14 công ty di dời khỏi khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam trước tháng 12.2024

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ở giai đoạn 1, có 14 công ty nằm trong phần diện tích Khu 1 (khoảng 75,1 ha), nằm về phía nam Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (tiếp giáp cầu An Hảo, đường Trần Quốc Toản, đường Lê Văn Duyệt, xa lộ Hà Nội) phải di dời trước tháng 12.2024. Các doanh nghiệp còn lại thuộc giai đoạn 2 di dời trước tháng 12.2025.

14 công ty phải di dời trước tháng 12.2024

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai mới đây đã có văn bản triển khai đến các doanh nghiệp nội dung Quyết định số 324/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chuyển đổi Khu công nghiệp Biên Hoà 1 thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường của UBND tỉnh Đồng Nai.

Thời gian di dời được chia thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 các doanh nghiệp hoàn thành di dời trước tháng 12.2024 (các doanh nghiệp nằm trong phần diện tích Khu 1 - khoảng 75,1 ha, nằm về phía Nam khu công nghiệp Biên Hòa 1, tiếp giáp cầu An Hảo, đường Trần Quốc Toản, đường Lê Văn Duyệt, xa lộ Hà Nội).

Khu công nghiệp Biên Hoà 1. Ảnh: Hà Anh Chiến
Khu công nghiệp Biên Hoà 1. Ảnh: Hà Anh Chiến

Giai đoạn 1 việc bồi thường, giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến 14 công ty, trong đó có toàn bộ mặt bằng của 10 công ty (Công ty Cổ phần Cơ giới và xây lắp số 9, Công ty CP Bê tông Biên Hòa, Công ty CP Chương Dương, Công ty CP bibica, Công ty CP Đầu tư phát triển vận tải Vĩnh Phú, Công ty TNHH Giặt mài Texma Vina, Công ty CP Miền Đông, Công ty CP Tập đoàn Tân Mai, Công ty CP Hàng tiêu dùng Biên Hòa, Công ty CP Đồng Nai) và một phần diện tích của 4 công ty (Công ty CP Hóa chất cơ bản miền Nam, Công ty CP Dây cáp điện Việt Nam, Công ty CP Điện tử Biên Hòa, Công ty CP gạch ngói Đồng Nai).

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai đề nghị 14 công ty có mặt bằng nằm trong lộ trình di dời của giai đoạn 1 chủ động tìm kiếm vị trí phù hợp để di dời ra khỏi Khu công nghiệp Biên Hoà 1 trước tháng 12.2024.

Đối với giai đoạn 2, các doanh nghiệp hoàn thành di dời trước tháng 12.2025 gồm các doanh nghiệp nằm trong phần diện tích còn lại. Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các doanh nghiệp còn lại trong Khu công nghiệp Biên Hòa 1 chủ động sắp xếp công tác di dời và hoàn thành công tác di dời doanh nghiệp ra khỏi Khu công nghiệp Biên Hòa 1 theo đúng lộ trình đã được phê duyệt trong đề án.

Về chính sách bồi thường và hỗ trợ, dự kiến phương án bồi thường và hỗ trợ được UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Đồng Nai thông qua trong quý II/2024.

Đề án 7.500 tỉ đồng di dời 76 doanh nghiệp cùng 21.000 lao động

Ngày 5.2.2024, UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định phê duyệt Đề án chuyển đổi Khu công nghiệp Biên Hoà 1 thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường, kinh phí khoảng 7.500 tỉ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng...

Khu công nghiệp Biên Hoà 1 trước đây có tên là Khu kỹ nghệ Biên Hoà. Ảnh: Hà Anh Chiến
Khu công nghiệp Biên Hoà 1 trước đây có tên là Khu kỹ nghệ Biên Hoà. Ảnh: Hà Anh Chiến

Có 76 đơn vị đang thuê đất, hạ tầng còn hoạt động tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1 gồm: 6 doanh nghiệp FDI và 70 doanh nghiệp nhà nước. Theo dự kiến, việc di dời các doanh nghiệp khỏi Khu công nghiệp Biên Hòa 1 sẽ hoàn thành trong tháng 12.2025.

Tổng số lao động đang làm việc tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1 là hơn 21.000 lao động. Trong đó, số lao động làm việc cho các doanh nghiệp FDI là hơn 6.000 người, số lao động làm việc cho các doanh nghiệp Việt Nam hơn 15.000 người.

Quá trình triển khai đề án, Đồng Nai đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ như: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi tiền sử dụng đất; các ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, tín dụng; hỗ trợ người lao động ổn định cuộc sống.

Khu công nghiệp Biên Hòa 1 là khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam được thành lập từ năm 1963, nhưng đã bộc lộ hạn chế, lại nằm sát sông Đồng Nai nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Hiện nay, bên trong khu công nghiệp Biên Hòa 1, ngoài các nhà máy còn xen lẫn các khu dân cư sinh sống.

