắt đầu thu phí rác thải theo khối lượng

LƯƠNG HẠNH |

Từ 1.1.2022, Luật Bảo vệ môi trường 2022 sẽ chính thức có hiệu lực.

Bãi rác tự phát rải khắp đường

Đặng Đức |

TPHCM - Khoảng vài tuần trở lại đây, cuối đường Tô Ngọc Vân (đoạn tiếp giáp với Quốc lộ 1A-Phường Tam Bình, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) hình thành lên một bãi rác tự phát “khủng” khiến ai đi ngang qua trông thấy cũng ngao ngán lắc đầu bởi hình ảnh mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

"Cho tất rác vào 1 túi" vẫn là thói quen của nhiều hộ gia đình

Tô Thế |

Hà Nội - Chỉ cần đi theo xe thu gom rác trong một khu dân cư nào đó, dễ dàng nhận thấy hầu hết các hộ gia đình sẽ bỏ chung các loại rác vào một túi duy nhất và đem đi đổ.

Bắt đầu thu phí rác thải theo khối lượng

LƯƠNG HẠNH |

Từ 1.1.2022, Luật Bảo vệ môi trường 2022 sẽ chính thức có hiệu lực.

Bãi rác tự phát rải khắp đường

Đặng Đức |

TPHCM - Khoảng vài tuần trở lại đây, cuối đường Tô Ngọc Vân (đoạn tiếp giáp với Quốc lộ 1A-Phường Tam Bình, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) hình thành lên một bãi rác tự phát “khủng” khiến ai đi ngang qua trông thấy cũng ngao ngán lắc đầu bởi hình ảnh mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường.