Hơn 13.000ha ở Phú Quốc chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

NGUYÊN ANH |

Theo UBND tỉnh Kiên Giang, qua rà soát số liệu đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (gọi là đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu) trên địa bàn TP Phú Quốc cho đến thời điểm hiện nay còn khoảng 13.020ha chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mới đây, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành kế hoạch đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn TP Phú Quốc.

Trong đó, diện tích đất tổ chức cần phải cấp là hơn 1.500ha; diện tích cần cấp cho hộ gia đình cá nhân là gần 11.500ha (bao gồm đất người dân đang sử dụng ngoài rừng đặc dụng chưa được cấp giấy, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đưa ra khỏi rừng và phần diện tích thuộc vùng đệm Vườn quốc gia trên địa bàn xã Hàm Ninh).

UBND tỉnh ban hành kế hoạch này nhằm thực hiện hoàn thành việc đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu (đối với các thửa đất đủ điều kiện), xác lập cơ sở pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất, giúp Nhà nước thực hiện tốt các biện pháp quản lý đối với đất đai. Đồng thời để người sử dụng đất thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Đất đai và yên tâm đầu tư khai thác tốt tiềm năng đất đai.

Quá trình thực hiện phải xác định được các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, trường hợp đất nhà nước quản lý. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND TP Phú Quốc tập trung triển khai cấp đồng loạt các giải pháp, thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành có liên quan giải quyết những trường hợp vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận, đảm bảo đến hết năm 2024 hoàn thành cơ bản công tác cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho tất cả các thửa đất trên địa bàn TP Phú Quốc.

UBND tỉnh yêu cầu việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho tổ chức đang quản lý sử dụng, cho hộ gia đình cá nhân hoàn thành trước 31.12.2024.

UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND thành phố Phú Quốc Chỉ đạo UBND các xã, phường, các tổ chức cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp trực thuộc thực hiện kê khai đăng ký, lập hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu theo quy định. Thực hiện rà soát, thống kê và kê khai đăng ký đất công trình công cộng, quỹ đất công ích đang quản lý.

Ban Quản lý khu kinh tế Phú Quốc thống kê số liệu về các tổ chức sử dụng đất (đã được giao đất, cho thuê đất) cần phải cấp Giấy chứng nhận trong phân khu theo thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định. Thông báo cho các chủ sử dụng đất là tổ chức trong khu kinh tế đã có quyết định giao đất, cho thuê đất khẩn trương thực hiện các thủ tục có liên quan để hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vườn Quốc gia Phú Quốc rà soát các thửa đất đang sử dụng nhưng chưa được đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện rà soát, kê khai và hoàn thành việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Dời lồng bè, tàu cá để chuẩn bị mở Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Ngày 12.3, UBND TP Phú Quốc đã có thông báo về việc di dời bè nuôi trồng thủy sản, phương tiện thủy, tàu cá ra khỏi khu vực luồng vào và khu nước trước bến thuộc Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc tại phường Dương Đông.

Người dân, du khách mong đợi gì sau công bố Quy hoạch chung TP Phú Quốc

NGUYÊN ANH - PHONG LINH |

Ngoài phát triển các dịch vụ, du lịch, phát triển thành phố xanh theo hướng bền vững, người dân TP Phú Quốc (Kiên Giang) và du khách còn có mong muốn Phú Quốc phát triển hài hòa, cân bằng và giữ được bản sắc riêng vốn có của đảo Ngọc.

Phát triển Phú Quốc hài hòa giữa kinh tế và bảo vệ môi trường

NGUYÊN ANH - PHONG LINH |

Theo đồ án Quy hoạch chung TP Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2040, tập trung phát triển Phú Quốc trở thành thành phố du lịch – dịch vụ, nghỉ dưỡng, điều dưỡng biển đảo đặc sắc, hội nhập các chuẩn mực quốc tế theo hướng hài hòa, tiếp nối các giá trị văn hóa bản địa, bảo tồn các giá trị tự nhiên đặc hữu, dự trữ tài nguyên và nguồn lực cho một tương lai bền vững.

Cháy lớn ở một nhà sách tại Bình Phước

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, đang xảy ra cháy lớn ở một nhà sách. Lửa bốc cao ngùn ngụt có nguy cơ cháy lan sang các cơ sở sát bên.

Hàng chục thùng bia từ container đổ xuống đường dẫn Vành đai 3

Tô Thế |

Hàng chục thùng bia rơi từ xe container xuống khu vực đường dẫn Vành đai 3 (Hà Nội) giao Quốc lộ 1B. Ngay sau đó lực lượng Cảnh sát giao thông cùng người dân đã hỗ trợ tài xế thu gom.

Bắt khẩn cấp 9 đối tượng đánh ghen náo loạn phố đi bộ Lai Châu

THANH BÌNH |

Chiều 23.3, Công an TP Lai Châu vừa bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự 9 đối tượng tham gia gây rối trật tự công cộng.

Bắt tạm giam nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án ở tỉnh An Giang

Thanh Mai |

Ông Nguyễn Văn Du - nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang bị khởi tố, bắt tạm giam.

Nghi phạm khai tấn công khủng bố ở Nga vì tiền

Thanh Hà |

Tổng Biên tập đài RT của Nga Margarita Simonyan đã đăng một đoạn video cuộc thẩm vấn 1 nghi phạm vụ tấn công khủng bố tại Crocus City Hall gần Mátxcơva, Nga ngày 22.3.

Dời lồng bè, tàu cá để chuẩn bị mở Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc

NGUYÊN ANH |

Ngày 12.3, UBND TP Phú Quốc đã có thông báo về việc di dời bè nuôi trồng thủy sản, phương tiện thủy, tàu cá ra khỏi khu vực luồng vào và khu nước trước bến thuộc Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc tại phường Dương Đông.

Người dân, du khách mong đợi gì sau công bố Quy hoạch chung TP Phú Quốc

NGUYÊN ANH - PHONG LINH |

Ngoài phát triển các dịch vụ, du lịch, phát triển thành phố xanh theo hướng bền vững, người dân TP Phú Quốc (Kiên Giang) và du khách còn có mong muốn Phú Quốc phát triển hài hòa, cân bằng và giữ được bản sắc riêng vốn có của đảo Ngọc.

Phát triển Phú Quốc hài hòa giữa kinh tế và bảo vệ môi trường

NGUYÊN ANH - PHONG LINH |

Theo đồ án Quy hoạch chung TP Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2040, tập trung phát triển Phú Quốc trở thành thành phố du lịch – dịch vụ, nghỉ dưỡng, điều dưỡng biển đảo đặc sắc, hội nhập các chuẩn mực quốc tế theo hướng hài hòa, tiếp nối các giá trị văn hóa bản địa, bảo tồn các giá trị tự nhiên đặc hữu, dự trữ tài nguyên và nguồn lực cho một tương lai bền vững.