Nỗi lòng doanh nghiệp phải di dời khỏi khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Chia sẻ với Báo Lao Động, doanh nghiệp cho biết thống nhất với chủ trương của tỉnh Đồng Nai trong việc di dời khỏi Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (TP Biên Hòa), nhưng thời hạn di dời trước tháng 12.2024 là quá cận, trong khi tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ di dời khiến doanh nghiệp lo lắng.

Cần sớm có chính sách hỗ trợ di dời cho doanh nghiệp

Nhà máy Bibica Biên Hoà (Công ty CP Bibica) có lịch sử hoạt động lâu đời tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1, TP Biên Hoà. Hiện nhà máy có 351 người lao động, diện tích gần 35.000 m2, đến năm 2051 hết hạn thuê đất và nằm trong diện phải di dời ở giai đoạn 1, trước tháng 12 năm 2024.

Ông Võ Quốc Khốm - Giám đốc Nhà máy Bibica Biên Hòa chia sẻ: “Chúng tôi thống nhất chủ trương của tỉnh Đồng Nai trong việc di dời khỏi Khu công nghiệp Biên Hòa 1, nhưng kiến nghị tỉnh sớm có chính sách hỗ trợ di dời hợp lý để Bibica có đủ cơ sở trình Hội đồng quản trị trong quý II/2024”.

Tiến độ di dời Bibica sẽ triển khai thực hiện khi có kết quả chính sách hỗ trợ và kết thúc tiến độ trả mặt bằng đất sạch dự kiến vào 30.6.2026.

Ông Võ Quốc Khốm – Giám đốc Nhà máy Bibica Biên Hoà. Ảnh: HAC
Ông Võ Quốc Khốm – Giám đốc Nhà máy Bibica Biên Hòa. Ảnh: HAC

Ông Khốm cho biết: Ngày 5.2.2024, UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định phê duyệt Đề án chuyển đổi Khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường. Sau đó, nhà máy nhận được các văn bản triển khai của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai và của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai.

Theo ông Khốm, mặc dù doanh nghiệp đã có sẵn quỹ đất để di dời nhưng việc triển khai xây dựng nhà máy không phải “một sớm một chiều” thực hiện được.

Đầu tiên là về thiết kế, nếu chạy gấp rút thì cũng mất thời gian 6 tháng. Sau đó phải thực hiện các thủ tục pháp lý nhà nước liên quan tới quy hoạch tổng thể, giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, rồi mới xin phép xây dựng, riêng quy hoạch tổng thể mất khoảng từ 6-8 tháng.

Sau khi có các giấy phép cần thiết, để xây dựng nhà xưởng thì thời gian ép cọc nhanh cũng mất 2 tháng mới xây dựng nhà máy. Khi xây dựng nhà máy xong, để di dời nhà máy tới vị trí mới cũng mất ít nhất 6 tháng. Nếu chạy gối đầu nhau liên tục thì mất 2 năm rưỡi mới hoàn thành được.

“Đó là đối với các đơn vị đã có đất sẵn, còn đơn vị chưa có đất sẵn thì còn lâu, vì thủ tục để thuê vị trí đất, đăng ký đầu tư triển khai dự án… cũng mất 6 tháng” – ông Khốm cho biết thêm.

Một góc Khu công nghiệp Biên Hoà 1 bên sông Đồng Nai. Ảnh: HAC
Một góc Khu công nghiệp Biên Hoà 1 bên sông Đồng Nai. Ảnh: HAC

“Vướng thứ hai là về chính sách, chúng tôi là công ty cổ phần, định hướng di dời phải thông qua Hội đồng quản trị để duyệt ngân sách, triển khai dự án và phải biết được chính sách hỗ trợ mới cân nhắc dòng tiền lấy ở đâu để triển khai. Chính sách hỗ trợ trong các văn bản nói là trong quý 2/2024 mà hiện nay đã bước sang quý 2/2024 rồi, vẫn không biết khi nào mới có. Quý 2 là tháng 4, tháng 5, hay cuối tháng 6. Có đúng như vậy hay còn kéo dài thêm nữa?” - ông Khốm lo lắng.

Ông Khốm lý giải: Vì khi có chính sách thống nhất giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước mới có đủ cơ sở trình thông qua Hội đồng quản trị phê duyệt ngân sách, mới triển khai được. Hội đồng quản trị chưa thông qua thì kể cả thiết kế cũng không thực hiện được vì số tiền thiết kế là mấy tỉ đồng.

Người lao động lo lắng

Theo ông Khốm, hiện nay, công ty đã thuê được vị trí mới ở Khu công nghiệp Giang Điền (huyện Trảng Bom). Ngoài ra, còn vị trí khác tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 (tỉnh Long An) hiện có nhà máy của Bibica đang hoạt động còn diện tích đất trống khoảng 50.000 m2 vừa đủ đưa nhà máy Bibica Biên Hòa vào phần đất trống đó.

Tuy nhiên, người lao động (NLĐ) đang hoang mang. Công ty dời đi thì chắc chắn sẽ tạo điều kiện xe đưa rước cho NLĐ đảm bảo công ăn việc làm, nhưng nếu trường hợp công ty dời về Khu công nghiệp ở tỉnh Long An thì khoảng cách xa, đi mất thời gian nhiều.

Do đó, NLĐ lo lắng vì đa phần họ là lao động lâu năm, đều ở độ 40-50 tuổi, sắp về hưu. Nếu không theo nổi, NLĐ nghỉ việc sẽ rất khó xin việc mới, cuộc sống đảo lộn.

Đa phần người lao động nhà máy Bibica Biên Hoà đều lớn tuổi. Ảnh: HAC
Đa phần người lao động Nhà máy Bibica Biên Hoà đều lớn tuổi. Ảnh: HAC

Tại nhà máy Bibica Biên Hoà, đa phần người lao động sinh sống ở TP Biên Hoà, đặc thù lao động lâu năm, thâm niên đều từ 15 năm trở lên, có người 36-37 năm công tác. Nếu dời về tỉnh Long An đi xe đưa rước khoảng 1,5 tiếng, cả đi và về mất 3 tiếng, cộng 8 tiếng làm việc là một ngày người lao động phải đi 11 tiếng, chưa kể đến việc kẹt xe…

Theo ông Khốm ba năm trở lại đây, doanh nghiệp làm ăn huề vốn, không có vốn để tích luỹ chỉ vừa đủ để xoay xở, quay đầu vốn để sản xuất kinh doanh… Bây giờ dời đi, thiết bị hầu như phải sử dụng lại hết 80%, còn phải đầu tư thêm thiết bị bổ sung để nâng cấp chất lượng sản phẩm theo công nghệ mới…

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng lo lắng về nguồn vốn để hỗ trợ NLĐ mất việc, nguồn vốn để tuyển lao động, huấn luyện đào tạo tại vị trí làm việc mới…

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

14 công ty di dời khỏi khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam trước tháng 12.2024

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ở giai đoạn 1, có 14 công ty nằm trong phần diện tích Khu 1 (khoảng 75,1 ha), nằm về phía nam Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (tiếp giáp cầu An Hảo, đường Trần Quốc Toản, đường Lê Văn Duyệt, xa lộ Hà Nội) phải di dời trước tháng 12.2024. Các doanh nghiệp còn lại thuộc giai đoạn 2 di dời trước tháng 12.2025.

21.000 lao động bị ảnh hưởng khi di dời khu công nghiệp Biên Hoà 1

HÀ ANH CHIẾN |

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định phê duyệt đề án di dời khu công nghiệp Biên Hoà 1 để chuyển đổi thành khu đô thị thương mại dịch vụ ven sông Đồng Nai. Tuy nhiên, trong đề án này cũng xác định rõ đang gặp nhiều khó khăn do khu công nghiệp này hiện đang có 76 doanh nghiệp và hơn 21.000 lao động, trong đó đa phần đều là lao động lớn tuổi.

Khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam chuyển đổi thành khu đô thị ven sông

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 23.2, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã ban hành quyết định phê duyệt đề án Chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường nhằm thay đổi diện mạo kiến trúc TP Biên Hòa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hạn chế ô nhiễm môi trường nước sông Đồng Nai, kinh phí khoảng 7.500 tỉ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng...

Thâm nhập thị trường ngầm buôn bán thú rừng

Nhóm phóng viên |

Mang lại siêu lợi nhuận, nên từ lâu nay, việc buôn bán các sản phẩm từ các loài động vật hoang dã, thú rừng đã được nhiều đối tượng thực hiện, bất chấp các quy định của pháp luật. Trong vòng 2 năm qua, nhóm phóng viên Báo Lao Động đã có nhiều chuyến thực tế tại một số tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đắk Lắk,… để “mục sở thị” thị trường ngầm sôi động này. Video ghi nhận của nhóm phóng viên trong giai đoạn từ tháng 12.2022 - 4.2024.

Sản phẩm của Bkav không còn trong danh sách phần mềm diệt virus tốt nhất

Anh Vũ |

Phần mềm diệt virus Bkav của Công ty Cổ phần công nghệ BKAV từng xuất hiện trong danh sách phần mềm diệt virus Windows tốt nhất cho người dùng gia đình của AV-TEST năm 2023. Tuy nhiên, khi AV-TEST công bố danh sách cập nhật tháng 2.2024, sản phẩm của BKAV bất ngờ biến mất.

Nam Em bị Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM phạt lần 2 với mức 10 triệu đồng

Đình Dy |

Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Nam Em vào chiều 9.4 với mức phạt 10 triệu đồng.

Vì sao bùn thải nạo vét lên được đổ thẳng xuống ao hồ ở Huế?

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) lên tiếng về việc bùn thải được nạo vét lên từ công trình khơi thông kênh Phát Lát (TP. Huế) được các xe tải chở đến xã Thủy Bằng (TP. Huế) đổ thẳng xuống ao hồ.

28 học sinh ở huyện miền núi Khánh Hòa ngộ độc sau khi ăn cơm cuộn

Hữu Long |

Khánh Hòa - Nhiều học sinh tại huyện miền núi Khánh Sơn đã nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Trước đó, các em ăn sáng tại một quán ăn trước cổng trường học.

14 công ty di dời khỏi khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam trước tháng 12.2024

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ở giai đoạn 1, có 14 công ty nằm trong phần diện tích Khu 1 (khoảng 75,1 ha), nằm về phía nam Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (tiếp giáp cầu An Hảo, đường Trần Quốc Toản, đường Lê Văn Duyệt, xa lộ Hà Nội) phải di dời trước tháng 12.2024. Các doanh nghiệp còn lại thuộc giai đoạn 2 di dời trước tháng 12.2025.

21.000 lao động bị ảnh hưởng khi di dời khu công nghiệp Biên Hoà 1

HÀ ANH CHIẾN |

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định phê duyệt đề án di dời khu công nghiệp Biên Hoà 1 để chuyển đổi thành khu đô thị thương mại dịch vụ ven sông Đồng Nai. Tuy nhiên, trong đề án này cũng xác định rõ đang gặp nhiều khó khăn do khu công nghiệp này hiện đang có 76 doanh nghiệp và hơn 21.000 lao động, trong đó đa phần đều là lao động lớn tuổi.

Khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam chuyển đổi thành khu đô thị ven sông

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 23.2, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã ban hành quyết định phê duyệt đề án Chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường nhằm thay đổi diện mạo kiến trúc TP Biên Hòa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hạn chế ô nhiễm môi trường nước sông Đồng Nai, kinh phí khoảng 7.500 tỉ đồng để bồi thường, giải phóng mặt bằng...