Tại Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp hợp tác xã năm 2024 do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức vào ngày 28.3 vừa qua, ông Trần Vũ Hoài Hạ - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Nai - cho biết, về việc di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 - các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, đã có nhiều kiến nghị, chủ yếu liên quan vấn đề các chính sách đi theo khi di dời. Đến nay, tỉnh Đồng Nai đánh giá Khu công nghiệp Biên Hòa 1 đã hoàn thành trách nhiệm lịch sử về quy hoạch khu công nghiệp, chuyển sang trang mới phát triển đô thị thương mại dịch vụ.

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Đường vào khu công nghiệp ở Đồng Nai bị cày nát, chợ cóc vây kín lối đi

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, đường vào Khu công nghiệp Hố Nai (xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom) đang bị cày nát thành đường đất, đầy những ổ gà, bụi mù mịt. Đường Điểu Xiển, đoạn qua phường Long Bình, TP Biên Hoà để vào Khu công nghiệp Hố Nai cũng đông đúc người dân buôn bán giữa đường.

Đường vào khu công nghiệp nghìn tỉ ở Đồng Nai bong tróc, đầy vết dặm vá

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động, tuyến đường kết nối vào Khu công nghiệp Long Đức từ Quốc lộ 51 (huyện Long Thành) đã xuất hiện nhiều mảng bong tróc lớn, đầy các vết dặm vá, trong khi đó hệ thống thoát nước cũng dở dang, khiến các doanh nghiệp và người lao động trong khu công nghiệp này lo lắng tình trạng ngập úng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông khi mùa mưa sắp tới.

Khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam chuyển đổi thành khu đô thị ven sông

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 23.2, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã ban hành quyết định phê duyệt đề án Chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường nhằm thay đổi diện mạo kiến trúc TP Biên Hòa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hạn chế ô nhiễm môi trường nước sông Đồng Nai, kinh phí khoảng 7.500 tỉ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng...

Sắp xét xử Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi chuẩn bị đưa xét xử bác sĩ Phạm Ngọc Phượng – Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Ngãi.

Phân công Phó Chủ tịch điều hành UBND tỉnh Quảng Nam

Hoàng Bin |

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu được phân công phụ trách, điều hành UBND tỉnh, sau khi HĐND miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh.

Người dân vùng biên giới Gia Lai chật vật với hạn hán

THANH TUẤN |

Tại một số xã ở huyện biên giới Đức Cơ, tỉnh Gia Lai giáp với Campuchia, tình trạng hạn hán diễn ra gay gắt, người dân chật vật tìm kiếm nguồn nước và đối phó với hạn hán.

Phái đoàn hùng hậu của Mỹ thăm và làm việc tại Việt Nam

Anh Vũ |

Chuyến thăm của phái đoàn Mỹ sẽ tập trung vào tăng cường các cơ hội thương mại và hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến như nông nghiệp, năng lượng sạch và trí tuệ nhân tạo.

Nỗi lòng doanh nghiệp phải dời khỏi khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Chia sẻ với Báo Lao Động, doanh nghiệp cho biết thống nhất với chủ trương của tỉnh Đồng Nai trong việc di dời khỏi Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (TP Biên Hòa), nhưng thời hạn di dời trước tháng 12.2024 là quá cận, trong khi tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ di dời khiến doanh nghiệp lo lắng.

Đường vào khu công nghiệp ở Đồng Nai bị cày nát, chợ cóc vây kín lối đi

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, đường vào Khu công nghiệp Hố Nai (xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom) đang bị cày nát thành đường đất, đầy những ổ gà, bụi mù mịt. Đường Điểu Xiển, đoạn qua phường Long Bình, TP Biên Hoà để vào Khu công nghiệp Hố Nai cũng đông đúc người dân buôn bán giữa đường.

Đường vào khu công nghiệp nghìn tỉ ở Đồng Nai bong tróc, đầy vết dặm vá

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động, tuyến đường kết nối vào Khu công nghiệp Long Đức từ Quốc lộ 51 (huyện Long Thành) đã xuất hiện nhiều mảng bong tróc lớn, đầy các vết dặm vá, trong khi đó hệ thống thoát nước cũng dở dang, khiến các doanh nghiệp và người lao động trong khu công nghiệp này lo lắng tình trạng ngập úng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông khi mùa mưa sắp tới.

Khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam chuyển đổi thành khu đô thị ven sông

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 23.2, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã ban hành quyết định phê duyệt đề án Chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường nhằm thay đổi diện mạo kiến trúc TP Biên Hòa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hạn chế ô nhiễm môi trường nước sông Đồng Nai, kinh phí khoảng 7.500 tỉ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng...